Phân đoạn ngang (Horizontal fragmentation partitioning)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống phân tán và ứng dụng cho hệ thống điều hành 119 của viễn thông hải phòng (Trang 32 - 34)

Phân đoạn ngang là tách quan hệ tổng thể R thành các tập con R1, R2, …, Rn. Mỗi tập con chứa một số n_bộ của R, điều này rất hữu ích trong cơ sở dữ liệu phân tán, nơi mỗi tập con bao gồm các dữ liệu có các thuộc tính địa lý chung. Mỗi n_bộ thuộc vào một trong các thành phần, để có thể khôi phục được quan hệ tổng thể R khi cần thiết. Việc khôi phục quan hệ R được thực hiện bằng phép hợp các quan hệ:

R=R1R2R3…Rn.

Ta có thể sử dụng các phép toán chọn lọc dựa trên quan hệ tổng thể để tách quan hệ tổng thể thành các đoạn.

Vi dụ, giả sử có quan hệ sau: KHACHHANG (Ma, Hoten, Ngaysinh, Tinh) Ta có thể phân thành hai phân đoạn ngang như sau:

KHACHHANG1= SLtinh = “Hai phong”KHACHHANG KHACHHANG2= SLtinh = “Ha Noi”KHACHHANG

KHACHHANG:

001 Van Hung 21/3/78 Ha Noi 002 The Anh 22/4/79 Hai Phong 003 Thi Hoa 10/2/78 Hai Phong 004 Van Bao 13/5/79 Ha Noi 005 Ngoc Hung 19/7/79 Ha Noi

KHACHHANG1:

002 The Anh 22/4/79 Hai Phong 003 Thi Hoa 10/2/78 Hai Phong

KHACHHANG 2:

001 Van Hung 21/3/78 Ha Noi 004 Van Bao 13/5/79 Ha Noi 005 Ngoc Hung 19/7/79 Ha Noi Điều kiện xây dựng lại được đảm bảo:

KHACHHANG = KHACHHANG 1 KHACHHANG 2

Dễ dàng thấy rằng, các phân đoạn trên thoả mãn điều kiện tách rời nhau và đầy đủ. Trong thực tế, nhiều khi ta cần có các đoạn mà n_bộ của nó thuộc vào nhiều đoạn khác nhau. Ví dụ, có quan hệ tổng thể sau: CHUYENVIEN(Maso, Hoten, Gioitinh, Quequan)

Do mỗi chuyên viên thuộc vào một đơn vị, các đơn vị khác nhau có sự quản lý nhân viên của mình khác nhau, nên việc phân chia các nhân viên thuộc các đơn vị khác nhau vào các quan hệ khác nhau là điều cần thiết. Tuy nhiên, đơn vị không phải là một thuộc tính của quan hệ CHUYENVIEN, nó là thuộc tính của quan hệ sau: NHANVIEN (Maso, Hoten, Gioitinh, Quequan, Đonvi )

Giả sử có hai đơn vị: HongBangNgoQuyen trong quan hệ trên và ta có hai đoạn được chia từ quan hệ trên như sau:

NHANVIEN1 =SELECT Đonvi = ”HongBang” NHANVIEN NHANVIEN2=SELECT Đonvi = ”NgoQuyen” NHANVIEN

Bởi vậy các phân đoạn của quan hệ CHUYENVIEN có thể được định nghĩa như sau:

CHUYENVIEN 1 = CHUYENVIEN SJ Maso=Maso NHANVIEN1 CHUYENVIEN 2 = CHUYENVIEN SJ Maso=Maso NHANVIEN2

Ở trên ta đã sử dụng phép toán nửa nối giữa các quan hệ CHUYENVIEN

NHANVIEN1,, NHANVIEN2.

Ta có thể mô tả điều kiện tham chiếu đầy đủ của hai đoạn trên là: q1: CHUYENVIEN.Maso = NHANVIEN.Maso

q2: CHUYENVIEN.Maso= NHANVIEN.Maso AND NHANVIEN.Đonvi=”NgoQuyen”

Điều kiện xây dựng lại của quan hệ tổng thể CHUYENVIEN có thể thực hiên được thông qua phép toán hợp như đã nêu ra ở quan hệ KHACHHANG ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống phân tán và ứng dụng cho hệ thống điều hành 119 của viễn thông hải phòng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)