Quá trình thiết kế hệ thống theo cách tiếp cận từ trên xuống (top-down approach) bao gồm các bước như sơ đồ cho ở hình 1.9.
− Các định nghĩa: Định nghĩa môi trường hệ thống, dữ liệu và các tiến trình cho tất cả những khả năng về dữ liệu của người sử dụng.
− Thiết kế khung nhìn: Hoạt động phân phối với sự định nghĩa những cái chung cho người sử dụng.
− Thiết kế mức quan niệm: Là một tiến trình kiểm tra và xác định rõ hai nhóm quan hệ phân tích thực thể và phân tích chức năng.
− Phân tích thực thể: xác định các thực thể, các thuộc tính và các mối quan hệ giữa chúng.
− Phân tích chức năng: Xác định các chức năng của ứng dụng, và đưa ra các chức năng cơ sở.
Tập hợp các khung nhìn Các yêu cầu về phân tích
Thiết kế mức quan niệm Thiết kế view
Thiết kế phân tán
Thiết kế vật lý
Quan sát và kiểm tra Các yêu cầu hệ thống
Truy nhập thông tin Lược đồ tổng thể
mức quan niệm
Các định nghĩa sơ đồ ngoài
Lược đồ vật lý Cái vào người dùng
Phản hồi Cái vào người dùng Lược đồ mức quan niệm địa phương
Hình 1.9. Sơ đồ thiết kế CSDL phân tán theo mô hình trên xuống
− Thiết kế phân tán: Thiết kế phân tán bao gồm hai phần thiết kế phân đoạn và thiết kế định vị các đoạn.
− Lược đồ mức quan niệm địa phương: Tạo ra các lược đồ cơ sở dữ liệu mức quan niệm tại các địa phương.
− Thiết kế vật lý: Thực hiện ánh xạ lược đồ mức quan niệm tại các địa phương ra các đơn vị lưu trữ vật lý.
− Quan sát và kiểm tra: Kiểm tra các giai đoạn của quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu. Nếu một giai đoạn bị sai sẽ tiến hành thiết kế lại.
Phương pháp trên xuống là có hiệu quả khi một hệ thống cơ sở dữ liệu được thiết kế từ đầu. Tuy nhiên, trong thực tế, thường có một số cơ sở dữ liệu đã tồn tại và cơ sở dữ liệu phân tán được phát triển bằng cách liên kết chúng lại thành một cơ sở dữ liệu mới thống nhất thì hướng tiếp cận trên xuống là khó thực hiện. Khi đó phương pháp thiết kế dưới lên là phương pháp hiệu quả hơn.