4 CHƢƠNG : THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI VÀ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CHO
4.6 Một số kinh nghiệm với cấu hình zone:
4.6.1 Giảm tương tác không mong muốn:
Để giảm tương tác không mong muốn giữa các thiết bị (để cách ly lỗi) hãy giới hạn số lượng HBA/ khối khởi tạo trong một zone đến một điểm trên SAN. Ngoại trừ các ứng dụng cluster thì HBA cần được giao tiếp với các thiết bị khác.
4.6.2 Môi trường phức tạp:
Để giảm tính phức tạp của môi trường mạng, zone có thể được tạo nên dựa trên sự khác nhau của các hệ điều hành hoặc yêu cầu sử dụng. Nếu một số thiết bị cần chia sẻ thì có thể tạo các zone chồng lặp (overlapping zone) nhưng vẫn phải đảm bảo tính phân tách dựa trên một cơ sở nào đó (mục đích sử dụng, khác nhau về hệ điều hành ...).
4.6.3 Ánh xạ tên (alias):
Sử dụng ánh xạ tên để xác định các thành viên trên SAN. Nếu một thành viên trong SAN có thay đổi bạn chỉ cần cập nhật lại với hồ sơ tên ánh xạ (alias profile) mà không cần cập nhật lại toàn bộ cầu hình liên quan đến đối tượng thay đổi.
Ví dụ: Một thiết bị lưu trữ thay đổi địa chỉ IP, thay vì đi cập nhật thẳng địa chỉ IP trong tất cả các cấu hình zone thì người cấu hình có thể tạo ra một hồ sơ (profile) trong đó ánh xạ tên thiết bị với địa chỉ IP và sửa hồ sơ này khi có thay đổi.
4.6.4 Thêm switch vào fabric:
Để tránh xung đột zone hoặc phân chia fabric khi thêm switch vào, người cấu hình nên lưu trữ cấu hình hiện thời của fabric trước khi thêm switch.
Khi thêm switch vào fabric người cấu hình còn phải kiểm tra xem phiên bản hệ điều hành của switch có tương tích với fabric hiện có hay không, nếu không thì việc nâng cấp hoặc hạ thấp phiên bản phải được thực hiện trước khi đưa switch này vào fabric.
4.6.5 Địa chỉ WWN của node và Port:
Khi thiết bị trong zone được chỉ định thông qua node name thì tất cả các port trên thiết bị đó đều cùng một zone. Khi thiết bị được chỉ định thông qua port name thì chỉ có port đó nằm trong zone. Một thiết bị chỉ có mọt địa chỉ node WWN và nhiều địa chỉ port WWN.
4.6.6 Sao lưu cấu hình:
Khi hoàn zoning cho fabric hãy sao lưu cấu hình hiện thời để phòng khi có sự cố hay thay đổi.
Hình 4.7 Khác biệt giữa hard zoning và soft zoning 4.7 Đánh giá Fabric 4.7 Đánh giá Fabric
Trước khi chuyển fabric thành hệ thống chạy chính thức, cần xác được độ sẵn sàng và ổn định của SAN. Ở bước đánh giá này cần xác định và sửa chữa được các vấn đề phát sinh nếu có. Để đánh giá được chất lượng thực của fabric bạn cần tuân thủ các bước:
4.7.1 Dựng hỗ sơ ban đầu cho mạng SAN:
Công việc dựng hồ sơ ban đầu cho mạng sẽ trợ giúp rất nhiều cho người quản trị khi mạng có sự cố.
Để lâp hồ sơ cho mạng cần đưa tất cả các thiết bị trên mạng vào hoạt động sau đó đo đạc các thông số cần thiết như: số node trên mạng, sơ đồ đấu nối, cấu hình thiết bị, hoạt động của mạng khi không tải. Công tác này hiện nay vẫn không được đề cao ở một số đơn vị.
4.7.2 Mô phỏng sự cố (Fault Injection):
Mô phỏng sự cố là quá trình tạo các tình huống giả định sự cố cho mạng rồi đưa ra các phương án, cách thức khắc phục. ở giai đoạn này để an toàn và đo được mức đáp ứng của hệ thống, sự cố sẽ được mô phỏng trên từng phần của mạng sau đó mới được mô phỏng cho toàn mạng.
Sau khi mô phỏng sự cố, người thống kê phải ghi nhận lại toàn bộ các bước giải quyết sự cố và tổng hợp được phương án chính xác cuối cùng. Tài liệu này sẽ được lưu cùng hồ sơ mạng và được sử dụng, tham khảo khi mạng có sự cố.
4.7.3 Chạy thử tải I/O (Runing I/O load)
Việc thiết lập mạng SAN ổn định trước khi đưa vào triển khai chính thức là rất quan trọng. Nếu trong giai đoạn thử tải (load testing) mà SAN thiếu tính ổn định thì khi chạy chính thức rất khó xác định được nguyên nhân khi lỗi xảy ra. Một số lỗi chỉ phát sinh với lượng tải/ loại tải nhất định vì vậy khi thử tải phải thử với nhiều loại/lượng tải khác nhau.
Công tác chạy thử tải còn đóng một vai trò hết sức quan trọng là tạo nên được một giá trị cơ sở (base line) về hiệu năng của mạng. Đây là căn cứ cần thiết cho công tác tối ưu hệ thống về sau này.
4.8 Duy trì SAN
Có rất nhiều công việc cần làm trong quá trình duy trì hoạt động của SAN. Một số hoạt động này đã được dự đoán trước như nâng cấp, thay thế thiết bị nhưng cũng có một số hoạt động lại xảy ra ngẫu nhiên (sự cố). Để đảm bảo công tác duy trì được thuận lợi các bước sau cần thực hiện nghiêm ngặt:
Duy trì cấu hình
Sao lưu và phục hồi cấu hình thường xuyên
Khởi động fabric
Lập quy trình mở rộng fabric, gộp fabric, thêm switch, thay thế switch
Hiệu năng cơ sở (base line) của hệ thống
4.8.1 Duy trì nhật ký cấu hình:
Nhật khí cấu hình của SAN phải thường xuyên được cập nhật khi có bất cứ một thay đổi nào xảy ra. Nhật ký cấu hình có thể lưu ở dạng tài liệu hoặc file trên máy tính, có một số cấu hình không thể lưu dạng tài liệu in như firmware và software cũng cần lưu ở nơi an toàn. Nhật ký cần được lưu ở những điểm đề phòng được thảm họa xảy ra. Người quản trị sẽ cần đến nhật ký SAN trong các tình huống:
Khôi phục SAN khi có thảm họa
Khắc phục lỗi
Tạo lại switch khi mất cấu hình
Mở rộng SAN
Khôi phục SAN do mất license hoặc mất cấu hình zoning. Nhật ký cấu hình SAN thường phải bao gồm các mục:
Mô hình SAN (mô hình kết nối switch, server và storage).
Firmware cho các thiết bị trên SAN- liệt kê các thiết bị và firmware tương ứng, vị trí nơi lưu trữ firmware.
Ghi nhận thay đổi với SAN ( thêm, xóa, sửa đổi)
Tạo một thư mục chứa cấu hình và profile của các switch
Tạo thư mục chứa các script chạy trên SAN
Cấu hình zone trên fabric
4.8.2 Sao lưu và phục hồi cấu hình cho switch:
Khi triển khai một SAN mới, thay đổi cấu hình của switch, thêm switch vào SAN hoặc thay thế switch người quản trị nên sao lưu cấu hình của từng thiết bị trước khi thực hiện.
Người quản trị có thể tự tao ra một profile chuẩn để lưu trữ cấu hình của các switch trong SAN bằng cách tách ra các thông tin từ cấu hình của từng switch rồi điền vào profile. File cấu hình của switch cho phép người quản trị nhanh chóng triển khai cấu hình của switch trong bước khởi tạo hoặc khắc phục sự cố. cấu hình switch còn có thể sử dụng để sao lưu cấu hình zone, khôi phục license bị mất hoặc tìm một số thông tin khác như địa chỉ IP, subnet…
4.8.3 Khởi động fabric:
Có nhiều tình huống cần phải khởi động fabric, ví dụ như khởi động fabric cho lần đầu tiên thiết lập, sau khi nâng cấp firmware, mất điện. Thứ tự khởi động các thiết bị tham gia fabric như sau:
1- Khởi động fabric
2- Khởi động thiết bị lưu trữ 3- Khởi động máy chủ.
Trật tự này được tạo nên bởi một thực tế là máy chủ hay các thiết bị phải nhìn thấy được thiết bị lưu trữ khi khởi động. Để đảm bảo điều kiện này cũng có thể khởi động thiết bị lưu trữ trước sau đó khởi động fabric nhưng máy chủ luôn phải khởi động sau cùng khi mà fabric đã sẵn sàng cho việc giao tiếp.
4.8.4 Mở rộng fabric, gộp fabric, thêm switch hoặc thay thế switch
Trong các quy trình này cần chú ý đến tính đồng nhất cấu hình zoning và cấu hình của fabric giữa fabric đang tồn tại với thiết bị mới. Thực hiện các bước sau đây khi thêm switch vào fabric:
Cập nhật nhật ký SAN cho hệ thống hiện tại nếu cần thiết
Giải quyết các xung đột về phân vùng (zoning)
Giải quết các xung đột về cấu hình của switch
Kiểm tra lại domainID của các switch mới, tránh xung đột với các switch hiện có trong SAN
Đảm bảo switch mới có license phù hợp với fabric định kết nối
Kiểm tra phiên bản hệ điều hành của Fabric, nếu có thể đồng nhất với phiên bản hiện có trong SAN
Kết nối switch với SAN hiện tại
Cung cấp nguồn cho switch
Kết nối các thiết bị vào switch
Cập nhật lại nhật ký SAN, sao lưu cấu hình sau khi thêm switch
Để tránh xung đột về phân vùng cách đơn giản nhất là xóa bỏ cấu hình của switch mới. Nếu gộp nhiều fabric thành một fabric lớn hơn, hãy chọn ra một fabric làm fabric chính sau đó xóa cấu hình của các fabric khác và thêm lần lượt vào fabric chính.
Có nhiều quyết định và cân nhắc trước khi đưa mạng SAN vào chạy chính thức. Cài đặt là thời điểm để bạn lên kế hoạch đi dây, kế hoạch làm sơ đồ cáp sao cho cáp được đi đơn giản nhưng thuận tiện khi vận hành, đẹp về thẩm mĩ. Một số lưu ý cần quan tâm khi triển khai như: khi lắp switch lên rack cần cân nhắc đảm bảo đáp ứng được khả năng kháng lỗi đơn điểm, phân tách fabric dự phòng lên một tủ khác với fabric chạy chính. Quản lý switch thông qua cả ethernet và IPFC. Đặt tên switch dễ hiểu. chọn phiên bản hệ điều hành switch đồng bộ để khai thác hết tính năng của fabric.
Nếu phải lặp đi lặp lại các thao tác quản lý nhiều lần hãy cân nhắc đến việc sử dụng ngôn ngữ script hoặc OS API để chuyển các thao tác này thành tự động. bằng cách sử dụngc các công cụ này bạn có thể thực hiện nhiều thao tác như: cập nhật firmware, quản lý zone, quản lý hoạt động của switch.
KẾT LUẬN
Mạng lưu trữ SAN đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp trong thời đại thương mại điện tử ngày nay. Công nghệ mạng lưu trữ SAN đã mang lại cho chúng ta những lợi ích to lớn như tăng hiệu năng truy cập vào/ra, tăng tính sẵn sàng cao cho hệ thống, dễ dàng trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Đáp ứng được các yêu cầu về tốc độ tăng trưởng dữ liệu lưu trữ và tính không dừng của các hệ thống giao dịch của các doanh nghiệp.
Ở Việt nam, SAN đã được triển khai ở hầu hết các đơn vị trong các lĩnh vực như: Ngân Hàng, Tài chính, Điện lực, Hàng Không, Viễn thông…SAN đã giúp các doanh nghiệp đáp ứng được với sự tăng trưởng không ngừng về người dùng. Đáp ứng được các yêu cầu khắt khe trong các giải pháp đề phòng thảm họa và khắc phục sự cố. Khác với các hệ thống lưu trữ trước đây, SAN cho phép quản lý tập trung, tiết kiệm chi phí đầu tư, linh hoạt trong việc đáp ứng với thay đổi của người dùng.
Qua 04 chương, Đề tài đã đề cập đến những kiến thức căn bản nhất của mạng lưu trữ: Từ thuật ngữ, mô hình, topo mạng đến các thủ tục bắt tay của mạng. Chương 03 và 04 của đề tài được viết dựa trên những kiến thức tác giả thu thập được trong quá trình triển khai tại các đơn vị và thu thập ở một số tài liệu tham khảo. Việc nắm bắt được kiến thức trong đề tài đã giúp tác giả triển khai, nâng cấp thành công nhiều ứng dụng có yêu cầu khắt khe về thời gian, độ sẵn sàng, khả dụng của dữ liệu như hệ thống thông tin về tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Kỹ thương Việt nam. Với các ứng dụng Ngân hàng việc đảm bảo thời gian giao dịch, tính an toàn, sẵn sàng của dữ liệu là yếu tố được cân nhắc đầu tiên. Do những yêu cầu này nên phương án triển khai, nâng cấp đều phải được tính toán tỉ mỉ, chi tiết. Việc nắm bắt kiến thức về SAN đã giúp tôi hoàn thành tốt các công việc này.
Do thời gian, nguồn tài liệu còn hạn chế nên đề tài mới chỉ đề cập đến được những kiến thức căn bản về mạng lưu trữ, các thức triển khai và vận hành mà chưa đề cập đến được một số lĩnh vực chuyên sâu hơn như phân tích định tính về hiệu năng của SAN so với một số mạng lưu trữ NAS, DAS hay phân tích về thay đổi khung dữ liệu khi chuyển dữ liệu của các giao thức như TCP/IP trên kênh quang.
Mặc dù đã được sửa đổi, đính chính lại nhiều lần nhưng luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót . Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía người đọc để sửa đổi và có cách nhìn tốt nhất về các vấn đề luận văn này đề cập đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh:
[1] Chris Beauchamp, Josh Judd, Benjamin Kuo (2001), Building SANs with Brocade fabric switches
[2] David Norman (2001), Fibre Channel Technology for Storage Area networks,
[3] Rowell Hemandez, Keith Carmichael (2002), IBM Storage Networking: IBM NAS and iSCSI Solutions,
[4] HP Training (2004), SAN Fundamentals.
[5] HP Training (2004), Introduction to SAN Rev 4.21
[6] HP Training (2002-2005), Designing and Implementing HP SAN solutions Rev 5.31
[7] HP Training (2004), HP Storage Technologies
[8] HP reference guide (5/2003), HP StorageWorks SAN Design
[9] SNIA IP Storage forum (2000), Internet Fibre Channel Protocol. [10] Strategic and Innovative RAID Solution, www.acnc.com
PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
Merge multiple PDF files into one
Select page range of PDF to merge
Select specific page(s) to merge
Extract page(s) from different PDF