.6 Tiêu đề của khung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công nghệ mạng lưu trữ và vấn đề hiệu suất, thiết kế, duy trì mạng Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 2 07 00 (Trang 25 - 30)

Như vậy, một khung gồm có sáu phần cơ bản sau:

- Thứ nhất là đầu khung (SOF). SOF chiếm 4 byte, dấu phẩy và 3 byte chỉ ra loại dịch vụ kết nối.

- Thứ hai là Frame Header (FH). Chứa thông tin điều khiển hoạt động kết nối, thực hiện định tuyến, xử lý giao thức và phát hiện lỗi hoặc sai thứ tự của khung. Một trong những chức năng chính của FH là xác định duy nhất các khung đang hoạt động. Một frame được xác định duy nhất bởi các trường sau: S_ID, D_ID, OX_ID, RX_ID, SEQ_ID và SEQ_CNT. Sequence Qualifier sẽ xác định các chuỗi đang hoạt động và đang mở. Sequence Qualifier bao gồm tất cả các trường trên trừ trường SEQ_CNT. SEQ_CNT được sử dụng để xác

định vị trí của khung trong chuỗi. Phần Option Header có thể chứa tới 4 loại header, đó là: Expiration Security Header (bao lâu thì Frame sẽ bị loại bỏ), Network Header (chứa thông tin liên quan tới các giao thức mức cao liên quan tới mạng, như IP), Association Header (gắn Frame với các định danh trao đổi khác) và Device Header (chứa các thông tin mức cao khác, như SCSI).

Các trường con trong Frame Header:

o R_CTL: Điều khiển định tuyến - phân loại chức năng của khung.

o D_ID: Định danh đích - địa chỉ định danh cổng đích của khung.

o S_ID: Định danh nguồn - địa chỉ định danh cổng nguồn của khung.

o TYPE: Loại cấu trúc dữ liệu - phân loại dữ liệu của khung.

o F_CTL: Điều khiển khung - điều khiển thông tin xử lý khung.

o SEQ_ID: Định danh chuỗi - định danh duy nhất chuỗi khung.

o DF_CTL: Các header tùy chọn trong trường dữ liệu .

o SEQ_CNT: Biến đếm của chuỗi - Số khung nằm trong Sequence hoặc Exchange.

o OX_ID: Định danh Exchange nguồn .

o RX_ID: Định danh Exchange bên trả lời.

o Parameter: thông tin về khung.

- Tiếp theo là trường Payload. Đối với các khung dữ liệu, trường này sẽ chứa dữ liệu của người sử dụng. Đối với các khung điều khiển liên kết, payload không được sử dụng.

- Trường CRC được sử dụng để kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu của trường FH và trường Payload.

- Cuối cùng là phân cách kết thúc khung (EOF): là một tập có thứ tự báo hiệu kết thúc nội dung của khung. Ngoài ra, EOF còn chứa các thông tin về tính hợp lệ của nội dung khung, mở hoặc đóng kết nối hoặc ngắt kết nối nếu cần. Khung dữ liệu (gọi là frame type 1 hay FT-1) chứa các thông tin của các giao thức mức trên như SCSI, IP, IPI…, mỗi giao thức mức trên này tự định nghĩa tập hợp câu lệnh khi truyền qua kênh quang. Khung dữ liệu cũng thực hiện các dịch vụ kết nối cơ bản. Có 03 loại khung dữ liệu được sử dụng là:

Kiểu khung dữ liệu Sử dụng để

Link data frame (Khung kết nối dữ liệu)

Bỏ vòng và chuyển đổi khung dữ liệu - Abort sequences

and exchanges

Kiểm tra trạng thái và thời gian đăng nhập- Read status and timeout values

Xác định khung được chấp nhận hay từ chối -

Determine whether frames are accepted or rejected

Device data frame (khung dữ liệu thiết bị)

Hỗ trợ các giao thức tầng trên làm

Thực hiện câu lệnh SCSI

Truyền dữ liệu của người dùng

Video data frame (khung dữ liệu video)

Truyền dữ liệu data

Khung điều khiển ( Frame type 0 hay FT-0) là khung trả lời được sử dụng để duy trì đường kết nối. FT-0 có nhiệm vụ điều khiển đường truyền, phát hiện và quản lý lỗi, quyết định xem khung được truyền đi thành công hay không. Có 03 loại khung điều khiển là:

Kiểu khung Sử dụng cho:

Khung xác nhận- Xác nhận khung đã được gửi đi

Khung dữ liệu phản hồi báo bận hoặc từ chối

Cung cấp thông báo khi khung bị từ chối hoặc không được sử lý vì nơi nhận bận

Khung câu lệnh kết nối

Khởi động bộ đệm nơi nhận

Tiêu đề của kênh quang cũng được chia thành 02 loại: Tiêu đề căn bản- tiêu đề này được bắt đầu mỗi khung sau trường phân cách SOF (Start of Frame). Một số ứng dụng yêu cầu thêm thông tin ở tiêu đề khi đó khung sẽ thêm phần tiêu đề bổ xung (Optional Header).

FC-3 Cung cấp các dịch vụ phổ biết cho các port trên kênh quang. Nó quản lý thông tin đăng nhập của từng port. Trên tầng này mỗi port đều biết trạng thái của các port còn lại trên Fabric.Một trong những dịch vụ trên fabric là Name server, đây là dịch vụ cung cấp địa chỉ về các thiết bị kết nối trên fabric. Trên mỗi một switch có thể có một name server, khi kết nối các switch lại các name server này sẽ chia sẻ thông tin với nhau, điều này làm name server trên mỗi switch đều có thể nhận biết được các name server còn lại. Việc phân tán thông tin như vậy được gọi là dịch vụ phân tán trên fabric (distributed fabric services).

FC-4 quy định các dịch vụ mức trên như SCSI, IP, HiPPI, IPI và ATM được truyền trên kênh quang như thế nào. FC-4 thực hiện việc đóng gói khung dữ liệu của các giao thức mức trên trên kênh FC. FC-4 đảm bảo rằng dữ liệu hay câu lệnh của các giao thức mức trên được chia chính xác thành gói tương ứng với các khung dữ liệu của kênh quang, sau đó khung dữ liệu này được đưa xuống tầng FC-2. Tầng FC-2 gửi truy vấn đến FC-3 để có thông tin về nơi nhận, sau đó FC-2 thêm thông tin này vào tiêu đề của khung dữ liệu và gửi xuống tầng FC-1 để chuyển thành mã nhị phân rồi gửi lên kênh truyền.

Ưu điểm của việc sự dụng các giao thức mạng trên nền kênh quang là tăng tốc độ truyền dẫn, tăng tính an toàn, linh động trong cấu hình. Các giao thức này gồm có:

SCSI (Small Computer System Interface): là giao thức được sử dụng phổ biến. SCSI là một chuẩn ghép nối song song cho phép tốc độ gửi nhận dữ liệu lên đến 80 MB/giây. Các thiết bị chuẩn SCSI có thể đâu nối mắt xích với nhau tạo thành chuỗi các thiết bị SCSI. Khi truyền trên kênh quan chuẩn SCSI có thể đạt tốc độ lên đến 100 MB/giây. FCP là tên của giao thức FC-4 cho SCSI.

IP (Internet Protocol): Truyền dữ liệu IP qua kênh quang được sử dụng khá phổ biến trong các mảng như: sao lưu dữ liệu, giám sát thiết bị IP qua kênh quang. Công nghệ truyền dữ liệu IP qua kênh quang cho phép tốc độ truyền dẫn cao hơn hầu hết các công nghệ mạng Ethernet hiện có.

VI (Vitual Interface): là giao thức chuẩn quy định việc truyền thông thông tin cluster qua kênh quang. Giao thức này được dùng bởi các cơ sở dữ liệu phân tán, file hệ thống và các ứng dụng cluster khác nhằm tăng hiệu quả truyền thông tin giữa các máy tính trên mạng.

HiPPI (High Performance Parallel Interface): Là giao chuẩn giao thức được sử dụng để truyền dữ liệu với tốc độ 800 Mb/giây cho các siêu máy tính. Các máy tính này có tốc độ xử lý cao và yêu cầu dữ liệu vào ra ở tốc độ cao. Dữ liệu có thể đọc từ bộ vi xử lý hoặc bộ nhớ trên từng máy đơn lẻ để hỗ trợ tính toán song song.

FDDI (Fiber Distributed Data Interface): FDDI là một trong những giao thức đầu tin được phát triển trên nền kênh quang. FDDI sử dụng thẻ bài (token) để cấp quyền đăng nhập. Tốc độ truyền của FDDI trên kênh quang có thể lên đến 100 Mbit/giây và được sử dụng phổ biến cho mạng xương sống của mạng WAN.

2.3 Các mức dịch vụ và điều khiển luồng dữ liệu

Các mức dịch vụ quy định kỹ thuật nào được sử dụng để truyền dữ liệu, các mức dịch vụ khác nhau sẽ sử dụng cho kiểu dữ liệu khác nhau. Ngoài ra mức dịch vụ còn quy định cách thức điều khiển luồng (Flow Control). Trên kênh quang có 02 loại điều khiển luồng chính là: End to End Flow control- Mỗi khi nhận xong khung dữ liệu nơi nhận sẽ gửi lại khung xác nhận (ACK Frame) đến nơi gửi. Nơi gửi nhận được khung này sẽ tăng số trên thẻ xác nhận lên một đơn vị sau đó mới tiếp tục gửi khung tiếp theo. Kiểu thứ hai là Buffer to buffer flow control. Kiểu này được sử dụng giữa cổng của fabric với cổng của máy chủ hoặc cổng thiết bị lưu trữ (node port) hay giữa hai node port với nhau. Với kiểu này để xác định khung có thể nhận, một tín hiệu (R_RDY – Receiver Ready) được gửi đi nhằm báo sẵn sằng nhận một khung. Khi nhận được một số khung R_RDY thì nơi nhận sẽ hiểu rằng mình có thể gửi đi một số khung dữ liệu tương ứng [1,8,9,11].

2.3.1 Mức 1 ( class 1)

Dịch vụ mức một sử dụng đường kết nối giành riêng giữa nơi nhận với nơi gửi. mọi khung dữ liệu gửi đi đều phải được xác nhận, điều này có nghĩa là khung ACK sẽ được gửi tới nơi gửi mỗi khi nơi nhận nhận được một khung dữ liệu. Do kênh truyền là giành riêng nên băng thông được sử dụng tối đa mà không phải chia sẻ cho các thiết bị khác (Hình 2.7)

Khung dữ liệu trên kết nối mức 1 được đảm bảo sẽ đến nơi nhận đúng theo thứ tự với nơi gửi. Chỉ có phương pháp điều khiển luồng End to End được sử dụng trong mức này. Kết nối mức một thường được sử dụng cho các ứng dụng có yêu cầu khắt khe về mặt thời gian như ứng dụng liên quan đến tiếng nói, stream video.

2.3.2 Mức 2 (class 2)

Là một dịch vụ có tính chuyển mạch khung, không hướng kết nối, cho phép chia sẻ dải thông bằng cách dồn kênh, ghép các khung từ nhiều nguồn khác nhau lên cùng một kênh hoặc lên nhiều kênh. Fabric có thể không đảm bảo thứ tự của các khung, các khung có thể được chuyển đến đích mà không đúng như thứ tự khi truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công nghệ mạng lưu trữ và vấn đề hiệu suất, thiết kế, duy trì mạng Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 2 07 00 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)