13 Kết quả phân tích nhân tố thang đo Ý định sử dụng

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến của khách du lịch (Trang 50 - 51)

Hệ số nhân tố tải 1 YDSD1 0.812 YDSD4 0.794 YDSD3 0.790 YDSD2 0.738 Eigenvalue 2.459

Phương sai trích tích lũy (%) 61.474

(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu)

Kết quả phân tích EFA cho thấy, với phương pháp trích nhân tố Principal Component Analysis với phép xoay Varimax cho phép trích được một nhân tố với 4 biến quan sát và phương sai trích tích lũy được là 61,474% (> 50%). Giá trị Eigenvalue là 2,459 (đạt yêu cầu Eigenvalue > 1), các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5.

=> Thang đo đạt yêu cầu. Các biến đo lường thành phần Ý định sử dụng đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo. Biến phụ thuộc sẽ nhận giá trị trung bình của các biến quan sát tương ứng để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

4.3.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Dựa theo kết quả kiểm định đã thực hiện, mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu đã có một số thay đổi (loại bỏ nhân tố Nhận thức tính hữu dụng, loại 3 biến quan sát HTTT2, HTTT3, HTTT4 của nhân tố Hệ thống thanh toán và loại biến quan sát TMDT4 của nhân tố Truyền miệng điện tử). Như vậy, từ 24 biến quan sát của 6 nhân tố tác động ban đầu sau kiểm định giảm còn 16 biến quan sát của 5 nhân tố tác động. Mô hình hiệu chỉnh như sau:

41

Hình 4. 7 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

(Nguồn: Tổng hợp từ nhóm nghiên cứu)

4.4 Phân tích tương quan Pearson

Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc Ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến của khách du lịch (YDSD) với các biến độc lập: Nhận thức tính dễ sử dụng (TDSD), Yếu tố niềm tin (NT), Hệ thống thanh toán (HTTT), Truyền miệng điện tử (TMDT) và Giá cả (GC).

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến của khách du lịch (Trang 50 - 51)