.Sơ lược về quản lý đất đai của nước ta qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong hệ tích hợp quản lý thông tin đất đai (Trang 28 - 30)

2.1 .Đặt vấn đề

2.2.2 .Sơ lược về quản lý đất đai của nước ta qua các thời kỳ

2.2.2.1. Thời kỳ phong kiến và thực dân phong kiến

a. Thời kỳ phong kiến dân tộc (từ năm 938 đến năm 1858)

Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đại bộ phận bao gồm ruộng làng, xã, ruộng quốc khố và ruộng phong cấp. Chính vì thế dân ta có câu: “Đất vua, chùa làng”.

Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch sử lâu đời, để lắm vững và quản lý đất đai nhà nước phong kiến đã lập ra hồ sơ quản lý đất đai như: Sổ địa bạ thời Gia Long, sổ địa bộ thời Minh Mạng.

b. Thời kỳ thực dân phong kiến

Do chính sách cai trị của thực dân pháp, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều chế độ quản lý điền địa khác nhau:

- Chế độ quản lý thủ điền thổ tại Nam kỳ

- Chế độ bảo tồn điền trạch, sau đổi thành quản thủ địa chánh tại Trung kỳ - Chế độ bảo thủ để áp (còn gọi là để đương) áp dụng với bất động sản của

người pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc - Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 29-3-1925 áp dụng tại Bắc kỳ

- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21-7-1925 (sắc lệnh 1925) áp dụng tại Nam kỳ và các nhượng địa Pháp quốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2.2.2. Quản lý đất đai ở các tỉnh phía Nam thời Mỹ - Nguỵ

Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam nằm dưới ách cai trị của Mỹ - Nguỵ nên vẫn thừa kế và tồn tại ba chế độ quản lý thủ điền địa trước đây:

- Tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925.

- Chế độ điền thổ địa bộ ở những địa phương thuộc Nam kỳ đã hình thành trước Sắc lệnh 1925.

- Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương thuộc Trung kỳ. Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyền Việt Nam cộng hoà đã có Sắc lệnh 124- CTNT triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những địa phương chưa thực hiện Sắc lệnh 1925. Như vậy từ năm 1962, trên lãnh thổ Miền Nam do Nguỵ

quyền Sài Gòn kiểm soát tồn tại hai chế độ: Chế độ quản thủ điền địa và tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925.

2.2.2.3. Thời kỳ từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1979

a. Từ năm 1980 đến năm 1988

Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 07 năm 1980 của hội đồng Chính phủ “về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”, đây được coi là văn bản đầu tiên quy định chế độ quản lý đất đai thống nhất cả nước sau khi đất nước được thống nhất.

Quản lý nhà nước ruộng đất bao gồm các nội dung như sau: - Điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất

- Thống kê, đăng ký đất đai

- Quy hoạch sử dụng đất

- Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý sử dụng đất - Giải quyết các tranh chấp về đất

- Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc thực hiện các chế độ, thể lệ ấy.

b. Từ năm 1988 đến nay

Luật đất đai năm 1988: Nội dung của Luật gồm 6 chương 57 điều, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22 tháng 12 năm 1987 và được chủ tịch HĐBT công bố ngày 08 tháng 01 năm 1988. Đây là bộ luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật quy định Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn và tạm thời người sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quy định: Chế độ quản lý sử dụng các loại đất (5 loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng) lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Luật đất đai 1993: Nội dung của gồm Luật 7 chương 89 điều, được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 07 năm 1993. Trong quá trình thi hành Luật đất đai 1998 đã bộc lộ nhiều điều không phù hợp, Luật đất đai 1993 ra

đời thay thế luật đất đai 1988. Luật đất đai 1993 khẳng định lại quyền sở hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai (7 nội dung). Phân định rõ đất đai thành 6 loại (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng). Luật quy định quyền của UBND các cấp trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền của Chính phủ trong việc giao đất theo hạng mức đất và loại đất. Luật đất đai 2003: Nội dung của luật gồm 7 chương 146 điều được nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/07 năm 2004. Luật này khắc phục tồn tại của luật đất đai 1993 và các luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đấtphù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

Luật đất đai 2003 khác cơ bản luật đất đai 1993 ở một số nội dung sau:

- Phân định rõ 3 nhóm đất chính: nhóm đât nông nghiệp (bao gồm đất nông nghệp và đất lâm nghiệp quy định ở luật đất đai 1993), Nhóm đất phi nông nghiệp (bao gồm đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng và một phần đất chưa sử dụng ở luật đất đai 1993). Luật quy định rõ đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất sử dụng cho khu kinh tế, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Quy định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và cấp tỉnh (chính phủ không làm chức năng này).

- Quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt

Nam: được giao đất, được thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, ngưòi Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong hệ tích hợp quản lý thông tin đất đai (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)