.Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai ViLIS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong hệ tích hợp quản lý thông tin đất đai (Trang 40 - 47)

2.4 .Hệ thống thông tin đất đai ViLIS

2.4.1 .Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai ViLIS

ViLIS (Virila Land information system) là một hệ thống phần mềm quản lý thông tin đất đai. Phần mềm ViLIS được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai đăng ký, lập Hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Địa chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất”, nghị định thi hành luật đất đai số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành luật đất đai, thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02

tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành.

ViLIS quản lý tích hợp các thông tin đất đai khác nhau trong một hệ thống thống nhất: bản đồ và hồ sơ địa chính, thông tin nhà, qui hoạch, bản đồ ảnh, ảnh quét, hồ sơ bản vẽ kỹ thuật.

Hệ thống phần mềm cấp đầy đủ các chức năng cơ bản nhất phục vụ công tác quản lý đất đai. Phân hệ Quản trị hệ thống Phân hệ Quản lý bản đồ Phân hệ Kê khai đăng ký

Phân hệ Tra cứu thông tin Phân hệ

Cập nhật biến động

ArcGIS Server

ArcSDE ArcEngine

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

Hình 5. Kiến trúc tổng thể hệ thống ViLIS

Hệ thống thông tin đất đai ViLIS được hiểu chung là sự bao gồm của hai khối thông tin bản đồ và hồ sơ địa chính quản lý thống nhất tại các cấp. Trước đây bản đồ được vẽ trên các vật liệu truyền thống như ván gỗ bồi, giấy, diamat, hồ sơ địa chính được tổ chức lưu trên các loại sổ sách. Sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu ngày càng tăng với thông tin đất đai và tiềm năng của việc áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực này là các động lực thúc đẩy việc xây dựng Hệ thống thông tin đất đai trên nền tảng một hệ thống máy tính cho các cấp trung ương và địa phương.

Tại thời điểm hiện nay, tình trạng của việc xây dựng Hệ thống thông tin thể hiện rõ sự phát triển khác nhau của các địa phương do thiếu hướng dẫn thống nhất của cơ quan quản lý. Nhiều địa phương đã thu thập được số lượng đáng kể dữ liệu số và tiếp tục xây dựng phương án chuyển dữ liệu hiện có sang dạng số. Các dây chuyền công nghệ làm bản đồ số và thu thập dữ liệu, in ấn sổ sách của hồ sơ địa chính đã hoạt động, nhưng phần nhiều tập trung vào thu thập thông tin ban đầu, dữ liệu phân chia theo cấp xã, quản lý theo hệ thống files mà chưa có một giải pháp tổ chức, lưu giữ trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc quản lý, cập nhật và sử dụng lâu dài.

Nhu cầu đối với hệ thống thông tin đất đai mang nhiều sắc thái. Người sử dụng ở các cấp khác nhau, hoặc ở các cơ quan khác nhau có những yêu cầu khác nhau đối với hệ thống và truy nhập thông tin. Điều đó tạo ra sự cần thiết phải có các cấu trúc và chức năng khác nhau đối với hệ thống. Tuy nhiên ViLIS có thể nói là một giải pháp thoả hiệp đối với tất cả các khía cạnh sử dụng.

Hệ thống thông tin đất đai chứa thông tin chi tiết đến từng thửa đất, thông tin này được sử dụng phục vụ quản lý đất đai ở các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện, thị xã và cấp xã phường, thị trấn (gọi tắt là cấp tỉnh, huyện và xã).

Hệ thống được tổ chức phân tán tại cấp tỉnh, mỗi tỉnh chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin trong phạm vi tỉnh mình.

Chức năng của các cấp về cập nhật thông tin được quy định tương ứng với thẩm quyền quy định trong Luật Đất đai

Mô hình hệ thống có thể được triển khai đồng bộ hoặc từng phần phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng phát triển của hạ tầng cơ sở về trang thiết bị, về truyền thông, về nhân lực của từng địa phương.

Hệ thống sẽ triển khai ở hai cấp: cấp tỉnh và cấp huyện, do điều kiện ở cấp huyện còn hẹp nhiều so với cấp tỉnh cho nên phần lớn hệ thống sẽ được thiết kế và triển khai ở cấp tỉnh. Các huyện nếu đủ điều kiện sẽ triển khai dần từng bước, cấp xã hiện tại vẫn sử dụng thông tin theo hình thức cũ.

Hệ thống tại cấp tỉnh bao gồm máy chủ chứa cơ sở dữ liệu tập trung cho toàn bộ tỉnh do Trung tâm Thông tin - Lưu trữ Địa chính quản lý, các máy trạm và phần mềm phục vụ cho việc thu thập và xử lý, phân phối dữ liệu đồ hoạ và dữ liệu thuộc tính phân bố tại các Phòng ban của Sở. Các máy tính trong phạm vi Sở Địa chính

tỉnh được nối mạng với nhau, quyền truy cập dữ liệu của từng nhóm sử dụng được qui định và thực hiện chặt chẽ.

Cấp quận huyện được trang bị máy trạm phục vụ cho mục đích lưu giữ và tra cứu hiển thị dữ liệu của phạm vi huyện, in ra các báo cáo, nhập các thông tin biến động,... Nếu không đủ điều kiện dùng máy tính thì cấp huyện vẫn dùng hệ thống quản lý như hiện tại.

Cấp xã sử dụng sổ sách để phục vụ cho công tác quản lý. Sổ được cập nhật biến động bằng tay hoặc in mới lại từ hệ thống theo định kỳ. Trừ một số có điều kiện có thể được trang bị máy tính

Hình 6. Sơ đồ tổ chức chung

Quá trình trao đổi thông tin được thực hiện như sau:

Xây dựng được bộ dữ liệu hoàn chỉnh hiện thời để đưa vào CSDL được lưu giữ tại tỉnh.

Thông tin (đồ hoạ và thuộc tính) gốc được lưu tại CSDL của tỉnh. Dữ liệu cập nhật mới của từng huyện sẽ được gửi định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý từ cấp tỉnh xuống cấp huyện và sẽ thay thế toàn bộ dữ liệu huyện đang có.

Đối với biến động thuộc thẩm quyền huyện, cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm đo và nhập các thông tin biến động về đồ hoạ (chia thửa, ghép thửa...) trong phạm vi huyện quản lý. Các thông tin biến động này sau đó sẽ được chuyển sang dạng file và gửi lên cấp tỉnh. Cáp tỉnh chịu trách nhiêm cập nhật các thông tin biến động này vào dữ liệu gốc đang lưu tại tỉnh để phán ánh đúng thực trạng của thông tin đất đai.

Đối với biến động thuộc thẩm quyền tỉnh giải quyết, các hồ sơ yêu cầu về thay đổi dữ liệu thuộc tính thửa đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đăng ký sử dụng đất... sẽ được chuyển lên cấp tỉnh và do cấp tỉnh xem xét, xử lý, cập nhật vào cơ sở dữ liệu.

Tại thời điểm này, mô hình hệ thống thông tin đất đai ViLIS tập trung vào nhiệm vụ quản lý thông tin bản đồ và hồ sơ địa chính, phục vụ cho công tác quản lý đất đai, cung cấp thông tin chi tiết tới từng thửa đất cho các cấp quản lý và người sử dụng. Mô hình này là hạt nhân để từ đó phát triển thành hệ thống đa mục tiêu, kết nối và phục vụ thông tin cho các ngành và lĩnh vực khác như định giá, quy hoạch, thuế,...

Toàn bộ hệ thống hoạt động thống nhất trên một CSDL đất đai duy nhất nhưng phải có tính mềm dẻo, được thiết kế theo dạng các môdun và phân thành các hệ thống con. HTTTĐĐ sẽ là một hệ thống bao gồm các hệ thống con, mỗi hệ thống con có khả năng thực hiện một dạng công việc nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận đơn vị tham gia vào công tác quản lý đất đai. Tham gia quản lý đất đai có nhiều bộ phận khác nhau: Đăng ký thống kê, đo đạc bản đồ, qui hoạch, thanh tra. Mỗi bộ phận đều có quyền hạn và qui trình nghiệp vụ đã xác định và sẽ sử dụng HTTTĐĐ theo chức năng nhiệm vụ của mình.

Hệ thống thông tin đất đai ViLIS bao gồm những nhóm chức năng chính như sau:

 Quản trị hệ thống.

 Quản lý, theo dõi, bảo trì toàn bộ dữ liệu về đất đai.

o Nhóm chức năng quản lý, theo dõi bản đồ

o Nhóm chức năng quản lý, theo dõi hồ sơ.

 Nhóm chức năng về qui hoạch.

 Nhóm chức năng về quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký biến động đất đai.

o Biến động bản đồ

o Biến động hồ sơ

 Nhóm chức năng về thống kê, tổng hợp số liệu.

 Nhóm chức năng về trao đổi, phân phối thông tin với trung ương và các ban ngành trong tỉnh.

Trong phạm vi nghiên cứu của đồ án thì tập trung chính vào việc phân tích và xây dựng mô đun quản lý bản đồ và biến động bản đồ.

HTTTĐĐ cấp huyện bao gồm những nhóm chức năng chính như sau:

 Quản lý CSDL về đất đai cục bộ của huyện.

 Nhóm chức năng về quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký biến động đất đai của huyện.

 Nhóm chức năng về thống kê, tổng hợp số liệu báo cáo lên tỉnh. HTTTĐĐ cấp xã bao gồm những nhóm chức năng chính như sau:

 Tra cứu thông tin địa chính, qui hoạch phục vụ công tác quản lý đất đai cấp xã.

 Tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng đất ở xã lên huyện.

Các nhóm chức năng, chức năng chính cần phải có sẽ được liệt kê chi tiết trong phụ lục 2: Các chức năng của Hệ thống quản trị CSDL đất dai cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong hệ tích hợp quản lý thông tin đất đai (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)