Một vấn đề trong việc sử dụng mạng ngữ nghĩa là định nghĩa tên chuẩn của các kết nối. Trong hệ chuyên gia ART, IS - A kết nối 2 lớp, trong khi INSTANCE - OF kết nối hai trường hợp của lớp.
Một kết nối hay sử dụng là HAS - A nối một lớp với một lớp con. HAS - A có chiều chỉ ngược lại AKO và thường được dùng để nối một đối tượng với một bộ phận của đối tượng đó.
Ví dụ:
Car HAS - A engine Car HAS - A tires Car HAS - A ford
Chi tiết hơn, IS - A nối một giá trị với một đối tượng, còn HAS - A nối một đối tượng với một thuộc tính.
Ba thành phần, Đối tượng – Thuộc tính – Giá trị cũng xuất hiện thường xuyên nên có thể xây dựng một mạng đơn giản hơn cho việc sử dụng bộ ba này.
Một O – A – V là một loại mệnh đề phức tạp. Nó chia một phát biểu cho trước thành ba phần riêng biệt; Đối tượng, Thuộc tính, Giá trị thuộc tính.
Đối tượng, Thuộc tính, Giá trị (OAV) được dùng để mô tả đặc điểm của mỗi tri thức trong mạng ngữ nghĩa. Bộ ba OAV rất thuận tiện để đưa vào danh sách tri thức như một bảng và chuyển thành mã máy.
Ghế Mầu Nâu
Ví dụ:
Đối tượng Thuộc tính Giá trị
Trái táo Mầu sắc Đỏ
Trái táo Số lượng 100
Quả nho Mầu sắc Đỏ
Quả nho Số lượng 500
Bảng 1.1 Ví dụ minh họa về O-A-V
OAV được dùng đặc biệt rộng rãi để biểu diễn những sự kiện và mẫu để sánh hợp các sự kiện. Mạng ngữ nghĩa cho những hệ như vậy là một hệ bao gồm các nút đối tượng, nút thuộc tính và nút giá trị được liên kết bởi HAS-A và IS-A. Nếu hệ chỉ gồm một loại đối tượng và thừa kế không cần thiết thì việc biểu diễn trở nên đơn giản hơn, chỉ gồm các cặp thuộc tính – giá trị.
Trong các sự kiện O-A-V, một đối tượng có thể có nhiều thuộc tính với các kiểu giá trị khác nhau. Hơn nữa một thuộc tính cũng có thể có một hay nhiều giá trị. Chúng được gọi là sự kiện đơn trị (single-valued) hoặc đa trị (multi - value). Điều này cho phép các hệ tri thức linh động trong việc biểu diễn các tri thức cần thiết.
Các sự kiện không phải lúc nào cũng đảm bảo là đúng hay sai với độ chắc chắn hoàn toàn. Vì thế khi xem xét các sự kiện, người ta còn sử dụng thêm một khái niệm là độ tin cậy. Phương pháp truyền thống để quản lý thông tin không chắc chắn là sử dụng nhân tố chắc chắn CF (certainly factor). Khi đó trong sự kiện O-A-V sẽ có thêm một giá trị xác định độ tin cậy của nó là CF.
Ngoài ra, khi các sự kiện mang tính “nhập nhằng”, việc biểu diễn tri thức cần đưa ra một kỹ thuật, gọi là logic mờ (do Zadeh đưa ra năm 1965). Các thuật ngữ
nhập nhằng được thể hiện trong việc lượng hóa tập mờ.
1.2.3.2 Hệ luật
Luật là cấu trúc tri thức dùng để liên kết thông tin đã biết với các thông tin khác giúp đưa ra các suy luận, kết luận từ những thông tin đã biết.
Tri thức dưới dạng luật được xếp vào các tri thức thủ tục. Luật gắn thông tin đã cho với một vài hoạt động. Các hoạt động này có thể khẳng định về thông tin mới hay là thủ tục sẽ được thực hiện. Bằng cách này, luật mô tả cách giải quyết vấn đề.
Về mặt logic, cấu trúc của luật kết nối một hay nhiều giả thiết, hay cái có trước trong câu IF, với một hay nhiều kết luận, hay được gọi là kết quả trong câu THEN
Ví dụ: IF Màu của quả bóng là xanh THEN Tôi thích quả bóng
Nói chung phần giả thiết của một luật có thể gồm nhiều giả thiết nhỏ gắn với nhau thông qua các phép logic AND (và) hay OR (hoặc) hay cả hai. Luật cũng có thể dùng câu ELSE (ngược lại thì) dùng cho suy luận khi giả thiết sai.
Trong hệ thống dựa trên các luật người ta thu thập các tri thức lĩnh vực trong một tập và lưu trữ chúng trong cơ sở tri thức của hệ thống. Hệ thống dùng các luật này cùng với các thông tin trọng bộ nhớ để giải bài toán. Khi câu IF của luật khớp với thông tin trong bộ nhớ, hệ thống thực hiện các hoạt động mô tả trong câu THEN của luật. Lúc này luật được xem như đã thực hiện, hay cháy; câu THEN được bổ sung vào bộ nhớ. Mệnh đề mới này cũng có thể làm cho các luật khác được thực hiện.
Ví dụ:
Ban đầu cơ sơ tri thức có hai luật, và bộ nhớ là rỗng. Khi nhận được trả lời là (đỏ) cho câu hỏi (xe màu gì), bộ suy diễn của hệ chuyên gia dựa trên luật sẽ thực hiện các luật và rút ra được thông tin mới (sẽ mua xe).