chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ năm 2018 đến năm 2020
Năm Số vụ không
thụ lý
Số vụ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung
Số vụ tạm đình chỉ Số vụ đình chỉ 2018 27 20 6 1 2019 30 22 6 2 2020 9 8 1 0 Tổng 66 50 13 3
47
Quyết định thành lập Hội đồng xét xử được tiến hành công khai, đúng quy định pháp luật. Hội đồng xét xử bao gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân được thành lập sau khi đã có quyết định phân công thẩm phán. Toà án tiến hành mời một số cá nhân trong địa bàn thường là cán bộ, luật sư về hưu hoặc thành viên của một số tổ chức ch nh trị xã hội như hội phụ nữ, giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên, v.v...
Sau khi chuẩn bị các điều kiện cần và đủ, Toà án thông báo lịch và ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Công văn được chuyển trực tiếp cho VKSND và CQĐT, tống đạt đến cơ sở giam giữ hoặc đến địa chỉ bị cáo (trong trường hợp tại ngoại). Công tác chuẩn bị mở phiên toà được phối hợp thực hiện giữa các cơ quan đảm bảo sự có mặt đúng và đủ theo quyết định đưa vụ án ra xét xử. Cảnh sát bảo vệ tiến hành hoạt động dẫn giải và bảo vệ an ninh phiên toà theo yêu cầu của hội đồng xét xử. Luật sư bào chữa, người làm chứng và bị cáo (trong trường hợp tại ngoại) yêu cầu có mặt trước khi thư ký Toà án tiến hành khai mạc phiên toà.
Quá trình xét xử về cơ bản đảm bảo nguyên tắc tranh tụng; hoạt động xét hỏi tại phiên toà diễn ra theo đúng trình tự thủ tục quy định pháp luật. Vật chứng, tài liệu sử dụng trong xét xử đảm bảo đầy đủ, 100% số vụ thu được vật chứng là ma tuý, không cần sử dụng tài liệu chứng cứ khác chứng minh khối lượng ma tuý. Tuy nhiên thời lượng của giai đoạn tranh luận còn ngắn, biện hộ của người bào chữa (hầu hết là luật sư) chưa đem lại nhiều hiệu quả trong các vụ án mua bán trái phép chất ma tuý.
Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, 100% số vụ mua bán trái phép chất ma tuý được tổ chức theo yêu cầu cải cách tư pháp, đảm bảo quyền bào chữa và tự bào chữa của bị can bị cáo. Nhiều vụ án bị cáo thông qua quyền tự bào chữa thực hiện hoạt động tranh tụng trước Toà. Điều này cũng cho thấy thực tế tồn tại một thành phần mặc dù hiểu biết pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm pháp luật nói chung và các quy định BLHS nói riêng.
48
2.2.2.2. Thực tiễn hoạt động xác định tội danh về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
“Xác định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính lôgic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và, được tiến hành bằng cách - trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng do luật hình sự quy định” [4]. Nói cách khác xác định tội danh là hoạt động thực tiễn của Toà án qua việc đánh giá chứng cứ xem xét tình tiết nội dung vụ án xác định cấu thành tội phạm và lựa chọn quy định về tội phạm tương ứng trong BLHS. Hoạt động này đòi hỏi Toà án, cụ thể là hội đồng xét xử cần xem xét thận trọng và khách quan tất cả các tình tiết định tội của vụ án, đặc biệt là các đặc trưng giúp phân biệt các loại tội phạm nhiều dấu hiệu tương đồng trong cấu thành hoặc các tội phạm chung khách thể loại.
Theo thống kê của TAND tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, tòa án các cấp trên địa bàn toàn tỉnh đã thụ lý 946 vụ với 1.241 đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Trong đó, có 871 vụ (tương đương với 92,07%) với 1.106 đối tượng (tương đương 89,12%) phạm tội mua bán trái phép chất ma túy đã được đưa ra xét xử. Có 75 vụ (tương đương 7,93%) với 135 đối tượng (tương đương 10,88%) hồ sơ vụ án chưa đầy đủ không thể đưa ra xét xử, xác định tội danh chưa ch nh xác phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Cụ thể:
Năm 2018, trong tổng số 349 vụ án với 437 đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn toàn tỉnh được tòa án các cấp trên địa
49
bàn thụ lý có 321 vụ án với 391 đối tượng đã được đưa ra xét xử và có 28 vụ với 46 đối tượng được tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, củng cố hồ sơ vụ án đảm bảo cho quá trình xác định tội danh và quyết định hình phạt sau này được ch nh xác.
Năm 2019, trong tổng số 302 vụ án với 394 đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn toàn tỉnh được tòa án các cấp trên địa bàn thụ lý có 281 vụ án với 349 đối tượng đã được đưa ra xét xử và có 21 vụ với 45 đối tượng được tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, củng cố hồ sơ vụ án.
Năm 2020, trong tổng số 295 vụ án với 410 đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn toàn tỉnh được tòa án các cấp trên địa bàn thụ lý có 269 vụ án với 366 đối tượng đã được đưa ra xét xử và có 26 vụ với 44 đối tượng được tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, củng cố hồ sơ vụ án.
Bảng 2.5: Thống kê số vụ án đã xét xử, giải quyết trên địa bàn trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020
Năm
Số vụ tòa án
thụ lý Số vụ đã xét xử
Số vụ trả yêu cầu điều tra bổ sung Số vụ Số đối tượng Số vụ Số đối tượng Số vụ Số đối tượng
2018 349 437 321 391 28 46
2019 302 394 281 349 21 45
2020 295 410 269 366 26 44
Tổng 946 1241 871 1106 75 135
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Để đảm bảo cho hoạt động xác định tội danh được ch nh xác, khách quan, đúng theo quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm trong quá trình xét xử, định tội danh những vụ án có các tình tiết có ý nghĩa mấu chốt trong giải quyết vụ án chưa được làm rõ, sáng tỏ, hoặc các tài liệu, chứng cứ còn “non” đều được tòa án các cấp trên địa bàn trả hồ sơ yêu cầu CQĐT, VKS điều tra bổ sung, củng cố chứng cứ hồ sơ vụ án. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động xét xử định tội
50
danh luôn đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, trong tổng số 946 vụ với 1.241 đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy được tòa án các cấp thụ lý, có 75 vụ với 135 đối tượng đã bị tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ các tình tiết có trong vụ án, củng cố hồ sơ, chứng cứ. Cụ thể:
Năm 2018 trong số các vụ án được tòa án thụ lý có 28 vụ với 46 đối tượng, chiếm tỷ lệ 8,02% và 10,53%.
Năm 2019 có 21 vụ bị trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung trong số các vụ án được tòa án thụ lý, chiếm tỷ lệ 6,95% với 45 đối tượng, chiếm tỷ lệ 11,42%.
Năm 2020 trong số các vụ án được tòa án thụ lý có 26 vụ bị trả hồ sơ chiếm tỷ lệ 8,81% với 44 đối tượng chiếm tỷ lệ 10,73%.
Bảng 2.6: Bảng thống kê tỷ lệ tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020
Năm Tổng số Trả hồ sơ Tỷ lệ Số vụ tượng Số đối Số vụ Số đối tượng Số vụ Số đối tượng 2018 349 437 28 46 8,02 10,53 2019 302 394 21 45 6,95 11,42 2020 295 410 26 44 8,81 10,73 Tổng 946 1241 75 135 7,93 10,88
Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An 2.2.2.3. Thực tiễn hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An về tộiphạm mua bán trái phép chất ma túy
Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Đại học luật Hà Nội: “Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể” [3]. Theo đó, quyết định hình phạt được hiểu là hoạt động thực tiễn và thuộc thẩm quyền của Tòa án (Hội đồng xét xử) với nội dung là sự lựa chọn loại hình
51
phạt và xác định mức hình phạt cụ thể dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm. Hoạt động này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và các nguyên tắc PLHS cụ thể, đặc biệt hậu quả pháp lý của hoạt động này có thể dẫn tới việc người phạm tội phải chịu một hoặc một số hình phạt cụ thể theo phán quyết của Toà án.
Việc quyết định hình phạt có vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động TTHS, bởi suy cho cùng, các hoạt động TTHS trước đó sẽ mất đi ý nghĩa nếu Toà án không làm tốt việc quyết định hình phạt. Quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng và hợp lý là tiền đề, điều kiện để đạt mục đ ch giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm. Nếu hình phạt quá nhẹ sẽ làm giảm ý nghĩa phòng ngừa của hình phạt, nhưng hình phạt quá nặng sẽ tạo tâm lý bất công, thái độ chống đối, không tin tưởng pháp luật. Khi quyết định hình phạt, tòa án phải đảm bảo sự hiệu quả và sự kết hợp hài hòa mục đ ch của hình phạt, kết hợp giữa trừng phạt với giáo dục, cải tạo.
Trong thời gian qua, bên cạnh hoạt động định tội danh, việc cân nhắc thận trọng và toàn diện hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cũng như diễn biến thực tế tại phiên tòa xét xử tội phạm mua bán trái phép chất ma túy của TAND các cấp tỉnh Nghệ An đã đưa ra các quyết định hình phạt đối với các bị cáo bảo đảm ch nh xác, đúng pháp luật và có sức thuyết phục cao. Tòa án các cấp trên địa bàn luôn đảm bảo áp dụng đúng các quy định của PLHS nói chung và BLHS năm 2015 nói riêng vào hoạt động quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này. Mỗi vụ án, các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đều xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các yếu tố cấu thành; các tình tiết tăng , giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; t nh chất mức độ nguy hiểm, hậu quả của hành vi; nhân thân người phạm tội đảm bảo quyết định hình phạt tương xứng đối với từng đối tượng phạm tội cụ thể, đồng thời phải đảm bảo thể hiện được mục đ ch của hình phạt. Điển hình:
52
1977), Lê Bá Thao (sinh năm 1980) và Lầu Bá Chống (sinh năm 1995) phạm tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 BLHS, bị TAND tỉnh Nghệ An xét xử vào ngày 16/12/2020. Trong phiên xét xử, TAND tỉnh Nghệ An đã làm rõ được các tình tiết của vụ án, các đối tượng đã hình thành đường dây phạm tội đặc biệt nguy hiểm, có tổ chức chặt chẽ, phạm tội xuyên quốc gia, mua bán ma túy với số lượng lớn. Các đối tượng hoạt động với thủ đoạn rất tinh vi, lợi dụng địa hình đồi núi hiểm trở để thực hiện hành vi phạm tội. Tòa án đã xác định, trong đường dây tội phạm này Nguyễn Phi Hùng là đối tượng cầm đầu; các đối tượng Lê Hồng Hải, Lầu Bá Chống và Lê Bá Thao đều có vai trò t ch cực trong việc thực hiện tội phạm. Việc áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng nhằm đảm bảo t nh nghiêm minh của pháp luật, phù hợp với qui định của BLHS, đồng thời có sự cân nhắc vai trò, vị tr của từng đối tượng trong vụ án để áp dụng hình phạt đúng đắn, phân hóa tội phạm. Sau khi cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người phạm tội, Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo Hùng, Hải, Chống tử hình. Riêng đối với bị cáo Lê Bá Thao, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt tù chung thân tuy nhiên, chưa làm rõ các nội dung cụ thể tạo nên sự khác biệt trong quyết định hình phạt.
Vụ thứ hai: Ngày 15/01/2019, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vừ Bá Xênh (sinh năm 1979) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Nghệ An đã làm rõ được các tình tiết của vụ án, kết luận Vừ Bá Xênh phạm tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251 BLHS năm 2015. Nghiên cứu các yếu tố về nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo cho thấy, đối tượng là người dân tộc thiểu số nhưng là giáo viên, có hiểu biết đầy đủ về pháp luật, đối tượng đã lợi dụng địa hình đồi núi phức tạp để thực hiện hành vi phạm tội, trang bị vũ kh , công cụ nguy hiểm, sẵn sàng
53
chống trả lại lực lượng chức năng. Với số lượng ma túy bị cáo mua bán lớn nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Vừ Bá Xênh mức án tử hình.
Vụ thứ ba: Ngày 22/8/2019, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lang Văn Thái (SN sinh năm 1981), trú xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Tại phiên tòa bị cáo đã phản cung, không thừa nhận hành vi phạm. Sau khi xem xét các tình tiết mới xuất hiện và không thể chứng minh được tại phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ để yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung một số nội dung cần được làm sáng tỏ trong vụ án. Sau khi CQĐT đã điều tra bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, ngày 17/10/2019, TAND tỉnh Nghệ An mở lại phiên tòa xét xử vụ án Sau khi nghiên cứu hồ sơ, xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị cáo Hội đồng xét xử xét thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, bị cáo buôn ma túy với khối lượng lớn, đặc biệt thái độ của bị cáo ngoan cố, quanh co chối tội và đổ lỗi cho CQĐT ép cung, mớm cung… không thể hiện sự ăn năn hối cải nên cần phải có mức hình phạt nghiêm minh để có t nh răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung cho xã hội, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Lang Văn Thái mức án tử hình.
Theo thống kê của TAND tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, tòa án các cấp trên địa bàn toàn tỉnh đã xử lý hình sự và quyết định hình phạt đối với 1.106 đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trong đó có 53 đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình, chiếm tỷ lệ 4,79%; có 67 đối tượng bị áp dụng hình phạt tù chung thân, chiếm tỷ lệ 6,06%; có 980 đối tượng bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chiếm tỷ lệ 88,61%; có 5 trường hợp được miễn hình phạt chiếm tỷ lệ 0,45%; không có trường hợp nào được áp dụng các loại hình phạt khác. Cụ thể:
Năm 2018, trong tổng số 391 trường hợp bị đưa ra xét xử, có 05 trường hợp được miễn hình phạt, chiếm tỷ lệ 1,28%; có 10 trường hợp bị