Củng cố tổ chức bộ máy tòa án, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và

Một phần của tài liệu Tội mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh nghệ an) (Trang 78 - 82)

2.3.3 .Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót

3.1.1. Củng cố tổ chức bộ máy tòa án, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và

nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng

3.1.1.1. Củng cố tổ chức bộ máy tòa án, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Trước hết, cần phân công những cán bộ có năng lực, có hiểu biết sâu về những vấn đề đang xét xử để đảm bảo chất lượng phiên tòa. Đặc biệt phân bố thẩm phán có chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm xét xử các vụ án mua bán trái phép chất ma túy, nhất là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có số lượng bị cáo đông, số lượng ma túy bị thu giữ lớn, tội phạm là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số, đối tượng tái phạm nguy hiểm, v.v...

Cán bộ tòa án làm công tác xét xử các vụ án ma túy cần phải có nhận thức sâu sắc, liên tục trau dồi bản thân, luôn thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao đặc biệt là trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy nói chung và mua bán ma túy nói riêng. Nếu không nhận thức đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì sẽ không làm hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, dẫn đến sai sót trong thực tiễn thậm ch làm oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, mở các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức, kĩ năng xét xử các vụ án về ma túy và trao đổi kinh nghiệm trong việc giải quyết án ma tuý giữa các TAND trên địa bàn tỉnh. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán, cán bộ tòa án cấp huyện, nhất là các huyện miền núi, biên giới của tỉnh.

71

Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An cần quan tâm tổ chức rút kinh nghiệm xét xử các vụ án mua bán trái phép các chất ma túy, trên cơ sở đó bồi dưỡng kiến thức thực tiễn xét xử, nâng cao trình độ chuyên môn, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình xét xử vụ án. Đặc biệt cần chú trọng tới nội dung nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” quy định tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và tại Điều 26 BTTHS năm 2015.

Tòa án nhân dân các cấp trong tỉnh cần chủ động tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc xét xử tội phạm mua bán trái phép chất ma túy qua đó tạo điều kiện cho cán bộ tòa án, thẩm phán nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Kh ch lệ tinh thần tự học tập nghiên cứu và nâng cao trình độ năng lực chuyên môn.

Mỗi cán bộ Tòa án trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần có kiến thức về phong tục, tập quán, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số qua đó giúp cho việc thực hiện công tác xét xử được thuận lợi. Thực tế cho thấy, phần lớn các vụ mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra ở khu vực miền núi, biên giới và hầu hết số vụ mua bán trái phép chất ma túy ở đây có người của đồng bào dân tộc thiểu số tham gia. Việc hiểu biết về phong tục, tập quán, ngôn ngữ là yếu tố rất cần thiết và quan trọng để chất lượng xét xử các vụ án được nâng cao.

Thẩm phán và cán bộ TAND tỉnh Nghệ An cũng cần nâng cao trình độ tin học giúp có kiến thức và thuận lợi trong việc hiểu biết và xác định đặc điểm, t nh chất đối với loại chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử trong việc giải quyết các vụ án mà đối tượng sử dụng công nghệ cao.

Cần nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, luôn coi công tác đấu tranh, phòng, chống ma túy luôn là một công tác trọng tâm, là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài. Công tác phòng, chống ma tuý phải là nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi năm công tác của các cơ quan tố tụng,

72

thường xuyên tổ chức các đợt ra quân trấn áp tội phạm về mua bán trái phép chất ma túy. Quá trình triển khai thực hiện kế hoặc cần bám sát chỉ đạo của Ch nh phủ, Ủy ban Quốc gia và Chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy; Chương trình phòng, chống ma túy theo từng năm, phải đảm bảo phù hợp đối với từng địa bàn cụ thể, tiến hành đồng bộ các giải pháp giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại liên quan đến ma túy.

Tập huấn kiến thức về các loại ma tuý mới cũng là nội dung rất cần thiết. Đặc biệt đối với các chất ma tuý đã được bổ sung vào danh mục theo Nghị định 60/2020/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất do Ch nh phủ ban hành và 8 chất lực lượng Khoa học hình sự đã phát hiện thêm 8 chất có tác dụng k ch th ch thần kinh và k ch th ch vận động tương tự như ma túy nhưng chưa được bổ sung vào danh mục như: N-Ethylpentylone, Acetyl-psilocine, Propyphenidate, ...

Đặc biệt cần xây dựng các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ Toà án bao gồm kỹ năng, những vấn đề cần chú trọng ngay từ thời điểm VKSND cùng cấp chuyển quyết định truy tố kèm hồ sơ vụ án. Việc này đảm bảo giai đoạn xét xử được thực hiện có trọng tâm có chọn lọc và được rà soát kỹ lường từ đầu vào. Nói cách khác, nghiệp vụ cần được tập huấn toàn diện không chỉ cho thẩm phán mà còn cho cán bộ Toà án, đặc biệt là thư ký Toà án. Đối với Thẩm phán nghiệp vụ điều hành phiên xét xử là yếu tố hình thức đảm bảo chất lượng các thủ tục trước khi tuyên án; Thẩm phán cần đảm bảo những điều kiện vật chất và tinh thần tạo điều kiện cho hoạt động tranh tụng diễn ra hiệu quả, không trùng lặp, lệch hướng, v.v... và trở nên căng thẳng. Hoạt động thẩm vấn diễn ra chặt chẽ, theo yêu cầu kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ, vật chứng liên quan đến các tình tiết cụ thể. Hội thẩm nhân dân được lựa chọn là người có đạo đức tốt, có trách nhiệm, có phẩm chất, kinh nghiệm, giúp đỡ được cho thẩm phán trong quá trình thẩm vấn; đồng thời đưa

73

ra những ý kiến đảm bảo giá trị nhân đạo và giá trị xã hội phù hợp trong từng vụ án khác nhau. Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An cần chủ động tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng thẩm vấn, tranh tụng cho Hội thẩm nhân dân các cấp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng xét xử vụ án. Đồng thời, Hội đồng xét xử cũng cần tạo điều kiện đảm bảo t nh công khai minh bạch, chất lượng giám định, nội dung người làm chứng và cho phép phiên dịch viên tham gia (nếu cần thiết).

3.1.1.2. Nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục ch nh trị: Công tác này giúp đội ngũ cán bộ toà án kiên định với phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh nghề nghiệp không bị dao động bởi các tư tưởng xấu. Cũng cần lưu ý, lồng ghép nội dung đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Ch Minh và lối tư duy lành mạnh tận tuỵ với nhân dân.

Xây dựng Bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp: Cần hệ thống các quy định rải rác trong các văn bản đã ban hành như Chỉ thị số 01/2017/CT-CA, ngày 16-01-2017, của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, “Về việc triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 của các tòa án nhân dân”; Quyết định số 120/QĐ-TANDTC, ngày 19-6-2017, về “Ban hành Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong tòa án nhân dân”; Quyết định số 346a/2017/QĐ-TANDTC, ngày 01-3-2017, về “Ban hành Quy chế công tác kiểm tra trong tòa án nhân dân”; v.v... đảm bảo t nh toàn diện và hệ thống đối với nội dung này.

Ngoài ra, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dưới hình thức kết hợp giữa kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất. Ban thanh tra thành lập làm rõ nguyên nhân sai phạm nghiêm khắc xử lý, kiên quyết không bao che, dung túng, nương nhẹ đặc biệt với người giữ chức danh tư pháp trong TAND các cấp.

74

Đồng thời, cũng nên xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức trong quy chế phối hợp, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực như móc nối, lợi ch nhóm ảnh hưởng uy t n nhà nước và làm sai lệch vụ án.

Một phần của tài liệu Tội mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh nghệ an) (Trang 78 - 82)