Diễn biến giá dầu và lạm phát

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đọan 2016-2019 (Trang 43 - 48)

Năm 2019

CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI năm 2019, có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI: Giá xăng, dầu trong nước chịu ảnh hưởng từ giá nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm. Giá dầu Brent bình quân năm 2019 trên thị trường thế giới giảm 10,28% so với năm 2018, theo đó giá xăng, dầu trong nước giảm 3,13% (làm CPI chung giảm 0,15%); giá gas sinh hoạt trong nước điều chỉnh giảm 5,98%; giá đường giảm 3,17%; Các cấp, các ngành tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, chuẩn bị tốt nguồn hàng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương, điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt.

2. Ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước

- Theo báo cáo, quyết toán thu NSNN năm 2016 là 1.107.381 tỷ đồng, tăng 9,2% (92.881 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu do tăng thu từ tiền sử dụng đất và thu từ cổ tức, lợi nhuận còn lại từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN); trong đó tăng chủ yếu của ngân sách địa phương (NSĐP) là 89.515 tỷ đồng. Đối với thu ngân sách trung ương (NSTW), loại trừ khoản vượt thu viện trợ, tiền sử dụng đất ghi thu - ghi chi cho các dự án để chi cho mục tiêu, thì đạt 99,8% dự toán giao, thu từ dầu thô đạt 37,7 nghìn tỷ đồng. PVN (Tập đoàn dầu khí Việt Nam) đã nộp ngân sách nhà nước 90,2 nghìn tỷ đồng, vượt 10 nghìn tỷ đồng (vượt 12,5%) so với kế hoạch năm

Ngoài tăng trưởng không đạt mục tiêu, còn hàng loạt các chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách như giá dầu giảm còn 44 USD/thùng so với dự toán 60 USD, làm giảm thu ngân sách khoảng 2.400 tỷ đồng. Giá khí trên bao

tiêu của năm 2016 chưa điều chỉnh như kế hoạch nên cũng làm giảm thu 1.000 tỷ đồng.

- Tính đến hết 31/12/2017, thu cân đối NSNN ước đạt 1.283,2 nghìn tỷ đồng, vượt 71 nghìn tỷ đồng, vượt 5,9% so dự toán, tăng 43,7 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội, đạt mức động viên 25,6% so với GDP; trong đó, thuế phí đạt 21% GDP. Cụ thể, thu từ doanh nghiệp Nhà nước đạt 282.439 tỉ đồng, giảm 1,4% so với dự toán; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể thu từ dầu thô) đạt 172.166 tỉ đồng, giảm 14,4% so với dự toán; thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 181.001 tỉ đồng, giảm 6,9% so với dự toán; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 78.775 tỉ đồng, giảm 2,7% so với dự toán... Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, thu dầu thô đạt 49.583 tỉ đồng, tăng 29,5% (11.283 tỉ đồng) so với dự toán; chủ yếu do giá thanh toán bình quân đạt 55,6 USD/thùng, tăng 5,6 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán (giá dự toán là 50 USD/thùng) và sản lượng thanh toán đạt cao hơn dự toán 1,29 triệu tấn. Đồng thời, PVN (Tập đoàn dầu khí Việt Nam) đã nộp vào ngân sách 3.561 tỉ đồng khoản kết dư chi phí phát sinh năm 2017 của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, nhờ đó thu NSNN từ dầu thô tăng 29,5% so với dự toán.

-Tính đến hết năm 2018, thu cân đối ngân sách ước đạt 1,422 triệu tỷ đồng, vượt 7,8% so với dự toán, tương đương vượt 103.500 tỷ đồng. Thu ngân sách Trung ương vượt 4,3%, thu ngân sách địa phương vượt 12,5% so dự toán;tăng 64,3 ngàn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội; tỷ lệ động viên đạt 25,7% GDP, riêng thuế và phí đạt 21,1% GDP (mục tiêu giai đoạn 2016-2020 tương ứng là 23,5% GDP và 21% GDP). Đặc biệt, nộp NSNN toàn PVN (Tập đoàn dầu khí Việt Nam) năm 2018 đạt 121,3 nghìn tỉ đồng, vượt 47,5 nghìn tỉ đồng, vượt 64,3% kế hoạch năm, tăng 24% so với năm 2017, đã góp phần quan trọng vào cân đối ngân sách Trung ương năm 2018. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2018 của PVN đạt 47,1 nghìn tỉ đồng (kế hoạch 19,1 nghìn tỉ đồng), vượt gấp 2,5 lần kế hoạch năm, tăng 23% so với năm 2017...

Nguồn: tổng cục thống kê

Biểu đồ 2.7: Thu ngân sách từ dầu thô giai đoạn 2016-2020 (tỷ đồng)

Sang năm 2019, dự toán thu là 44,6 nghìn tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện đạt 56,25 nghìn tỷ đồng, vượt 11,65 nghìn tỷ đồng so với dự toán cũng nhờ giá dầu thô bình quân tăng cao hơn dự toán và sản lượng đạt cao hơn. Thu ngân sách từ dầu thô chiếm 3,2%.

3. Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Xét theo phương pháp chi tiêu Tổng sản phẩm quốc dân GDP = C + I + G + X - M, trong đó: C là các khoản chi tiêu của hộ gia đình về hàng hóa, dịch vụ; I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân; G là chi tiêu của chính phủ về hàng hóa, dịch vụ; X là giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và M là giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.

Khi giá dầu thô giảm, doanh thu từ xuất khẩu dầu thô giảm (X ↓), trong điều kiện các yếu tố khác ổn định thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại (GDP ↓). Tuy nhiên, dù là nước xuất khẩu ròng dầu thô nhưng chênh lệch

giữa doanh thu từ xuất khẩu dầu thô và chi phí nhập khẩu xăng dầu nhiên liệu là không lớn ở Việt Nam. Mỗi năm, Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu một khối lượng sản phẩm dầu (xăng dầu nhiên liệu) gần tương đương với khối lượng dầu thô xuất khẩu. Do đó, khi giá dầu thô giảm sẽ ảnh hưởng đến giá bán các sản phẩm dầu và giúp giảm bớt chi phí nhập khẩu xăng dầu kéo theo giá trị nhập khẩu giảm (M ↓). Bên cạnh đó, khi giá dầu thô hạ thấp dẫn đến giá xăng dầu trong nước giảm thì chi phí cho nhiên liệu trong thu nhập khả dụng của hộ gia đình sẽ giảm đi, làm cho sức mua của người dân đối với hàng hóa, dịch vụ tăng lên (C ↑). Tương tự, chi phí cho vận tải của doanh nghiệp cũng sẽ giảm đi, giúp doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm, dịch vụ, đồng thời cải thiện thu nhập, mở rộng hoạt động sản xuất (I ↑).

Nhưng sau hàng chục năm xuất khẩu liên tục, hiện nay sản lượng xuất khẩu dầu thô của nước ta đang có chiều hướng giảm mạnh trong khi sản lượng nhập khẩu đang tăng cả chục lần nhằm phục vụ hoạt động của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc, cả ba khu vực sản xuất-cung-cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7.08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2018 tăng 3.54%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội đề ra. Trong 5 năm gần đây tốc độ tăng của chỉ số CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, điều đó cho thấy những chính sách về ưu tiên ổn định vĩ mô củachính phủ đã được phát huy tác dụng tốt trong thời kỳ này.

(nguồn:tổng cục thống kê, 2010-2018)

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đọan 2016-2019 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w