Lượng dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2012-2018

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đọan 2016-2019 (Trang 30 - 34)

Trở lại với câu chuyện xuất nhập khẩu dầu thô- nguồn tài nguyên quan trọng của nước ta, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giai đoạn 2012-2017, lượng dầu thô xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu, với lượng xuất khẩu bình quân khoảng 8,3 triệu tấn/năm, trong khi nhập khẩu chỉ khoảng 750 nghìn tấn/năm.

Nhưng đến năm 2018 và 2 tháng đầu năm nay, xuất – nhập đảo chiều bằng dấu mốc lượng dầu thô nhập khẩu tăng mạnh và vượt qua xuất khẩu. Cụ thể, năm 2018, cả nước xuất khẩu dầu thô 3,96 triệu tấn, giảm tới 41,8% so với năm trước và chưa bằng ½ so với lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm của giai đoạn 2012-2017. Trong khi đó sản lượng nhập khẩu đạt 5,17 triệu tấn, gấp hơn 4 lần con số 1,18 triệu tấn của năm 2017 và gấp tới 7 lần con số nhập khẩu hàng năm của giai đoạn 2012-2017. Số liệu cập nhật 2 tháng đầu năm và nguyên nhân chính của sự tăng trưởng đột biến về nhập khẩu dầu thô được chúng tôi đề cập ở phần trên.

Sự đảo chiều về sản lượng kéo theo kim ngạch xuất nhập khẩu dầu thô cũng thay đổi đáng kể. Đáng chú ý, xuất khẩu dầu thô không còn là “cứu cánh” cho xuất khẩu như nhiều năm trước đây. Thay vào đó là sự lên ngôi của điện thoại, máy vi tính, hay sự ổn định của ngành hàng dệt may…

Nếu như năm 2012, Việt Nam thu về khoảng 8,21 tỷ USD từ xuất khẩu dầu thô thì đến năm 2018 con số này đã giảm mạnh xuống chỉ còn hơn 2 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này tăng từ khoảng 647 triệu USD năm 2012 lên 2,74 tỷ USD vào năm 2018.

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, giai đoạn những năm gần đây (2012-2018) trị giá bình quân xuất khẩu dầu thô không chênh lệch nhiều so với đơn giá bình quân nhập khẩu. Đồng thời, theo xu hướng chung của thị trường dầu mỏ thế giới, đơn giá bình quân xuất khẩu, nhập khẩu dầu thô có

xu hướng ngày càng giảm, và ghi nhận trị giá bình quân thấp nhất vào năm 2016 với mức bình quân khoảng 345 USD/tấn với xuất khẩu và 368 USD/tấn với nhập khẩu.

1.1.1. Nguồn cung từ nước ngoài

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ thị trường Malaysia, với 3,28 triệu tấn, tương đương 2,05 tỷ USD. Như vậy, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này đã tăng mạnh 25,8% về lượng và 64,5% về kim ngạch. Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia cũng chiếm 28,7% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 26,9% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều thứ hai trong năm 2018 là Hàn Quốc, với 2,42 triệu tấn, tương đương 1,79 tỷ USD, giảm 20% về lượng và giảm 6% về kim ngạch so với năm 2017.

Thứ ba là thị trường Singapore. Nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này đã có sự sụt giảm mạnh trong năm 2018, khi giảm đến 44,2% về lượng và giảm 29% về kim ngạch so với năm 2017. Nhập khẩu xăng dầu từ Singapore năm 2018 đạt 2,4 triệu tấn, trị giá 1,53 tỷ USD, chiếm 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Tiếp đó là thị trường Trung Quốc và Thái Lan, với lượng nhập khẩu đều đạt 1,4 triệu tấn với kim ngạch lần lượt là 1 tỷ USD và 991.000 USD. Nhập khẩu xăng dầu tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh 49% về lượng và 93% về trị giá trong năm 2018. Trong khi đó, nhập khẩu từ Thái Lan lại giảm 15% về lượng và tăng 5% về trị giá so với năm 2017.

Đáng chú ý, mặc dù là thị trường đứng thứ 6 nhưng nhập khẩu xăng dầu từ Nga lại có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018, cũng là thị trường có mức tăng cao nhất trong tất cả các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam.

- Cụ thể, nhập khẩu xăng dầu từ Nga đạt 128.000 tấn, trị giá gần 110.000 USD, tăng đến 255% về lượng và 402% về trị giá so với năm 2017.

- Trong năm 2018, có thêm một thị trường mới cung cấp xăng dầu cho Việt Nam là Hồng Kông. Nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này khá khiêm tốn khi chỉ đạt 102 tấn, trị giá hơn 61.000 USD.

1.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường xăng dầu Việt Nam

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước, thị trường xăng dầu Việt Nam liên tục đổi thay, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu trên cả nước không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, thị trường xăng dầu nước ta đang ngày càng hoàn thiện hơn.

Theo nghị định Số 83/2014/NĐ-CP của Chính Phủ đã phân ra các chủ thể kinh doanh xăng dầu:

+Thương nhân Kinh Doanh Xuất Khẩu, Nhập khẩu xăng dầu + Thương nhân sản xuất xăng dầu

+ Thương nhân phân phối xăng dầu + Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu + Đại lý bán lẻ xăng dầu

+ Thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu + Thương nhân làm dịch vụ xăng dầu

Năm 2019 nước ta hiện tại có 32 thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu tăng mạnh xăng so với 2015 là 19.Thương nhân phân phối cũng tăng từ 69 năm 2015 lên 155 năm 2019. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng khi có nhiều nhà phân phối nhập khẩu hơn, tạo thị trường cạnh tranh công bằng dần xóa bỏ tính độc quyền vốn dĩ đã tồn tại ở thị trường đã lâu.

Trên thị trường bán lẻ xăng dầu hiện nay, Petrolimex được biết tới là có thị phần gần 50%, PV Oil xấp xỉ 20%. Nếu tính thêm thị phần của một số doanh nghiệp cũng kinh doanh xăng dầu lâu năm như Saigon Petro, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ với tổng cộng khoảng 6-7% nữa, thì phần còn lại cho hơn 20 thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu chỉ còn hơn 20% (trừ 3 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hàng không và mảng sản phẩm nhiên liệu bay).

Nguồn:Vietnamnet.vn

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đọan 2016-2019 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w