Chiến lược kinh doanh của những doanh nghiệp này sẽ có tác động không nhỏ tới tình hình chung của thị trường xăng dầu Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong tương lai không xa thị trường xăng dầu nước ta sẽ trở nên cạnh tranh hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cùng phát triển.
2. Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2016-2019
Năm 2016 ,biến động thị trường xăng dầu trong nước gắn liền với biến động của thị trường thế giới. Năm 2016, giá xăng dầu đã chính thức khép lại sau đợt điều chỉnh cuối cùng vào ngày 20/12. Cụ thể xăng Ron 95 cả năm tăng 7% với 9 lần giảm 13 lần tăng, 1 lần giữ giá, Xăng Ron 92 tăng 7,3% với số lần tăng giảm như 95 với mức tăng tổng cộng là 1190đ/l. Dầu diesel. Xăng E5 với mức tăng 8,9% với mức tăng tổng cộng là 1140đ/l. Năm 2016 cũng ghi nhận giá dầu thô thế giới tăng mạnh nhất kề từ năm 2019 từ 30 USD/thùng lên 50 USD/thùng. Trong đó giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên thị trường Mỹ tăng 45% còn giá dầu Brent tăng 52%. Vì vậy cũng kéo theo giá dầu diesel trong nước tăng gần 20% .
Năm 2017, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã ban hành 24 văn bản điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó mặt hàng xăng RON 92 có 9 lần điều chỉnh giảm (tổng cộng khoảng 2.918 đồng/lít), 10 lần điều chỉnh tăng giá (khoảng 3.904 đồng/lít) và 4 lần ổn định giữ giá. Mặt hàng diesel có 7 lần điều chỉnh giảm (tổng cộng là 2.390 đồng/lít), 15 lần điều chỉnh tăng giá (4.126 đồng/lít) và một lần ổn định giữ giá. So với cuối năm 2016, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu hiện tại biến động tăng khoảng từ 921-1.748 đồng/lít, kg tùy thuộc vào từng mặt hàng, tăng tương đương 5,32% - 16,44%.V ề quỹ bình ổn giá xăng dầu, tính tới ngày 15/12/2017, liên Bộ đã chi sử dụng Quỹ bình ổn tại các đợt điều chỉnh từ 27-604 đồng/lít, kg nhằm hạn chế mức tăng giá trong các dịp lễ, Tết. Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến ngày 30/9/2017 là hơn 5.222 tỷ đồng.
Diễn biến giá dầu năm 2018: Quý I, giá xăng dầu trong nước phần lớn đi ngang và giảm nhẹ. Sang quý II và III, giá xăng dầu bắt đầu tăng. Cụ thể như sau: Giá xăng RON 95 có 9 lần tăng, 8 lần giảm, còn lại giữ nguyên. Tổng cộng cả năm, giá xăng RON 95 giảm 1.139 đồng (5,9%). Giá xăng E5
RON 92 có 6 lần tăng, 7 lần giảm, 11 lần giữ ổn định. Tổng mức giảm 1.456 đồng/lít (8%). Giá dầu diesel có 11 lần tăng, 7 lần giảm, tổng mức tăng 832 đồng/lít; dầu hỏa 11 lần tăng, 6 lần giảm, tổng tăng 1.386 đồng/lít; dầu mazut 11 lần tăng, 5 lần giảm, tổng tăng 1.626 đồng/kg. Từ ngày 1/1/2018, trên thị trường không còn xăng A92 và loại xăng này được thay thế hoàn toàn bằng xăng E5.
Năm 2019, Ủy ban thường vụ quốc hội đã chí thức áp dụng nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 tăng mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng tăng từ mức hiện hành là 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít (tăng 1.000 đồng/lít), với dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít (tăng 500 đồng/lít); dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít (tăng 1.100 đồng/lít); dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít (tăng 700 đồng/lít). Nhìn lại năm 2019 Giá xăng đã có 24 kỳ điều chỉnh từ đầu năm, bao gồm 9 lần tăng, 11 lần giảm và 4 lần giữ nguyên. Tổng cộng, giá xăng tăng thêm 3.459 đồng/lít so với thời điểm đầu năm.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2019
1. Ảnh hưởng tới lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Với người tiêu dùng, lạm phát gần như một loại thuế vô hình đánh vào họ, và những người chịu hậu quả nặng nề nhất của thứ thuế này là những người có thu nhập cố định, không được điều chỉnh theo mức tăng giá như công nhân viên chức hưởng lương cố định theo ngạch của nhà nước, người nghỉ hưu, sinh viên v.v.
Đối với ngân hàng, lạm phát cũng gây nên áp lực tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh tín dụng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất vật chất, lạm phát khiến giá cả đầu vào tăng, khiến giảm lượng tiêu thụ và áp lực tăng lương từ người lao động. Nói tóm lại, khi giá cả trung bình của các mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng của nó có tính chất lan tỏa, tác động toàn diện tới các lĩnh vực của sản xuất, tiêu dùng khác. Ảnh hưởng của lạm phát sẽ giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập, có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng. Hơn nữa, khi lạm phát vượt qua ngưỡng nhất định thì sẽ làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Lạm phát được đo bằng 2 chỉ số cơ bản là chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index) và chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator). Do xăng dầu là một trong những mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa tiêu dùng để tính chỉ số CPI nên sự gia tăng liên tục của mặt hàng này sẽ trực tiếp làm CPI tăng lên, tức là đẩy chỉ số lạm phát lên cao. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế, nên khi giá đầu vào tăng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng tới sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát, đây chính là lạm phát thông qua hiện tượng giá cánh kéo. Phản ứng dây chuyền tăng giá sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước 2 sự lựa chọn: nếu giữ nguyên mức giá cũ thì sẽ dẫn tới thua lỗ hoặc phá sản, hoặc tăng giá nếu muốn giữ nguyên sản lượng. Nếu nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất sẽ tạo ra cung không đủ so với cầu và kéo theo tăng giá chung trong nền kinh tế và lạm phát xảy ra. Ngược lại, nếu nhiều doanh nghiệp cùng tăng giá thì sẽ làm tăng giá diện rộng cũng sẽ làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, thường được sử dụng trong phân tích kinh tế, đánh giá tình hình lạm phát, quan hệ cung cầu, sức mua của dân cư. CPI không phản ánh mức giá mà phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các mặt hàng trong "rổ" hàng hóa và dịch vụ đại diện.
CPI năm 2016
CPI năm 2016 tăng 4,74%, được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý tiệm cận dần theo giá thị trường. Tính chung CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. Mức tăng CPI tháng 12/2016 so với cùng kỳ năm 2015 và mức tăng CPI bình quân năm 2016 so với bình quân năm 2015 tăng cao hơn so với năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.
Chỉ số CPI năm 2016(nguồn tổng cục thống kê,2016)