Đơn vị: Tấn
Năm 2017 2018 2019
Sản lượng giao nhận 11752 16587 17549
Giao nhận hàng xuất 5217 7866 8409
(Nguồn: Phòng Giao nhận Công ty TNHH Hòa Bình) Nhìn bảng trên ta thấy sản lượng giao nhận bằng đường biển của công ty tăng đều qua các năm, tuy nhiên sản lượng tăng không lớn do sự đổi mới của thị trường, thị trường cạnh tranh tự do nên sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty giao nhận vận tải khác tới Hòa Bình là rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, không chỉ nhìn vào sản lượng giao nhận để đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của Công ty mà cần phải xem xét đến doanh thu và lợi nhuận mới có thể đánh giá một cách đúng đắn nhất về tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải biển của Công ty.
- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp làm gia công chế biến lắp ráp nên khối lượng hàng hoá là lớn. Do đó khối lượng hàng hoá do Công ty đảm nhận là khá lớn. Nhưng đa số hàng nhập khẩu lại theo giá CFR, CIF nên toàn bộ cước đều do các Công ty giao nhận nước ngoài thu, còn Công ty chỉ được hưởng theo một tỷ lệ hoa hồng nào đó. Còn hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu bán theo giá FOB nên cước vận tải hầu hết đều do khách hàng trả ở bên nước nhập khẩu.
Do đó, Công ty chỉ được thu hoa hồng từ việc làm đại lý và các chi phí phát sinh như: Chi phí giao dịch, bến bãi... Chính vì vậy có thể sản lượng hàng hoá giao nhận của Công ty tăng nhưng chưa chắc doanh thu đã tăng và chưa thể khẳng định là kinh doanh có hiệu quả.
2.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty công ty TNHH tư vấn thương mại và xuất nhập khẩu Hòa Bình
Bảng 2.6. Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty Hòa Bình
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Doanh thu (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Xuất khẩu bằng đường biển 833 31,2% 1167 29,0% 1470 29,2%
Nhập khẩu bằng
đường biển 1838 68,8% 2859 71,0% 3564 70,8%
Tổng 2671 100% 4026 100% 5034 100%
(Nguồn: Công ty TNHH Hòa Bình)
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm hơn 60% tổng doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hóa theo phương thức vận tải công ty. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu lớn hơn giao nhận hàng hóa xuất khẩu mặc dù nhà nước ta luôn khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu song trên thực tế kim ngạch xuất khẩu nước ta luôn nhỏ hơn kim ngạch nhập khẩu, điều đó cũng dẫn tới hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu. Năm 2017 doanh thu đạt hơn 833 triệu chiếm 31.2%, năm 2018 doanh thu đạt 1167 tăng hơn 334 triệu so với năm 2017, doanh thu năm 2019 đạt 1470 triệu chiếm 29.2% triệu so với năm 2018.
Doanh thu giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển chiếm tỉ trọng khá cao và đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm qua. Doanh thu năm 2017 đạt 1838 triệu chiếm gần 68.8%, doanh thu năm 2018 đạt 2859 triệu chiếm 71% tổng doanh thu. Năm 2019 doanh thu tiếp tục tăng, doanh thu đạt 3564 triệu, chiếm 70.8% tăng 705.18 triệu so với năm 2018.
Điều này cho thấy hoạt động giao nhận xuất – nhập khẩu bằng đường biển là hoạt động khá quan trọng tạo nên doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Mặt khác, điều này cùng nói lên trình độ container hóa của nước ta ngày càng cao theo xu hướng của thế giới.
2.2.2.3. Chi phí của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty công ty TNHH tư vấn thương mại và xuất nhập khẩu Hòa Bình
Hình 2.4. Chi phí dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty Hòa Bình
(Nguồn: Công ty TNHH Hòa Bình)
Chi phí của công ty tăng qua các năm 2016, 2017, 2018. Cụ thể năm 2018 tăng 975,96 triệu đồng tương ứng 46% so với 2017 và năm 2019 tăng 967,44 triệu đồng tương ứng 31% so với 2018.
Nguyên nhân là do sản lượng hàng hóa giao nhận tăng qua các năm nên chi phí tăng. Bên cạnh đó, năm 2019, tình hính lạm phát và giá cả tăng. Đồng thời còn có tác động đáng kể khi xăng dầu tăng giá theo diễn biến giá thế giới và việc tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu từ đầu năm 2019 làm cho chi phí tăng đáng kể.
2.2.2.4. Lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty công ty TNHH tư vấn thương mại và xuất nhập khẩu Hòa Bình
Hình 2.5. Lợi nhuận từ dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty Hòa Bình
(Nguồn: Công ty TNHH Hòa Bình)
Nhìn chung, có thể thấy lợi nhuận từ dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Hòa Bình tăng qua các năm. Ta thấy lợi nhuận lợi nhuận vào hai năm 2018 và năm 2019 không chênh lệch nhiều nhưng tăng mạnh vào năm 2018 đạt 966 triệu đồng, tăng 378 triệu đồng tức 64% so với năm 2017. Nguyên nhân là do sản lượng của năm 2018 tăng so với 2017. Bên cạnh đó, giá dầu thô tính đến ngày 21/12/2018 (kỳ điều hành giá cuối cùng) đã giảm hơn 19% so với đầu năm, giá dầu mỏ giảm tác động đến toàn bộ thị trường kinh tế thế giới làm giá cước vận chuyển bằng tàu biển giảm. Năm 2019, lợi nhuân đạt 1006 triệu đồng tăng 40 triệu đồng tức 4%. Lợi nhuận 2019 có tăng, tuy nhiên không đáng kể là do năm 2019 lạm phát tăng vì vậy chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
2.2.3. Phân tích các nhân tố tác động tới dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập bằng đường biển của công ty TNHH Hòa Bình
2.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài
a. Nhà cung cấp
Hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các hãng tàu, hãng hàng không…hoạt động của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng cung cấp các dịch vụ này. Vì công ty TNHH Hòa Bình kinh doanh dịch vụ hiện nay không thể đủ lượng vốn lớn để tự trang bị cho mình đầy đủ các trang thiết bị để vận chuyển hàng hóa như tàu, máy bay…hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung ứng.
b. Đối thủ cạnh tranh
Công ty phải luôn tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, không được lơ là và coi thường đối thủ cạnh tranh nào. Những thay đổi về giá cước và dịch vụ khác hàng không phù hợp không những ảnh hưởng đến công ty còn ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh tranh khác, làm khách hàng mất niềm tin vào các công ty giao nhận. Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh như công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương (Transimex- Sài Gòn), công ty Cổ phần vận tải và thương mại (Vinalink), “K” LINE, NYK…
c. Khách hàng
Khách hàng là lực lượng quan trọng mà công ty Hòa Bình hướng tới, công ty muốn tồn tại và phát triển công ty phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phải làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường. Trong ngành giao nhận khách hàng là các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Muốn tồn tại và phát triển công ty phải hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng, phát hiện những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua của từng khách hàng qua đó phải tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ như vậy khách hàng mới tin tưởng mới tiếp tục sử dụng dịch vụ của
mình. Tóm lại, khách hàng ảnh hưởng rất lớn tới quyết định kinh doanh của công ty, công ty phải hướng mọi hoạt động tới khách hàng.
d. Yếu tố tự nhiên
Hoạt động giao nhận hàng hóa là hoạt động vận chuyển và làm các dịch vụ liên quan để hàng hóa di chuyển từ người gửi đến người nhân nên nó chịu ảnh hưởng rất rõ rệt của các biến động thời tiết. Trong quá trình hàng lênh đênh trên biển, nếu gặp bão biển, động đất, núi lửa,… thì nguy cơ hàng hóa hư hỏng, tổn thất là rất lớn. Điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Không chỉ thiên tai, có khi sự thay đổi nhiệt độ giữa hai khu vực địa lý khác nhau cũng có thể ảnh hưởng, chẳng hạn như làm cho hàng bị hấp hơi, để bảo quản đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp như dùng loại container đặc biệt. Điều đó làm tăng chi phí vận chuyển lên khá nhiều.
e. Cơ sở pháp lý
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động giao nhận vận tải vì Nhà nước có những chính sách thông thoáng, rộng mở sẽ thúc đấy sự phát triển của giao nhận vận tải, ngược lại sẽ kìm hãm nó.
Khi nói đến cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước, chúng ta không thể chỉ nói đến những chính sách riêng giao nhận, cơ chế ở đây bao gồm tất cả các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu, từ đó tạo ra nguồn hàng cho hoạt động giao nhận như áp dụng mức thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu, đổi mới Luật Hải quan, Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,….
Đặc biệt là chính sách khuyến khích xuất khẩu, trong đó nổi bật là nghị định 57/CP cho phép mọi các doanh nghiệp được tham gia vào lịnh vực giao nhận. Nó tạo ra cơ hội cho Công ty
Hòa Bình được thành lập và tham gia vào ngành dịch vụ này. Ngoài ra chính sách hạn chế nhập khẩu như đánh thuế hàng nhập khẩu cao khiến lượng hàng hóa nhập khẩu giảm, dẫn đến hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu giảm đi.
Đối với chính sách Hải quan, nếu như trước đây, bên Hải quan sẽ giúp chủ hàng khai Hải quan, thì bây giờ trách nhiệm khai Hải quan thuộc về chủ hàng. Điều này khiến dịch vụ khai thuê Hải quan rất phát triển, mà người thành thạo trong lĩnh vực này không ai khác là người giao nhận. Từ đó vị trí của người giao nhận càng được nâng cao.
2.2.3.2. Các nhân tố bên trong
a. Tài chính
Nhân tố này tạo niềm tin và củng cố thêm hoạt động giao nhận của Công ty. Chúng ta biết rằng thường các công ty giao nhận phải trả tiền cước vận tải rồi mới thu tiền của khách hàng sau vì vậy yêu cầu công ty phải có số vốn đủ lớn để có thể tăng hoạt động giao nhận.
b. Thương hiệu và uy tín của công ty
Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với công ty TNHH Hòa Bình là một công ty non trẻ và nhỏ trong lĩnh vực được đánh giá là mang tính thời vụ và cạnh tranh khốc liệt. Hiện nay Công ty đang xây dựng thương hiệu và uy tín bằng cách dựa trên chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thực tế cho thấy, có đến 85% khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ của Công ty có phản hồi tốt và tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty. Có thể thấy Công ty đang làm tốt trong việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình.
c. Nhân tố con người
Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong công ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Cụ thể có thể thấy tất cả các cán bộ công nhân viên của công ty đều có trình độ từ cao đẳng và đại học. Các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như hoạt động giao
nhận hàng hóa nếu được các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo trong công việc và kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả. Năng lực quản lý của ban quàn lý công ty cũng ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của công ty, ban giám đốc có chủ trương, chính sách quản lý tốt, khoa học sẽ thúc đẩy công ty phát triển, nhân viên trong công ty sẽ làm việc một cách tận tình và hiệu quả hơn.
d. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Sự đầu tư của công ty dành cho xe vận tải hàng hóa, kho riêng, các dụng cụ chuyên dùng cho giao nhận hàng hóa… sẽ thúc đẩy hoạt động giao nhận đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và giúp việc giao nhận hàng được nhanh chóng và chủ động hơn. Tuy nhiên, khi hàng hóa qua nhiều thì số lượng xe vận chuyển của công ty không đủ, gây cản trở trong quá trình giao nhận hàng.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÒA BÌNH
2.3.1. Kết quả
- Công ty có mạng lưới đối tác ở hầu hết các đầu mối giao thông quan trọng trên cả nước và có các đại lý ở nước ngoài, thiết lập liên doanh trong lĩnh vực giao nhận, bảo đảm vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn, thuận lợi trên các tuyến đường.
- Trên thị trường quốc tế, phạm vi kinh doanh được mở rộng ra nhiều như Mỹ, Đức, Hà Lan,…Tuy nhiên khu vực Đông Nam Á lại là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hàng hóa giao nhận của Công ty.
- Công ty đã mở rộng nghiệp vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
độ chuyên môn để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
2.3.2. Hạn chế
- Lợi nhuận tuy tăng qua các năm nhưng mức tăng không lớn cho thấy sức duy trì cạnh tranh chưa tốt. Tình hình cạnh tranh gia tăng khiến khách hàng có quyền lực hơn trong việc lựa chọn công ty cung ứng dịch vụ cho mình, đồng thời các hãng cung cấp dịch vụ vận tải như hãng tàu, hãng vận tải đường bộ,… cũng đẩy giá lên cao hơn, đặc biệt nếu công ty không có mối quan hệ và uy tín tốt.
- Công ty chưa trở thành viên của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) và các hiệp hội khác cũng là một khó khăn cần khắc phục vì vậy công ty sẽ không được hưởng những chính sách trợ giúp, những hỗ trợ từ tổ chức này, lợi thế cạnh tranh của công ty cũng sẽ giảm xuống đáng kể.
- Nhiều cơ hội kinh doanh với các đối tác nước ngoài bị bỏ lỡ.
- Với số vốn hạn chế khó để trở thành một công ty giao nhận vận tải “lớn mạnh”.
Thiếu nguồn vốn nên cơ sở vật chất, kho bãi, phương tiện chuyên chở… cũng không thể đáp ứng được hết các yêu cầu của dịch vụ, lợi nhuận của công ty trên mỗi đơn hàng không thể tối đa vì phải chi cho các ngành khác như kinh doanh kho bãi, phương tiện chuyên chở…
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Hòa Bình là công ty còn non trẻ về tuổi đời và khả năng tài chính còn yếu nên chưa cạnh tranh nỗi với những công ty giao nhận ra đời lâu, có vị thế ổn định, có tên tuổi, khả năng tài chính vững mạnh để thực hiện những đơn đặt hàng lớn. - Chưa đủ tiềm lực tài chính để đầu tư cho cơ sở vật chất hiện đại vì vậy làm chi phí tăng.
- Hiện nay, một số công tác trong quá trình giao nhận, công ty không trực tiếp thực hiện mà đi thuê ngoài nên chất lượng chưa ổn định.
- Chưa tận dụng tốt nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng.
- Một số nhân viên kinh doanh chưa có khả năng giao tiếp và xử lý tình huống khi giao tiếp với khách hàng.