2.1.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường2.1.1.1 Vị trí địa lý 2.1.1.1 Vị trí địa lý
Kim Sơn là huyện ven biển thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở Đông Nam của tỉnh Ninh Bình cách thành phố Ninh Bình 30 km, có tọa độ địa lý 19056’00” đến 20009’ vĩ độ Bắc và từ 106002’05” đến 106019’20” kinh độ Đông, diện tích tự nhiên 215,71 km2, bao gồm 26 xã và 02 thị trấn. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Yên Khánh, Yên Mô.
- Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định). - Phía Tây giáp huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa). - Phía Nam giáp biển Đông.
Với vị trí phía Nam giáp biển Đông với chiều dài gần 18 km cùng những đa dạng sinh học nổi bật đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận tiện bao gồm: có quốc lộ 10; tỉnh lộ 480, 480B, 481 và hệ thống đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 1021 km chạy qua nhiều xã trong huyện.
Như vậy vị trí địa lý của huyện Kim Sơn tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường thủy chạy qua tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện và giao lưu kinh tế với các huyện lân cận.
2.1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự chi phối của bức xạ mặt trời nội chí tuyến, của hai hệ thống gió mùa Đông Bắc và Tây Nam và tác động của biển. Chế độ bức xạ và giờ nắng thuộc loại trung bình so cả nước.
biến động lớn về nhiệt vào mùa đông, ổn định vào mùa hạ. Vào mùa đông, nhiệt độ dao động trong khoảng 15-20 độ C, mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm với nhiệt độ trung bình lớn hơn 25 độ C. Thời gian chuyển tiếp mùa nóng sang mùa lạnh từ 15 tháng 10 đến 31 tháng 11. Nhìn chung, tổng nhiệt độ không khí của Kim Sơn khá dồi dào nhưng phân bố không đều theo thời gian trong năm.
Chế độ mưa có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa tương ứng với mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô tương ứng với mùa lạnh (tháng 11 đến tháng 4). Tổng lượng mưa trung bình năm khoảng 1800-1900 mm với số ngày mưa trung bình phụ thuộc nhiều vào các yếu tố gây mưa như bão, hội tụ nhiệt đới,… nên tổng lượng mưa cũng như phân bố lượng mưa theo các tháng trong mùa cũng có nhiều thay đổi. Các năm mưa nhiều lượng mưa ở Kim Sơn đạt tới 2800-3000 mm, trong các năm ít mưa chỉ đạt 700-800mm.
Độ ẩm không khí: Do vị trí sát biển nên Kim Sơn thuộc miền khí hậu thường xuyên ẩm ướt, độ ẩm tương đối trung bình năm của các vùng đều có trị số 85-86%, các tháng có độ ẩm thấp nhất cũng vào khoảng 81-82%. Độ ẩm tương đối biến thiên theo mùa. Mùa khô độ ẩm tương đối trung bình có thể thấp hơn 60-70%, mùa mưa độ ẩm tương đối trung bình có thể dao động trong phạm vi 85-90% tùy theo lượng mưa các tháng.
Điều kiện bức xạ: Nằm trong vùng nội chí tuyến, thời gian chiếu sáng dài nên Kim Sơn có một chế độ bức xạ dồi dào, hàng năm mặt đất nhận được một nguồn năng lượng bức xạ mặt trời tới gần 230 Kcal/cm2/năm.
Bão, gió lớn: Kim Sơn nằm trong vùng ảnh hưởng bão từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, mỗi năm có khoảng 9-10 cơn bão hoạt động trên biển Đông. Các cơn bão thường gây nên những biến động thời tiết cực kỳ mạnh mẽ, do nằm sát biển nên khi bão đổ bộ vào có tốc độ gió rất cao (trong vùng đã quan sát được tốc độ gió 45-50m/s). So với các khu vực khác của tỉnh Ninh Bình, Kim Sơn là khu vực chịu ảnh hưởng của vận tốc gió do bão lớn nhất. Bên cạnh sức phá hoại mạnh mẽ của gió, nước dâng do bão tàn phá đê biển gây nhiễm mặn.
2.1.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi
- Huyện Kim Sơn có tiềm năng về đất đai, khí hậu phù hợp để phát triển cây trồng hàng năm cho năng suất cao. Hiện nay, diện tích tự nhiên của huyện đang không ngừng mở rộng.
- Nằm giữa lưu vực của sông Đáy và sông Càn nên có thuận lợi lớn trong các hoạt động phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản và giao thông đường thủy.
- Có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh với tuyến quốc lộ 10, tỉnh lộ 480, 480B, 481,... chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị và thu hút đầu tư.
* Khó khăn
- Địa hình huyện Kim Sơn là vùng trũng của đồng bằng sông Hồng, nơi đón nhận của một số cửa sông như; sông Càn, sông Đáy với cửa thoát lũ của sông Đáy, mặt khác sông Đáy cũng là sông phân lũ của sông Hồng đã tạo nên một chế độ thủy văn phức tạp có nhiều biến động với cường độ lớn.
- Kết cấu hạ tầng được huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp có nhiều thay đổi về diện mạo nhưng còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
- Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai trong những năm qua chưa được quản lý chặt chẽ, mức độ khai thác còn chưa tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, nên chưa mang lại hiệu quả cao tương xứng với tiềm năng đất đai và chưa đảm bảo được quá trình phát triển bền vững.
2.1.2. Các yếu tố kinh tế xã hội2.1.2.1 Dân số và lao động 2.1.2.1 Dân số và lao động
Năm 2019, mật độ dân số bình quân 780 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã; cao nhất là thị trấn Phát Diệm 7803 người/km2 và thấp nhất là thị trấn Bình Minh 413 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Kim Sơn ổn định ở mức 0,98 %.
Lao động trong độ tuổi của huyện có 170.635 người, trong đó 94.038 người đang trong độ tuổi lao động, người theo đạo công giáo chiếm 46,7%.
Thực hiện các chương trình, mục tiêu và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo… trong 5 năm từ 2015 đến 2019 đã tạo công ăn việc làm cho gần 12000 lao động
2.1.2.2 Cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2017 – 2019, kinh tế tăng trưởng của huyện khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện
cả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thu ngân sách cao. Công tác giảm nghèo được thực hiện tích cực, đời sống người dân ổn định và được cải thiện nhiều mặt. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện bình quân hàng năm đạt 12,7%; trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 21,3%; thương mại dịch vụ tăng 14,9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giảm từ 53% xuống còn 37% ; công nghiệp và xây dựng từ 31,2% lên 39%; thương mại dịch vụ tăng từ 15,8% lên 24%.
Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2017 - 2019 (%)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2019
- Nông lâm thuỷ sản 53,0 37,0
- Công nghiệp – Xây
dựng 31,2
39,0
- Dịch vụ - Thương mại 15,8 24,0
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kim Sơn)
2.1.2.3 Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội
* Những kết quả đạt được
- Tăng trưởng kinh tế của huyện những năm gần đây tương đối cao và khá ổn định. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến theo hướng tích cực, bước đầu hình thành một số sản phẩm mũi nhọn có giá trị kinh tế cao và phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện.
- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, nhiều chủ trương, chính sách và chương trình Quốc gia về phát triển văn hóa - xã hội thực hiện đạt kết quả tích cực như: xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thực hiện xóa đói giảm nghèo, ..., xây dựng nếp sống văn hóa mới.
- Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư mạnh (đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi và điện) phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Công nghiệp đang phát triển tuy còn nhỏ bé, song một số dự án công nghiệp lớn như cụm công nghiệp Đồng Hướng,... được hình thành đã bước đầu thu hút các nhà đầt tư sản xuất, kinh doanh và các điểm công nghiệp nhỏ ở các xã, thị trấn đã hình thành, đang được chú trọng.
- Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong điều kiện đặc thù của huyện đa dạng về văn hoá, tôn giáo được thực hiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.
* Những hạn chế cần khắc phục
- Cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp, năng suất lao động thấp, công nghiệp còn nhỏ bé và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu. Nguồn lao động đông nhưng chất lượng lao động còn thấp và cán bộ quản lý có năng lực ở địa phương chưa nhiều. Số doanh nghiệp đầu tư lớn trên địa bàn còn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và số lượng còn thấp so với tiềm năng.
- Kết cấu hạ tầng của huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công cuộc kiên cố hóa kênh mương và cứng hóa giao thông nông thôn do đặc điểm tự nhiên của huyện có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng các con sông lớn nhỏ có chiều dài hơn 100km, tổng chiều dài hệ thống kênh cấp I, cấp II là 908,8 km và tổng số đường trục xã, thị trấn, liên xã, thôn, xóm và các đường trục chính nội đồng là 928,6km.
- Về văn hóa, xã hội: Kim Sơn là huyện có quy mô dân số tương đối lớn khoảng 780 m2/người, bằng 1,15 lần mức bình quân của tỉnh (tỉnh Ninh Bình 675 m2/người). Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa đáp ứng nhu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu đổi mới do vậy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế.
Nền kinh tế của Kim Sơn trong những năm gần đây đang có tốc độ trưởng cao, nhưng giá trị tuyệt đối và quy mô nền kinh tế nhỏ, chưa tạo ra được nguồn lực mạnh để có bước đột phá đi lên.
Nhìn chung, điểm xuất phát của nền kinh tế Kim Sơn vẫn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện nhất là kinh tế biển. Do đó trong nhưng năm tới cần phải có những chính sách và biện pháp cụ thể, khoa học, để khai thác và huy động mọi nguồn lực trong đó bao gồm nội lực và ngoại lực tạo ra bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội của huyện.