quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất
Tiến hành lập các tổ công tác thanh tra, kiểm tra công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu và cấp đồi. Song song với việc tiến hành đăng ký đất đai là việc thánh tra kiểm tra để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra một cách chặt chẽ, đúng đắn, thời gian xử lý nhanh chóng, gọn lẹ.
Công tác cấp giấy chúng nhận phải được thực hiện trên cơ sở công khai, minh bạch, chính xác, khoa học. Trong quá trình thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng những yếu tố đó phải đảm bảo được độ chính xác cao nhất.
Nếu trong trường hợp thanh tra kiểm tra công tác cấp giấy chứng nhận gặp sai phạm thì phải yêu cầu cán bộ thụ lý hồ sơ tiến hành xem xét, thực hiện lại.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận
Đất đai là tài nguyên, nguồn lực vô cùng quan trọng, gắn liền với sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Quản lý và giữ gìn đất là nhiệm vụ cơ yếu. Tại Việt Nam, quản lý Nhà nước về đất đai được coi là một trong những chính sách hàng đầu để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, duy trì sự phát triển của đất nước.
Một trong những công việc quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai chính là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cấp giấy chứng nhận được coi là tiền đề cũng như cơ sở để cung cấp số liệu, thông tin quản lý đất đai hợp lý, chặt chẽ, hiệu quả. Công tác cấp giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu sử dụng, tra cứu hệ thống hồ sơ địa chính ngày càng tăng, hồ sơ địa chính phải luôn được cập nhật, hoàn thiện, muốn vậy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cần phải được quan tâm, chú trọng để theo kịp với sự thay đổi, biến động đất đai nhằm đáp ứng sự mong đợi, yêu cầu của công dân, tổ chức.
Tại huyện Kim Sơn công tác cấp giấy chứng nhận được chú trọng và quản lý rất chặt chẽ.. Đất đai được coi là đối tượng mang tính chất đặc biệt. Công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Kim Sơn đã đạt được những thành tựu đáng kể, được tiến hành có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện. Từ những nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện chuyên đề đưa ra một số giải pháp chủ yếu về pháp luật, pháp chế, chính sách giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận; giải pháp về tài chính và một số giải pháp khác phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Cần đầy nhanh tiến độ thực hiện dự án hoàn thiện hồ sơ địa chính tổng thể trên địa bàn huyện Kim Sơn theo hướng điện tử hóa phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai hiện đại.
Đối với Bộ Tài nguyên môi trường
Tiếp tục có những điều chỉnh và ban hành luật để có thể xử lý hết được những vướng mắc của các cấp dưới chưa giải quyết được
Thường xuyên kiểm tra rà xoát và đôn đốc các tỉnh về việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính để có thể quản lý đất đai dễ dàng.
Tổ chức các đợt tập huấn, phổ biến các thay đổi mới của luật quy định.
Cần xem xét để ban hành một hệ thống văn bản pháp luật và các quy định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, chặt chẽ và đồng bộ, phù hợp với thực tế quản lý đất đai.
Đối với UBND tỉnh – Sở Tài nguyên môi trường
Cử cán bộ đi tập huấn những đợt do các bộ tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ.
Đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa và cơ chế“một cửa” nhằm thay đổi cơ bản quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức,công dân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình hàng quý làm việc với UBND huyện để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đối với các trường hợp đề nghị xem xét cấp giấy chứng nhận có nhiều vướng mắc, còn tồn tại.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho chủ sử dụng đất thực hiện các NVTC, nghiêm cấm đặt thêm các khoản thu ngoài quy định của pháp luật.
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai trong năm 2020, huyện tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu như:
Kiện toàn, củng cố, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực và kinh nghiệm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và môi trường đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa chính.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu tại các đơn vị chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
đất đai, tài nguyên và môi trường. Tổ chức chương trình hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tiến hành giải quyết kịp thời những vụ việc trong lĩnh vực đất đai, quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Lãnh đạo các cấp tập trung chỉ đạo giải quyết tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện chính sách đất dịch vụ để đẩy nhanh tiến độ giao đất dịch vụ cho công dân.
Đối với cán bộ sẽ tổ chức thi tuyển công chức, viên chức vào Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh: Lấy 80% cán bộ có chuyên môn quản lý đất đai như kỹ sư quản lý đất đai, cử nhân địa chính, còn lại 20% là cán bộ có chuyên môn quản lý nhà ở, xây dựng, quy hoạch và tin học.
Đăng báo và tổ chức thi tuyển công khai theo yêu cầu của Luật Công chức, viên chức, dứt khoát không nể nang để nhận, tuyển cán bộ không đạt yêu cầu. Trình độ cán bộ phải từ đại học trở lên.
Không để cho cán bộ có cơ hội phiền hà, không dám đấu tranh với những hành vi hối lộ cán bộ của công dân. Hàng năm tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, động viên cán bộ khi gia đình gặp cảnh khó khăn.
Đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long
- Tập trung tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt trong công tác lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận lần đầu, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, quan tâm thẩm tra việc xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất của UBND cấp xã để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất ở địa phương. Tập trung việc thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở còn tồn tại trên địa bàn, chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tổ chức phát giấy chứng nhận cho các hộ đã duyệt cấp giấy, đồng thời khắc phục tất cả những tồn tại nêu trên.
Đối với Văn phòng Đăng ký đât đai
- Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đầy đủ các nội dung những hồ sơ còn thiếu sót. - Rà soát tổng hợp những hồ sơ đã cấp giấy chứng nhận cấp trước đây không đủ hạn mức, không cấp đất nông nghiệp liền kề đất ở cho các hộ dân và thực hiện cấp đổi theo đúng Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, Thông
tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khắc phục tất cả những tồn tại nêu trên.
Đối với Uỷ ban nhân dân các xã
- Thực hiện tốt công tác quản lý các hồ sơ địa chính, bản đồ giải thửa hiện có tại xã, thường xuyên chỉnh lý các biến động, cập nhật các quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn vào bản đồ địa chính trên bản đồ và hồ sơ địa chính. Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của UBND tỉnh và huyện để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện trong việc nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện hộ gia đình sử dụng đất không đúng mục đích được giao hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT -BTNMT hướng dẫn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT hướng dẫn quy định về hồ sơ địa chính.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình, Văn phòng đăng ký đất đai (2019), quyết định số 231/ QĐ-VPĐK hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
4. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất
6. Luật Đất đai năm 2013, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Th.S Nguyễn Thanh Lân , bài giảng học phần “ Đăng ký thống kê đất đai và bất động sản, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
8. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Ninh Bình. Quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2015- 2020;