6. Bố cục đề tài
2.1. Giới thiệu về huyện Thường Tín
2.1.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp. Việc sử dụng đất đai
54
ngày càng có hiệu quả hơn góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 12.738,64 ha, trong đó, đất sử dụng cho nông nghiệp là 161,6 ha.
Các cấp chính quyền, địa phương huyện Thường Tín đã có rất nhiều cố gắng trong công tác QLNN về đất đai. Từ đó, tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện từng bước đi vào nề nếp, việc bố trí, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn, gắn chặt với quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Tình hình quản lý sử dụng đất có chuyển biến rõ rệt, hầu hết các xã, thị trấn không còn để xảy ra tình trạng buông lỏng lãnh đạo, quản lý, vi phạm cấp bán đất công, chiếm đất trái pháp luật. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khó khăn vướng mắc, tổ chức thực hiện hoàn thành cơ bản công tác kiểm tra, lập hồ sơ, xét duyện được 5.142 (đạt 96,2%) trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở còn vướng mắc tồn tại. Chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung kiểm tra, thiết lập hồ sơ, ban hành các quyết định xử lý, cưỡng chế các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền, trình UBND huyện ban hành Quyết định xử lý cưỡng chế vượt thẩm quyền cấp xã, Uỷ ban nhân dân các xã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình, khôi phục tình trạng đất như trước khi vi phạm. Năm 2018, đã tổ chức xử lý 116 trường hợp vi phạm; đã chỉ đạo tổ chức xử lý 62 trường hợp vi phạm. Cùng với đó Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân, cán bộ có vi phạm, buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng.
Từ năm 2018 đến nay đã xử lý kỷ luật 4 Tổ chức Đảng và 27 cán bộ, Đảng viên. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tổ chức vận động
55
nhân dân thực hiện hoàn thành cơ bản công tác dồn điện đổi thửa đất nông nghiệp: 28.519 hộ/4.546 ha. Công tác lập, quản lý hô sơ địa chính: Hoàn thành công tác lập, quản lý hô sơ địa giới hành chính và vẫn đang tiếp tục đo đạc tổng thể lập hoàn thiện hồ sơ dữ liệu quản lý đất đai đối với các xã, thị trấn.
Huyện cũng đã hoàn thành cơ bản công tác cấp Giấy CNQSD đất nông nghiệp, đất ở cho nhân dân trên địa bàn. Đối với đât nông nghiệp đã cấp được 31.142 Giấy CNQSD đất nông nghiệp (đạt 99,8%). Trong đó, trước dồn điền đổi thửa đã cấp Giấy CNQSD đất nông nghiệp được 98,2% sau dồn điền đổi thửa đã cấp lại cơ bản toàn bộ Giấy CNQSD đất. Đối với đất ở đã cấp được 44.946 Giấy CNQSD đất (đạt 98,4%).
Bên cạnh đó, huyện hoàn thành công tác thống kê đất đai cấp huyện, xã, công tác lập, điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2017, giải quyết xong 24 vụ tranh chấp, khiếu nại, kiến nghị về đất đai; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn giải quyết các vụ việc còn tồn tại. Thực hiện xong cơ bản công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đợt 1, ra thông báo, tiếp tục thực hiện thu hồi đất đợt 2 dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện. Thực hiện xong thu hồi đất dự án xây dựng Viện Pháp y Tâm thần Trung ương, dự án đường điện Thường Tín – Phú Xuyên; triển khai thu hồi đất để thực hiện dự án Cụm Công nghiệp làng nghề Văn Tự; giải quyết vướng mắc, thu hồi đất đối với các trường hợp còn tồn tại ở 3 xã thuộc dự án xây dựng mở rộng đường Pháp Vân – Cầu Giẽ. Giải quyết tồn tại, giao đất kinh doanh dịch vụ dự án Cụm công nghiệp Quất Động mở rộng, Cụm công nghiệp làng nghề Tiền Phong.
Phát huy những thành tích đã đạt được, trong những tháng cuối năm huyện Thường Tín tiếp tục tập trung chỉ đạo, củng cố, thiết lập chặt chẽ hồ sơ quản lý đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sau khi hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xử lý dứt điểm theo quy định đối với các
56
trường hợp sử dụng đất có vi phạm còn tồn tại. Đẩy mạnh thực hiện kịp thời hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất để thực hiện các dự án. Tăng cường giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai, không để xảy ra tình hình khiếu kiện phức tạp trên địa bàn. Tăng cường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác tài nguyên môi trường từ huyện đến cơ sở.
Để trở thành một quận của Thủ đô trong tương lai, Thường Tín đặc biệt chú trọng điều chỉnh các đồ án quy hoạch gắn với quy hoạch liên huyện và đô thị vệ tinh Phú Xuyên. Đồng thời ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông: Phối hợp thực hiện dự án mở rộng quốc lộ 1A cũ, phát triển hệ thống giao thông gắn với đường gom cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường Ngọc Hồi – Phú Xuyên, các tuyến đường trục Đông – Tây của huyện. Cùng với đó là đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị.
Những ngày cuối tháng 8 năm 2020, dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Thường Tín được khởi công, đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Dự án có tổng diện tích đất hơn 21 nghìn m2, nằm cạnh trung tâm thị trấn sầm uất, nhưng nhờ sự đồng thuận cao của người dân, công tác giải phóng mặt bằng rất nhanh chóng, thuận lợi. Ðáng chú ý, phần lớn diện tích đất này là đất 5% giao cho các hộ dân, cho nên khi tiến hành bồi thường theo giá đất nông nghiệp, rất nhiều người so sánh với mặt bằng giá đất chung khu vực thị trấn. Tuy nhiên, khi được chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể vận động, làm rõ mục tiêu của dự án không chỉ phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục, mà còn tạo điều kiện để huyện triển khai dự án mở đường 427 theo hướng tuyến mới, thì người dân rất đồng thuận. Chỉ trong khoảng một tháng, công tác giải phóng mặt bằng liên quan gần 160 hộ dân ở thôn Yên Phú, xã Văn Phú đã hoàn thành, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
57
Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung như trồng lúa chất lượng cao ở các xã Thắng Lợi, Dũng Tiến, Nghiêm Xuyên; vùng trồng rau an toàn ở xã Tân Minh, xã Vân Tảo; vùng trồng cây ăn quả ở xã Chương Dương, xã Tự Nhiên… từng bước nâng cao đời sống nông dân. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 47 triệu đồng vào cuối năm 2018, gấp hơn ba lần so với gần 14 triệu đồng vào năm 2010. Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm bằng việc duy trì gần 170 tổ nhóm thu gom, vận chuyển rác thải, đầu tư xây dựng mới 20 điểm trung chuyển rác thải.
Huyện Thường Tín nằm ở vị trí quan trọng, cửa ngõ phía nam thành phố, đồng thời có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trong những năm gần đây, huyện Thường Tín cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách khác, trong đó có diễn biễn phức tạp về quá trình đô thị hóa khiến cho hệ thống hạ tầng trong suốt thời gian dài, nhất là hạ tầng giao thông của huyện gặp nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự kết nối giữa các xã trong huyện và giữa huyện với các địa phương khác.
2.2. Thực trạng tranh chấp đất đai và kết quả giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND huyện Thƣờng Tín
Việc gia tăng về số vụ việc có liên quan đến tranh chấp đất đai cơ bản đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương. Thực tế về các tranh chấp đất đai theo thống kê trên địa bàn huyện Thường Tín theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thƣờng Tín giai đoạn 2016 – 2020
STT Đơn vị hành chính
Số vụ tranh chấp đất đai phát sinh trên địa bàn 2016 2017 2018 2019 2020
58 Tín 2. Chương Dương 5 7 6 3 1 3. Dũng Tiến 4 1 5 7 6 4. Duyên Thái 1 2 1 4 8 5. Hà Hồi 3 1 1 2 5 6. Hiền Giang 5 3 1 1 2 7. Hòa Bình 0 1 2 0 1 8. Khánh Hà 1 4 1 1 0 9. Hồng Vân 3 1 1 2 1 10. Lê Lợi 1 2 0 1 1 11. Liên Phương 3 4 5 5 4 12. Minh Cường 2 1 1 1 0 13. Nghiêm Xuyên 3 1 1 4 2 14. Nguyễn Trãi 5 2 2 1 1 15. Nhị Khê 6 3 1 5 2 16. Ninh Sở 3 0 1 0 2 17. Quất Động 2 2 4 4 1 18. Tân Minh 1 5 1 2 2 19. Thắng Lợi 3 6 7 7 3 20. Thống Nhất 0 1 1 2 2 21. Thư Phú 1 1 1 3 0 22. Tiền Phong 7 4 3 4 3 23. Tô Hiệu 5 4 5 3 3 24. Tự Nhiên 2 7 7 1 1 25. Vạn Điểm 1 2 6 5 3 26. Văn Bình 4 3 3 4 2 27. Văn Phú 0 1 0 1 2
59
28. Văn Tự 1 1 1 2 1
29. Vân Tảo 0 2 0 1 1
Tổng 74 73 69 78 62
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín)
Theo bảng số liệu nêu trên phần nào đã phản ánh tính chất phức tạp trong những vụ việc về giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra trên địa bàn huyện Thường Tín. Các vụ tranh chấp đất đai tại các xã có xu hướng tăng dần vào giai đoạn 2017 – 2019 và giảm dần về năm 2020 đã cho thấy việc người dân đang dần nắm bắt được pháp luật về đất đai để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình. Đồng thời, cũng cho thấy được công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai tại các xã đã đạt được hiệu quả nhất định, kéo theo đó là kỹ năng chuyên môn của các cán bộ công chức cũng đang dần được cải thiện đáng kể.
Trong giai đoạn thực hiện Luật đất đai 2013, huyện Thường Tín vẫn luôn nghiêm túc thực hiện các quy định về Luật đất đai nhằm tạo điều kiện xử lý triệt để những tranh chấp phát sinh cũng như đảm bảo, giảm nguy cơ xấu, đồng thời, làm tăng uy tín và lòng tin của nhân dân vào hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt là hoạt động tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai tại các UBND các cấp. Đồng thời, thông qua quá trình về QLNN về vấn đề này đã đảm bảo cho công tác quản lý về vấn đề này của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên thực tế đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình tiến hành hoạt động hòa giải trong tranh chấp đất đai tại các cấp chính quyền cơ sở tại địa bàn huyện Thường Tín thì các cơ quan hành chính Nhà nước đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc Pháp luật về đất đai và chỉ thị của Huyện ủy về QLNN trong giải quyết tranh chấp đất đai, đảm bảo đúng nguyên tắc trong quá trình tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, huyện cũng chủ động phối hợp
60
với cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết các vụ tranh chấp về đất đai và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật về vấn đề này. Đối với những vụ việc tranh chấp đất đai có tính chất phức tạp thì huyện đã cử cán bộ có kinh nghiệm tham gia phối hợp ngay từ trong quá trình tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai để nắm chắc các tình tiết khách quan của vụ án, đảm bảo cho việc hòa giải đúng pháp luật.
Theo báo cáo tổng kết của UBND huyện Thường Tín, công tác giải quyết tranh chấp đất đai vẫn diễn ra vô cùng phức tạp. Do đó, đã phối hợp các cơ quan tư pháp có liên quan tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình tiến hành hòa giải nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện giữ vai trò quan trọng trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự diễn ra trên địa bàn thành phố trong giai đoạn hiện nay. Theo thống kê của UBND huyện Thường Tín thì trong giai đoạn 2016 đến năm 2020, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND huyện đã có một kết quả quan trọng được thể hiện bằng số liệu như sau:
Bảng 2.2: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thƣờng Tín
Năm Tổng số vụ phát sinh trên địa bàn
Số vụ thụ lý và giải quyết Giải quyết thành Giải quyết không thành 2016 74 20 09 11 2017 73 19 06 13 2018 69 22 10 12 2019 78 23 12 11 2020 62 18 14 04 Tổng 356 102 56 46
Tỷ lệ giải quyết so với số vụ thụ lý và giải quyết (%)
61
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín)
Qua bảng số liệu thống kê trên, nhận thấy kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thường Tín giai đoạn 2016 – 2020 có sự thay đổi qua các năm, cụ thể: số vụ giải quyết tranh chấp đất đai thành công tăng dần qua các năm. Ngoài ra, số liệu trên cũng cho thấy được rằng các vụ giải quyết tranh chấp đất đai một phần cũng được hòa giải thành công tại các cấp xã. Điều này khẳng định sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta nói chung. Đồng thời cũng nói lên kinh nghiệm và chuyên môn của cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đã được cải thiện, khẳng định sự nghiêm túc, chuyên tâm và yêu nghề của các cán bộ khi thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
Về chủ trương, đường lối của chính quyền UBND huyện Thường Tín trong công tác về hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai:
Huyện luôn khẳng định vai trò quan trọng của công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện trên địa bàn nói riêng và tại Thành phố Hà Nội nói chung trên cơ sở tuân thủ và đưa vào thi hành các văn bản pháp luật về công tác QLNN về Giải quyết tranh chấp đất đai. Để cụ thể hóa cho công tác này trên địa bàn huyện Thường Tín đạt hiệu thì việc ban hành các chủ trương đường lối về vấn đề này có thể kể đến một số văn bản như sau:
UBND huyện tham mưu huyện ủy ban hành Kế hoạch số 139/KH- UBND Tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý, sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngăn chặn và xử lý tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, Kế hoạch số 53/KH- UBND về Tổ chức thực hiện khắc phục tồn tại, khuyết điểm, tập trung thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện theo quyết định số 46-KL/UBKTTU ngày 9/2/2018 của Ủy ban Thành ủy. Bên cạnh đó, huyện đã giải quyết xong vướng mắc về thu hồi đất,
62
bồi thường, GPMB tại 5 dự án. Ban hành các Quyết định kiểm đếm bắt buộc, Quyết định cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện việc GPMB đối với 18 trường hợp tại 4 dự án; Ban hành quyết định xử lý, tổ chức cưỡng chế đối với 26