Nguyên nhân của tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính qua thực tiễn tại huyện thường tín – thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

6. Bố cục đề tài

1.1. Khái quát chung

1.1.5. Nguyên nhân của tranh chấp đất đai

Nguyên nhân khách quan

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự thay đổi cơ chế quản lý làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị đã tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất mà trước đó đã bán, cho thuê, cho mượn, đã bị tịch thu hoặc giao cho cho người khác sử dụng khi thực hiện một số chính sách về đất đai ở các giai đoạn trước đây mà không có các văn bản xác định việc sử dụng đất ổn định của họ. Những tổ chức đó bao chiếm quá nhiều diện tích đất nhưng sử dụng lại kém hiệu quả.

Đất nước ta trải qua thời gian chiến tranh kéo dài, gây xáo trộn lớn về nơi cư trú cùng với những chính sách đất đai khác nhau áp dụng của từng thời kỳ, đã dẫn đến những biến động lớn về chủ sử dụng đất. Mặc dù Luật đất đai năm 2013 đã quy định, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất Nhà nước đã quản lý và giao cho ngườ khác sử dụng nhưng nhiều trường hợp vẫn tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất cũ.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về hệ thống văn bản quản lý

Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai thiếu động bộ, thiếu cụ thể phù hợp với địa phương này nhưng không phù với địa phương khác và thường xuyên thay đổi, từ đó dẫn đến có một số trường hợp áp dụng pháp luật một cách tùy tiện hoặc thiếu khách quan, không quan tâm đầy đủ đến quyền

24

lợi của người sử dụng đất, gây nên những bức xúc. Mặc khác, chính sách, pháp luật đất đai từng bước thay đổi theo chiều hướng ngày càng quan tâm đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, từ đó, tạo ra sự suy bì, nhất là trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, việc giao đất lại không được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, nên hồ sơ đất đai không đồng bộ và bị thất lạc. Chưa kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật đất đai đã giao quyền cho địa phương; chưa đầu tư kinh phí thỏa đáng để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, đảm bảo quản lý chặt chẽ đối với từng thửa đất; công tác cấp giấy chứng nhận còn chậm, công tác thanh tra, kiểm tra đất đai còn hạn chế, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai chưa kịp thời, thường xuyên.

Thứ hai, về công tác cán bộ thực hiện công vụ liên quan đến đất đai

Đất đai là vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu kiện, giải quyết một vụ việc cần phải có một khoảng thời gian nhất định, phải có các bước cụ thể. Vì vậy, cần phải có đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách. Nhưng lực lượng làm công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai ở địa phương hiện nay phần lớn là kiêm nhiệm. Khiếu nại về đất đai chủ yếu xảy ra ở cấp huyện nhưng bộ máy làm công tác ở cấp này lại không tương xứng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai chậm chạp, thiếu chất lượng, tái khiếu nại nhiều, công dân phát sinh đơn vượt cấp.

Thứ ba, về đường lối chính sách đất đai

Chính sách đất đai và các chính sách khác có liên quan đến đất đai hiện nay của nước ta chưa đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động phức tạp. Thực tế áp dụng các chính sách đất đai còn tùy tiện dẫn đến tình trạng: Người có khả năng sản xuất nông nghiệp thì thiếu ruộng đất, ngược lại, người có ruộng lại không có khả năng hoặc nhu cầu sản xuất, để đất đai hoang hóa hoặc sử dụng đất kém hiệu quả. Tình trạng người nông dân phải ra các đô

25

thị bán sức lao động, gây mất ổn định cơ cấu lao động sản xuất cũng có nguyên nhân từ việc thiếu đất để sản xuất. Thực tiễn đã chứng minh những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp nhưng nóng vội, gò ép, đưa ra quy mô hợp tác xã nhỏ lên quy mô lớn không phù hợp với trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở dẫn đến hậu quả là đất đai sử dụng bừa bãi, lãng phí và kém hiệu quả. Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp được đổi mới, người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, đòi hỏi phải có diện tích nhất định để sản xuất. Do đó, đã xuất hiện tư tưởng đòi lại để sản xuất. Chính sách đất đai chưa phù hợp, chậm đổi mới đã tạo cơ sở cho việc lấn chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến, song chưa được giải quyết và xử lý kịp thời. Sợ không đồng nhất về cơ chế chính sách, về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở từng thời điểm khác nhau trên cùng địa bàn, không chấp hành đúng hoặc chưa đầy đủ quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, tái định cư. Bên cạnh đó, một số bộ phận làm công tác bồi thường, cán bộ địa chính không nắm vững chính sách, pháp luật đất đai nên quá trình nên quá trình thực hiện các bước trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng người dân chưa thỏa mãn, còn nghi ngờ dẫn đến phát đơn khiếu kiện.

Thứ tư, về công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về đất đai

Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai hiện nay mặc dù đã được triển khai nhưng chưa được coi trọng, làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân để giúp cán bộ, nhân dân nhanh chóng cập nhật kiến thức về pháp luật liên quan.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính qua thực tiễn tại huyện thường tín – thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)