3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro trong điều tra các vụ án tổ chức
3.2.4. Áp dụng linh hoạt, sáng tạo các chiến thuật điều tra để phát hiện,
ngăn chặn, vô hiệu hóa, xử lý các rủi ro nảy sinh trong quá trình điều tra vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài
Các rủi ro nảy sinh trong quá trình điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài của Cơ quan ANĐT đều liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra của Cơ quan ANĐT. Do đó, việc xử lý rủi ro của Cơ quan ANĐT đƣợc thực hiện cùng với quá trình thực hiện các hoạt động điều tra. Hoạt động xử lý rủi ro của Cơ quan ANĐT thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo của Lãnh đạo, ĐTV, cán bộ điều tra. Đây đều là các hoạt động mang tính chất nghiệp vụ của Cơ quan ANĐT. Tùy từng loại rủi ro và những tình huống điều tra tiêu cực nảy sinh trong thực tiễn điều tra, Cơ quan ANĐT cần áp dụng linh hoạt, sáng tạo các chiến thuật điều tra để xử lý rủi ro.
Về nguyên tắc kiểm soát rủi ro, Cơ quan ANĐT chỉ chấp nhận rủi ro khi rủi ro không ảnh hƣởng quá lớn đến quá trình điều tra, xử lý vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài, tức không làm cho quá trình giải quyết vụ án đi vào bế tắc, không ảnh hƣởng đến sức khỏe, tính mạng của lực lƣợng tham gia điều tra vụ án. Trƣờng hợp rủi ro xảy ra ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quá trình điều tra, giải quyết vụ án, sự an toàn của Cơ quan ANĐT, Cơ quan ANĐT cần áp dụng mọi biện pháp để không cho rủi ro xảy ra. Trƣờng hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý rủi ro mà Cơ quan ANĐT bỏ ra chi phí, công sức thấp hơn so hậu quả của rủi ro xảy ra, Cơ quan ANĐT cần nhanh chóng, khẩn trƣơng áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro.
Khi thực hiện kiểm soát rủi ro trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài, Cơ quan ANĐT có thể tính toán áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, phát hiện rủi ro, khắc phục rủi ro. Cụ thể:
79 - Các biện pháp phòng ngừa rủi ro:
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đƣợc áp dụng nhằm mục đích không cho rủi ro xảy ra. Cơ quan ANĐT áp dụng biện pháp này đối với các trƣờng hợp xác định rủi ro xảy ra gây hậu quả nặng nề đối với quá trình điều tra vụ án. Vì vậy, để không cho rủi ro xảy ra, Cơ quan ANĐT có thể tính toán không thực hiện các hoạt động điều tra đó, hoặc thực hiện nhƣng tính toán thời điểm điều tra phù hợp. Đối với quá trình tổ chức các hoạt động bắt, khám xét, Cơ quan ANĐT có thể tính toán không thực hiện ngay các hoạt động bắt, khám xét khi xác định có sự chống đối của đối tƣợng phạm tội và thân nhân mà lựa chọn thời điểm khác để thực hiện hoạt động điều tra, hoặc có thể không thực hiện mà áp dụng biện pháp điều tra khác phù hợp hơn. Đối với quá trình tổ chức các hoạt động tạm giữ, tam giam, Cơ quan ANĐT chủ động trao đổi với Trại tạm giam bố trí cán bộ quản giáo nắm tình hình, theo dõi, giám sát chặt chẽ các đối tƣợng phạm tội nhằm ngăn chặn đối tƣợng có hành vi tiêu cực trong quá trình tạm giữ, tạm giam nhƣ tuyệt thực, tự thƣơng, tự sát trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam. Đối với quá trình tổ chức hoạt động hỏi cung bị can, khi hỏi cung bị can, ĐTV nên áp dụng tổng thể, đồng bộ các chiến thuật hỏi cung phù hợp với đặc điểm của đối tƣợng, đặc điểm tài liệu, chứng cứ. Việc áp dụng đồng bộ các chiến thuật hỏi cung này nhằm ngăn chặn việc các đối tƣợng phạm tội có hành vi trốn tránh khai báo với Cơ quan ANĐT. Đối với quá trình tổ chức hoạt động lấy lời khai ngƣời làm chứng là ngƣời đƣợc tổ chức trốn, ĐTV phải làm rõ mối quan hệ giữa ngƣời làm chứng với đối tƣợng phạm tội nhằm ngăn chặn việc ngƣời làm chứng từ chối khai báo, khai báo gian dối. Tuy nhiên, ĐTV phải nhận thức đƣợc rằng, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro này không có nghĩa rủi ro không xảy ra. Trong nhiều trƣờng hợp, Cơ quan ANĐT có thể chấp nhận việc rủi ro xảy ra. Đây là các trƣờng hợp sau khi phân tích, đánh giá rủi ro, cân nhắc các biện pháp phòng ngừa rủi ro không đạt hiệu quả mong muốn, trong khi nguy cơ xảy ra rủi ro không cao,
80
song mức độ tổn hại nếu rủi ro xảy ra không lớn, Cơ quan ANĐT sẽ chấp nhận rủi ro này. Việc chấp nhận rủi ro có thể chấp nhận toàn bộ, hoặc chấp nhận từng phần trong tổng thể quá trình điều tra vụ án.
- Các biện pháp phát hiện, ngăn chặn rủi ro:
Các biện pháp phát hiện rủi ro đƣợc áp dụng trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra. Trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động điều tra, Cơ quan ANĐT cần thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Đồng thời, ĐTV phải thực hiện linh hoạt các khâu công việc dƣới góc độ một hoạt động nghiệp vụ của Cơ quan ANĐT. Khi rủi ro xảy ra, Cơ quan ANĐT áp dụng các biện pháp để giảm thiểu mức thấp nhất hậu quả của nó gây ra đối với quá trình điều tra vụ án. Biện pháp chủ yếu mà Cơ quan ANĐT có thể phát hiện, giảm thiểu rủi ro là áp dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra; kết hợp với việc tính toán bố trí, tổ chức, phân công lực lƣợng thích hợp tham gia thực hiện các hoạt động điều tra. Bên cạnh đó, Cơ quan ANĐT cần chú ý khi thực hiện các biện pháp phát hiện, ngăn chặn rủi ro phải đảm bảo sự theo dõi, chỉ đạo thƣờng xuyên của lãnh đạo Cơ quan ANĐT, nhất là với những tình huống đột xuất, phức tạp nảy sinh. Việc kịp thời báo cáo lãnh đạo Cơ quan ANĐT sẽ giúp ĐTV có định hƣớng đúng đắn để giải quyết các rủi ro nảy sinh. Tuy nhiên, đối với những tình huống điều tra cấp bách làm nảy sinh rủi ro mà ĐTV phát hiện trong quá trình điều tra vụ án, ĐTV cần phải xử lý ngay tình huống này. Muốn vậy, ĐTV phải nhanh chóng tập hợp thông tin về tình huống điều tra nảy sinh rủi ro, phân tích chúng một cách nhanh nhất để áp dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro. Trong các trƣờng hợp này, kinh nghiệm, trình độ, năng lực của ĐTV sẽ quyết định đến hiệu quả của việc ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro.
- Các biện pháp khắc phục rủi ro:
Các biện pháp khắc phục rủi ro đƣợc áp dụng khi rủi ro đã xảy ra, tồn tại sau khi Cơ quan ANĐT thực hiện các hoạt động điều tra. Đây đều là các trƣờng
81
hợp mà Cơ quan ANĐT đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhƣng rủi ro vẫn xảy ra, gây những ảnh hƣởng đến quá trình điều tra, giải quyết vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài của Cơ quan ANĐT. Khi thực hiện các biện pháp khắc phục rủi ro, Cơ quan ANĐT nên tính toán áp dụng các chiến thuật điều tra để giải quyết những rủi ro vẫn còn nảy sinh, tồn tại trong quá trình điều tra vụ án. Các chiến thuật điều tra đƣợc áp dụng phù hợp với những rủi ro đang tồn tại trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra đó.
Các giải pháp xử lý và kiểm soát rủi ro nói trên đòi hỏi áp dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển nhằm đạt đƣợc hiệu quả QTRR cao nhất trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài. Việc thực hiện các biện pháp này phụ thuộc vào quyết định của lãnh đạo Cơ quan ANĐT, ĐTV. Quyết định nhƣ thế nào để kiểm soát rủi ro trong công tác điều tra loại án này của Cơ quan ANĐT sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kinh nghiệm, năng lực của đội ngũ lãnh đạo Cơ quan ANĐT, ĐTV và cán bộ điều tra. Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả toàn bộ quy trình QTRR của Cơ quan ANĐT.