3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro trong điều tra các vụ án tổ chức
3.2.1. Thống nhất nhận thức về quản trị rủi ro trong điều tra vụ án tổ
cho người khác trốn đi nước ngoài của Cơ quan An ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội
Qua khảo sát thực trạng QTRR trong điều tra các vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài của Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác này chƣa cao là do còn tồn tại những nhận thức chƣa thống nhất, còn trái chiều nhau về rủi ro và QTRR trong điều tra vụ án. Điều đó dẫn đến việc vận dụng, thực thi các khâu QTRR trong điều tra vụ án này ở Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội có sự khác nhau. Điển hình nhƣ có quan điểm cho rằng không có QTRR trong điều tra hình sự nói chung, điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài nói riêng; hoặc thừa nhận có QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài nhƣng không xác định đƣợc nội dung quản trị, các khâu công việc cụ thể của QTRR. Do đó, thống nhất nhận thức QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài của Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả QTRR đối với công tác điều tra loại án này. Muốn vậy, trong thời gian tới việc thống nhất nhận thức cần thực hiện theo các vấn đề sau đây:
Một là, thống nhất nhận thức về rủi ro trong điều tra vụ án tổ chức cho
ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài.
Rủi ro trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Về bản chất, rủi ro trong công tác điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài là những sự kiện, hành động, hay tác động tiêu cực đến quá trình điều tra, giải quyết đúng đắn vụ án, đến sự an
71
toàn của các chủ thể tham gia quá trình điều tra vụ án. Các rủi ro này có thể bao gồm: rủi ro về đối tƣợng phạm tội và thân nhân đối tƣợng phạm tội chống đối, gây ảnh hƣởng đến sức khỏe, tính mạng của lực lƣợng điều tra; các đối tƣợng phạm tội bỏ trốn, tiêu hủy tài liệu, vật chứng của vụ án; các đối tƣợng phạm tội không hợp tác khai báo về hành vi phạm tội của bản thân và đồng bọn; số đối tƣợng đƣợc tổ chức trốn không hợp tác khai báo về hành vi phạm tội của các đối tƣợng trong vụ án; đối tƣợng phạm tội bị chết trong quá trình điều tra vụ án... Toàn bộ những rủi ro này có thể đƣợc phát hiện, ngăn chặn, giảm thiểu tác động tiêu cực, biến thành lợi thế cho Cơ quan ANĐT.
Hai là, thống nhất về chủ thể, nội dung, mục tiêu của QTRR trong điều
tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài.
Chủ thể chỉ đạo QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài bao gồm lãnh đạo Bộ Công an, Ban Giám đốc Công an thành phố, lãnh đạo Cơ quan ANĐT, Chỉ huy các Đội điều tra của Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội, cũng nhƣ toàn bộ ĐTV và cán bộ điều tra. Thủ trƣởng Cơ quan ANĐT là ngƣời chịu trách nhiệm chính trƣớc Bộ Công an, Ban Giám đốc Công an thành phố về những rủi ro nảy sinh trong quá trình điều tra vụ án cũng nhƣ kết quả thực hiện các khâu QTRR trong công tác điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài. Toàn bộ đội ngũ ĐTV, cán bộ điều tra của Cơ quan ANĐT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu của công tác điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài cũng nhƣ QTRR trong điều tra vụ án này theo sự phân công của lãnh đạo Cơ quan ANĐT.
Nội dung QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài bao gồm các hoạt động nhƣ: xác định giới hạn xử lý rủi ro, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro, kiểm soát rủi ro và theo dõi, báo cáo. Các khâu công việc này đƣợc thực hiện theo trình tự thống nhất.
Mục tiêu của QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài bao gồm: kiểm soát rủi ro; biến rủi ro thành cơ hội để Cơ quan
72
ANĐT triển khai hiệu quả các hoạt động điều tra trong điều tra vụ án này nhƣ tác động đối tƣợng phạm tội hợp tác khai báo với CQĐT, qua đó thu thập đƣợc nhiều thông tin phục vụ cho việc làm rõ, mở rộng công tác điều tra vụ án. Các rủi ro nảy sinh trong công tác điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài ảnh hƣởng đến trực tiếp đến chủ thể điều tra, làm cho quá trình điều tra vụ án gặp khó khăn, bế tắc. Do đó, thông qua QTRR có thể giúp Cơ quan ANĐT chủ động trong việc xác định khả năng xảy ra, từ đó chủ động áp dụng các biện pháp ứng phó, kiểm soát.
Ba là, thống nhất xác định QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời
khác trốn đi nƣớc ngoài ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả quản trị ANPTT của Cơ quan ANĐT.
Mối quan hệ QTRR và quản trị ANPTT của Cơ quan ANĐT trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài đƣợc xác định theo phƣơng trình S = (S1+S2+S3) – (C1+C2+C3), trong đó S là kết quả đảm bảo ANPTT của Cơ quan ANĐT, C1 là chi phí QTRR. Theo phƣơng trình trên, chi phí QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài giảm thấp sẽ góp phần đảm bảo ANPTT của Cơ quan ANĐT.
Để đội ngũ ĐTV, cán bộ điều tra của Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội nhận thức đầy đủ các vấn đề trên, trƣớc hết đội ngũ lãnh đạo Cơ quan ANĐT cần nhận thức đầy đủ, sau đó trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến cho đội ngũ ĐTV, cán bộ điều tra của Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội về rủi ro và QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài. Việc phổ biến, tuyên truyền về rủi ro và QTRR nhằm làm cho toàn bộ lãnh đạo và đội ngũ ĐTV, cán bộ điều tra của Cơ quan ANĐT hiểu rõ và nâng cao ý thức phòng ngừa rủi ro, tạo sự đồng thuận, đoàn kết để giúp Cơ quan ANĐT xử lý hiệu quả các rủi ro nảy sinh. Qua đó từng bƣớc xây dựng văn hóa QTRR trong Cơ quan ANĐT.
73
- Khuyến khích, động viên ĐTV, cán bộ điều tra của Cơ quan ANĐT tham gia học tập, nâng cao kiến thức về QTRR, quản trị ANPTT. Để thực hiện tốt công tác điều tra vụ án hình sự nói chung, điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài nói riêng và thực hiện QTRR trong điều tra loại án này, ĐTV, cán bộ điều tra phải có kiến thức nền về lĩnh vực QTRR. Do đó, trong thời gian tới ĐTV, cán bộ điều tra có thể tự nghiên cứu hoặc tham gia đăng ký học tập các lớp, hệ đào tạo văn bằng hai, sau đại học về quản trị kinh doanh, quản trị ANPTT.
3.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo của lãnh đạo các cấp có thẩm quyền đối với hoạt động quản trị rủi ro trong điều tra vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói chung, trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài nói riêng. Sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp có thẩm quyền ảnh hƣởng lớn đến sự thành, bại của hoạt động điều tra vụ án. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài nói chung, hiệu quả QTRR trong điều tra loại án này nói riêng, việc tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo là hết sức cần thiết. Lãnh đạo Cơ quan ANĐT là ngƣời đứng đầu CQĐT và trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các hoạt động điều tra, có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề của Cơ quan ANĐT cả về hành chính và tố tụng, cũng nhƣ chỉ đạo giải quyết những rủi ro nảy sinh trong quá trình điều tra vụ án. Do vậy, để nâng cao hiệu quả QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài đòi hỏi Lãnh đạo Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo đối với toàn bộ đội ngũ ĐTV, cán bộ điều tra về các vấn đề sau:
- Tạo điều kiện bồi dƣỡng nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho đội ngũ ĐTV, cán bộ điều tra của Cơ quan ANĐT. Có biện pháp lựa chọn, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả. Lãnh đạo Cơ quan ANĐT cần tăng cƣờng
74
công tác quản lý cán bộ để phòng ngừa, kịp thời phát hiện và ngăn chặn xử lý những sai sót do việc áp dụng không đúng quy định của pháp luật, qua đó ngăn ngừa việc xảy ra rủi ro oan, sai trong quá trình điều tra vụ án.
- Xem xét, lựa chọn, phân công ĐTV thụ lý điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài phù hợp với năng lực, sở trƣờng, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lƣợng điều tra vụ án; chủ động trong dự kiến và xử lý hiệu quả những rủi ro nảy sinh trong quá trình điều tra vụ án.
- Kịp thời đƣa ra nội dung chỉ đạo toàn diện đối với quá trình điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài của ĐTV, cán bộ điều tra. Việc chỉ đạo của Lãnh đạo Cơ quan ANĐT phải đƣợc thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình điều tra vụ án. Nội dung chỉ đạo thực hiện trong toàn bộ các hoạt động thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà ĐTV thực hiện. Những nội dung chỉ đạo này đòi hỏi phải hết sức cụ thể để ĐTV có định hƣớng đúng đắn khi thực hiện các hoạt động điều tra. Đồng thời, lãnh đạo Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội yêu cầu ĐTV dự kiến các tình huống điều tra tiêu cực nảy sinh rủi ro để đƣa ra ý kiến chỉ đạo phù hợp về cách xử lý các tình huống này.
- Trong quá trình chỉ đạo hoạt động điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài, lãnh đạo Cơ quan ANĐT phải quản lý chặt chẽ mọi hoạt động tố tụng, phải kiểm tra các hoạt động của ĐTV nhằm kịp thời đƣa ra ý kiến chỉ đạo, giải quyết những tình huống tiêu cực làm nảy sinh rủi ro và xử lý hiệu quả những tình huống này.
Về cơ chế chỉ đạo, lãnh đạo Cơ quan ANĐT đƣa ra ý kiến chỉ đạo nói trên đối với toàn bộ nhóm điều tra đƣợc phân công điều tra vụ án; hoặc có thể đƣa ra đối với ĐTV thụ lý chính vụ án. Để đảm bảo sự chỉ đạo đúng hƣớng, đúng trọng tâm, ĐTV phải báo cáo đầy đủ kết quả điều tra, kết quả thực hiện các hoạt động điều tra đã thực hiện với lãnh đạo Cơ quan ANĐT. Khi nhận đƣợc báo cáo, đề xuất của ĐTV, lãnh đạo Cơ quan ANĐT cần nhanh chóng
75
nghiên cứu, đƣa ra ý kiến chỉ đạo để xử lý rủi ro. Các ý kiến chỉ đạo có thể đƣợc thay đổi theo diễn biến quá trình điều tra vụ án mà ĐTV đã thực hiện.
3.2.3. Cơ quan An ninh điều tra linh hoạt kết hợp giữa việc xây dựng kế hoạch điều tra vụ án với các khâu xác định giới hạn rủi ro, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro
Bản chất của rủi ro trong quá trình điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài là những bất lợi nảy sinh, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả điều tra, giải quyết vụ án của Cơ quan ANĐT; ảnh hƣởng đến sự an toàn về sức khỏe, tính mạng, sinh mệnh chính trị của đội ngũ lãnh đạo, ĐTV, cán bộ điều tra và sự an toàn của những ngƣời tham gia tố tụng. Theo đó, việc QTRR trong điều tra loại án này của Cơ quan ANĐT là việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, giảm thiểu rủi ro và hậu quả của nó gây ra đối với quá trình điều tra vụ án. Trong quá trình điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài, Cơ quan ANĐT không đề cập trực tiếp đến QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài, song QTRR vẫn đƣợc Cơ quan ANĐT thực hiện gắn liền với từng khâu, từng hoạt động điều tra.
Thực tiễn cho thấy, trong quy trình QTRR, các khâu xác định giới hạn rủi ro, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro đƣợc Cơ quan ANĐT thực hiện gắn liền với việc xây dựng kế hoạch điều tra vụ án. Do đó, để nâng cao hiệu quả QTRR trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài, Cơ quan ANĐT cần kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa việc xây dựng kế hoạch điều tra vụ án gắn với việc thực hiện các khâu xác định giới hạn rủi ro, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro. Cụ thể:
Trƣớc hết, để xác định giới hạn xử lý rủi ro, Cơ quan ANĐT phải thu thập, nghiên cứu, phân tích chi tiết toàn bộ các tài liệu chứng cứ về vụ án, về đối tƣợng phạm tội tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài và bối cảnh tình hình có liên quan đến quá trình điều tra vụ án. Khi nghiên cứu, phân tích đánh giá về những yếu tố trên, ĐTV không đƣợc ý chí chủ quan, kinh nghiệm mà phải thực
76
hiện theo căn cứ khoa học. Các tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan ANĐT đã thu thập trong điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài là những tài liệu đƣợc thu thập bằng các hoạt động điều tra, đã đƣợc thẩm tra xác minh lỹ lƣỡng. Trên cơ sở đó, ĐTV phân tích, đánh giá về những thông tin, tài liệu đã thu thập đƣợc về tình huống điều tra tiêu cực nảy sinh. Những tình huống điều tra tiêu cực này sẽ làm phát sinh rủi ro, ảnh hƣởng đến hiệu quả quá trình điều tra, giải quyết vụ án của Cơ quan ANĐT nhƣ: tình huống đối tƣợng phạm tội bỏ trốn, tiêu hủy tài liệu, vật chứng của vụ án; tình huống đối tƣợng phạm tội không hợp tác với Cơ quan ANĐT trong quá trình khai báo; tình huống đối tƣợng phạm tội và thân nhân chống trả lại lực lƣợng bắt, khám xét của Cơ quan ANĐT… Từ những tình huống điều tra tiêu cực này, ĐTV phải đƣa ra các nhận định qua đó xác định giới hạn những rủi ro có thể nảy sinh. Mỗi tình huống điều tra có thể làm nảy sinh một rủi ro tƣơng ứng hoặc có thể nảy sinh các rủi ro nhiều hơn.
Căn cứ vào những nhận định, đánh giá về tình huống điều tra tiêu cực, ĐTV phải nhận diện đầy đủ các nguy cơ rủi ro có thể đến với Cơ quan ANĐT khi thực hiện các hoạt động điều tra. ĐTV phải tiến hành nhận diện rủi ro thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình điều tra vụ án tổ chức cho ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài. Các rủi ro nảy sinh phụ thuộc vào từng tình huống điều tra tiêu cực nảy sinh. Để nhận diện đầy đủ về những rủi ro có thể tác động đến quá trình điều tra vụ án, Cơ quan ANĐT có thể tiến hành rà soát theo từng yếu tố tạo nên tình huống điều tra. Việc nhận diện rủi ro không đơn giản chỉ là nêu tên loại rủi ro, mà cần phải mô tả và lƣợng hóa đƣợc rủi ro. Cụ thể phải chỉ rõ khi triển khai thực hiện các hoạt động điều tra, Cơ quan ANĐT đối mặt với những loại rủi ro nào, nhân tố nào tác động. Đồng thời, ĐTV phải