Cấu tạo của hệ thống lau rửa kính

Một phần của tài liệu Đồ án điện điện tử ô tô Toyota camry 2015 (Trang 31 - 33)

Hệ thống gạt nước và rửa kính thường dùng trên ô tô:

- Hệ thống gạt nước thường có những chế độ làm việc sau: gạt nước một tốc độ, gạt nước hai tốc độ, gạt nước gián đoạn, gạt nước có hiệu chỉnh thời gian dừng, gạt nước kết hợp với rửa kính.

- Hệ thống rửa kính: motor rửa kính trước và sau riêng biệt, motor rửa kính trước và sau dùng chung một motor.

Cấu tạo hệ thống gồm các bộ phận: motor gạt nước, công tắc điều khiển, cần gạt nước/ lưỡi gạt nước, vòi phun của bộ rửa kính, bình chứa nước rửa kính, relay gạt nước gián đoạn.

- Motor gạt nước là một motor điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu. Motor bao gồm một motor và cơ cấu trục vít-bánh vít bánh răng để giảm tốc độ của motor.

Khi motor hoạt động tốc độ thấp dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng, từ chổi than tốc độ thấp một sức điện động lớn được tạo ra làm motor quay ở tốc độ thấp.

Khi motor hoạt động tốc độ cao dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng, từ chổi than tốc độ cao một sức điện động ngược được tạo ra làm motor quay ở tốc độ cao.

- Cơ cấu gạt nước có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Chức năng luôn được đảm bảo dừng ở vị trí cuối cùng của kính chắn gió khi tắt công tắc gạt nước.

- Cấu trúc cần gạt nước là một lưỡi cao su, được gắn vào thanh gạt nước. Vì lưỡi gạt nước được ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt

nước có thể chuyển động nhờ dịch chuyển của thành gạt. Chuyển động tuần hoàn này được tạo bởi motor và cơ cấu dẫn động.

- Công tắc điều khiển được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể điều khiển bất kỳ lúc nào. Công tắc điều khiển có các vị trí: OFF ( dừng), LO (chậm), HI ( nhanh), INT ( gián đoạn).

Một phần của tài liệu Đồ án điện điện tử ô tô Toyota camry 2015 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w