Các lựa chọn đầu ra của mơ hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình phản hồi của người học trong các hệ thống dạy học thông minh (Trang 87 - 89)

5 XÂY DỰNG MƠ HÌNH PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI HỌC

5.1.2 Các lựa chọn đầu ra của mơ hình

Trong tiến trình học, mỗi chủ đề được xây dựng dưới nhiều dạng học liệu khác nhau. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, nghiên cứu sinh lựa chọn các đối tượng học (learning object) phổ biến nhất để xây dựng các học liệu này bao gồm:

Học liệu dạng video: Học liệu dạng video dễ dàng tiếp cận với người học ở mọi cấp độ, lứa tuổi. Người học dễ dàng tập trung vào bài học, dễ khơi dậy tính tị mị ở người học. Bên cạnh đó, học liệu dạng video dễ dàng minh họa các ví dụ, minh chứng giúp người học dễ hiểu hơn. Các hình thức biểu đạt trong các video cịn làm cho người học thêm hứng thú, tạo động lực cho người học trong việc cải thiện khả năng tiếp thu.

Học liệu dạng văn bản: Học liệu dạng văn bản dễ dàng cho người học tìm kiếm, sắp xếp, phân loại. Là loại tài liệu phổ biến nhất từ trước đến nay và là loại học liệu truyền thống. Người học với khả năng tập trung cao có thể khai thác hiệu quả tri thức từ nguồn học liệu này.

Học liệu dạng câu hỏi tương tác: Học liệu này giúp sinh viên dễ dàng xác định được kiến thức nào họ biết hay chưa biết. Nó giúp tăng sự tương tác giữa người học và người dạy (hoặc các hệ thống dạy học tự động) đồng thời tăng khả năng tập trung của người học vào bài học. Bên cạnh đó nó giúp người học định hướng lại cũng như điều chỉnh lại nội dung học nhằm đáp ứng được q trình trả lời các câu hỏi tương tác [72].

Học liệu dạng bài luận: Các bài luận cho phép người học tổng hợp lại kiến thức và nâng cao kỹ năng trình bày, phân tích. Bài luận

cũng sẽ giúp cho người học nhìn nhận lại khối kiến thức của mình cịn thiếu để từ đó có kế hoạch bù đắp lại lượng kiến thức thiếu hụt. Người học thông qua các bài luận tăng khả năng nghiên cứu, khả năng tổng quát hóa các vấn đề và tập trung đúng vào nội dung học tập.

Tương ứng với các dạng thức học liệu khác nhau, các biến cho mỗi chủ đề được xác định như sau:

TiV: Chủ đề được thể hiện dưới dạng video, hình thức thể hiện này thích hợp với người học có phong cách học Chủ động, Trực quan, Hình ảnh, Tổng thể.

TiT: Chủ đề được thể hiện dưới dạng văn bản, hình thức biểu diễn này thích hợp với người học có phong cách học tương ứng là Lời nói, Thụ động, Tuần tự, Trực quan.

TiQ: Người học sẽ tham gia làm các trắc nghiệm, câu hỏi nhanh để kiểm tra trình độ, đánh giá năng lực. Hình thức này phù hợp với người học có thiên hướng về các chiều Hình ảnh, Chủ động, Tổng thể, Trực quan.

TiA: Người học sẽ làm các bài luận, các bài tự luận để đánh giá trình độ, năng lực. Biến này ưu tiên cho người học có xu hướng học theo Lời nói, Thụ động, Tuần tự, Cảm quan.

Như vậy mỗi chủ đề Ti sẽ bao gồm {TiV, TiT, TiQ, TiA} (Hình 5.2).

Trong sơ đồ tiến trình người học (Hình 5.3), mơ hình lựa chọn cho người

học một tiến trình phù hợp nhất tại mỗi bước. Tại bước Bắt đầu, mơ hình sẽ đánh giá các trạng thái khởi tạo của người học để lựa chọn một trong các phương thức học tiếp theo. Bảng trọng số cho các thang đo này được xây dựng như Bảng 5.1

Ti TiV TiT TiQ TiA Hình 5.2. Mỗi chủ đề bao gồm một số thành phần: {TiV, TiT, TiQ, TiA},

các thành phần này có thể mở rộng hoặc lược bỏ bớt trong mỗi chủ đề.

Bt đầu Kết thúc T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T9 T10 T8 Tiến trình học

Điều kiện tiên quyết

Hình 5.3. Sơ đồ tiến trình học tập: T1, T2, ..., T10 là các chủ đề của mônhọc. học.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình phản hồi của người học trong các hệ thống dạy học thông minh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)