Kết quả khảo sát giáo viên

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại cho HS lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 55 - 57)

Câu

Kết quả đánh giá của GV

A B C D SL % SL % SL % SL % 1 0 0 0 0 1 9.1 10 90.9 2 0 0 0 0 5 45.5 6 54.5 3 8 72.7 2 18,2 1 9,1 0 0 4 0 0 0 0 2 18.2 9 81.8 5 2 18.2 3 27.3 5 45.5 1 9.1 6 0 0 3 27.3 8 72.7 0 0 7 5 45.5 3 27.3 1 9.1 2 18.2 Nhận xét

Nghiên cứu kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng:

- Đánh giá về mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho HS THPT trong dạy học Ngữ văn 11, 100% GV đều cho là cần thiết và rất cần thiết, không GV nào cho rằng ít cần thiết hoặc không cần thiết. Điều đó chứng tỏ GV đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và đặc trưng của

48

phân môn Ngữ văn so với các môn học khác. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình dạy đọc hiểu văn bản cũng như việc đổi mới PPDH ở nhà trường phổ thông hiện nay.

- Về vai trò của dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11 đối với việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh, tất cả các ý kiến đều cho là quan trọng và rất quan trọng, không có GV nào cho là bình thường hay không quan trọng. Xác định được như vậy chắc chắn GV sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động học tập về chủ đề này để phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho HS.

- Nhận xét về khả năng đọc hiểu của HS trong văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam của học sinh hiện nay, 72.7% GV được hỏi khẳng định không tốt; 18.2% cho là bình thường. Đáng chú ý là chỉ có 9.1% GV nhận thấy khả năng đọc hiểu của HS là tốt và rất tốt.

- Đối với việc sử dụng phương pháp dạy học khi dạy thơ trữ tình trung đại cho HS lớp 11, phần lớn thầy/cô đã kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình lên lớp (81.8%). Tuy nhiên, vẫn còn 18.2% GV chỉ sử dụng phương pháp giảng bình, không có GV nào lựa chọn phương pháp dạy học hợp tác hay nêu vấn đề.

- Về việc thiết kế hệ hoạt động dạy học có sử dụng mô hình 3 giai đoạn (trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc) để khuyến khích học sinh phát triển năng lực, 45.5% GV chọn thường xuyên, 9.1% chọn rất thường xuyên, 27.3% chọn thỉnh thoảng và có 18.2% GV nào không thực hiện công việc này. - Về việc sử dụng các chiến thuật dạy học đọc hiểu văn bản trong dạy học phát triển năng lực cho HS, không thầy/cô nào đánh giá đó là việc làm đơn giản, 27.3% GV cho rằng bình thường, đáng chú ý là 72.7 kiến là khó và rất khó. Có lẽ chính điều này đã dẫn đến tâm lí ngại suy nghĩ, ngại thay đổi của bộ phận không nhỏ GV trong việc đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực cho HS.

49

- Về việc thiết kế các câu hỏi kiểm tra đánh giá sau khi dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam, có tới 45.5% lựa chọn theo hướng tái hiện kiến thức, chỉ có 27.3% kết hợp giữa tái hiện kiến thức với liên hệ thực tế, 27.3% GV khi KTĐG đã tạo cơ hội cho HS bộc lộ nhận thức, xúc cảm, năng lực của mình. Chứng tỏ việc KTĐG vẫn theo cách làm truyền thống, chưa giúp HS phát huy được năng lực đọc hiểu văn bản.

Qua đó, có thể thấy, hầu hết các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực văn nói chung, dạy học thơ trữ tình trung đại nói riêng. Tuy nhiên họ vẫn chưa hiện thực hóa được điều đó trong quá trình dạy học của mình: Biết vận dụng các PPDH trong một giờ dạy nhưng lại chưa tiếp cận với các PPDHss mới để khơi dậy năng lực của HS, chưa phát huy được khả năng đọc hiểu của các em; cách kiểm tra đánh giá vẫn theo lối truyền thống coi trọng việc tái hiện kiến thức chứ chưa chú trọng đến năng lực người học... Có thể nói, sự đổi mới PPDH đọc hiểu văn bản mới chỉ diễn ra một cách hình thức ở một vài bài dạy, một vài tiết học chứ chưa thực sự được quan tâm trong suốt quá trình, cho nên chưa có sự nhất quán giữa PPDH và KTĐG năng lực của HS.

b. Khảo sát tình hình dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam cho học sinh lớp 11 của học sinh ở trường Trung học phổ thông.

Chúng tôi sử dụng 91 phiếu khảo sát cho HS 03 lớp 11:11I, 11T, 11A ở trường THPT Ban Mai.

Về các câu hỏi cụ thể, xin xem Phụ lục 2. Kết quả khảo sát như sau:

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại cho HS lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)