Kết quả khảo sát học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại cho HS lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 57 - 137)

Câu

Kết quả đánh giá của HS

50 SL % SL % SL SL 1 5 5.5 57 62.6 29 31.9 2 45 49.5 32 35.2 14 15.3 3 6 6.6 52 57.1 33 36.3 4 67 73.6 20 21.9 4 4.5 5 41 45.1 31 34.1 19 20.8 6 34 37.4 49 53.8 8 8.8 7 48 52.7 34.6 63.8 20 12.7 Nhận xét

- Về việc giao nhiệm vụ trước khi tiến hành giờ học đọc thơ trữ tình trung đại Việt Nam, 5,5% HS khẳng định không, 62.6% cho rằng thỉnh thoảng thầy/cô mới thực hiện công việc này, 31.9% cho rằng GV thường xuyên yêu cầu chuẩn bị bài ở nhà. Như vậy theo đánh giá trên, phần lớn GV chưa thực sự chú ý tới năng lực, sự chủ động của người học trong quá trình đọc hiểu văn bản. - Về cách hướng dẫn HS đọc hiểu thơ trữ tình trung đại Việt Nam, gần một nửa số ý kiến cho rằng thầy/cô thuyết giảng và phát vấn là chính (49,5%). Chứng tỏ vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV chưa thay đổi cách dạy học văn truyền thống. Điều này ảnh hưởng nhất định tới việc phát triển năng lực của HS trong học đọc hiểu cũng như việc đổi mới PPDH đọc hiểu văn bản.

- Việc đặt câu hỏi câu hỏi để các em xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp trong quá trình tổ chức các hoạt động đọc, 36.3% HS khẳng định thường xuyên, chỉ có 6,6% cho rằng thầy/cô không làm công việc này.

- Việc phân tích, đánh giá giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình trong văn bản trong văn bản khi đọc hiểu thơ trữ tình trung đại, đa số HS chưa quan tâm đến công việc này (73,6%)

51

Việt Nam chủ yếu là hiểu chủ đề, nhớ được tên tác phẩm, hiểu thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc (79,2%), số HS có kĩ năng đọc thơ trữ tình trung đại Việt Nam, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống còn hạn chế (20,8%).

- Khả năng liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thơ trữ tình trung đại thuộc hai nền văn hoá khác nhau chưa tốt (91.2%), chỉ có 8.8% HS cho rằng bản thân có khả năng liên hệ tốt.

- Việc yêu cầu em tìm đọc thêm các văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác ngoài chương trình trong SGK, 12.7 % HS khẳng định thường xuyên, 34/6% HS cho rằng thỉnh thoảng và 52.7% HS khẳng định không bao giờ. Chứng tỏ vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV chưa chú trọng tới khả năng đọc hiểu văn bản độc lập của học sinh với văn bản ngoài chương trình mà chỉ mới tập trung chủ yếu vào các văn bản trong SGK. Điều này ảnh hưởng nhất định tới việc phát triển năng lực của HS trong học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng và trong học đọc hiểu văn bản văn học nói chung.

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, cho dù thơ trữ tình trung đại Việt Nam có vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn 11 cũng như việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho HS nhưng việc dạy học chủ đề này ở các nhà trường hiện nay chưa hướng tới việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. GV vẫn dạy học theo hướng cung cấp kiến thức, định hình cách cảm nhận của mình cho người học. HS thụ động ghi nhớ điều thầy cô giảng, chưa chủ động và cũng chưa có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng cảm hiểu của mình về tác phẩm. Chính vì vậy HS chỉ học bài nào biết bài ấy, chưa biết cách tự tìm hiểu các tác phẩm cùng thể loại, khả năng vận dụng những điều đã học vào thực tế đời sống chưa nhiều, không linh hoạt. Nói cách khác, việc dạy và học của GV và HS chưa đạt được yêu cầu về năng lực đọc hiểu văn bản. Do đó, chúng tôi cho rằng việc phát triển năng lực cho HS 11 qua dạy học đọc hiểu văn bản trong khuôn khổ thực hiện của đề tài là hoàn toàn có cơ sở thuyết phục về mặt

52 thực tiễn.

1.5. Yêu cầu cần đạt trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại cho HS theo định hướng phát triển năng lực

CT Ngữ văn hiện hành 2006 quy định mức độ cần đạt cho thơ trữ tình trữ tình trung đại Việt Nam như sau: “Hiểu những đặc sắc về nội dung và giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm thơ trung đại tiêu biểu’’, “lí tưởng và nhân sinh quan của con người thời trung đại, tâm sự về số phận con người và thời cuộc ; cách sử dụng sáng tạo thể thơ Đường luật và cách thể hiện cảm xúc trữ tình”, ‘hiểu một vài đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam’’, “nhận ra được chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm ; nỗi lòng, tình cảm của tác giả ; phát hiện được các chi tiết nghệ thuật của mỗi bài thơ”, “biết cách đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình trung đại theo đặc trưng thể loại”, “biết vận dụng hiểu biết vào việc phân tích thơ trữ tình trung đại khi làm bài văn phân tích văn học”.[2]

Mặc dù quy định của chương trình Ngữ văn 2006 còn chung chung, các yêu cầu chưa được diễn đạt theo định hướng phát triển năng lực, nhưng có thể thấy việc dạy học các văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho HS cấp THPT.

Chương trình Ngữ văn phổ thông tổng thể 2018 với cách tiếp cận năng lực đã khắc phục được nhiều hạn chế của việc dạy học theo nội dung. Mục tiêu của dạy học phát triển năng lực không phải là hệ thống kiến thức, khối lượng nội dung hay biết thật nhiều...mà là năng lực cần có để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội ngày càng phát triển. Yêu cầu cần đạt trong đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực đọc hiểu được thể hiện như sau:

53

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

Đọc hiểu hình thức:

– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

– Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.

Liên hệ, so sánh, kết nối:

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.

– Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

Đọc mở rộng

– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn

bản đã học.

– Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.[1] Có thể nói, các yêu cầu trên của CTGDPT môn Ngữ văn 2018 về dạy học thơ trữ tình trung đại cho HS lớp 11 đã định hướng cụ thể hơn cho GV trong việc xác định mục tiêu, phương pháp, nội dung....dạy học nhằm phát triển năng lực người học, đặc biệt là ở những học sinh có năng khiếu về môn Văn.

54

Như vậy, với yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018, trong dạy học đọc hiểu VB, đặc biệt là văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam GV không còn nặng về lao động thuyết trình, không đọc hộ, hiểu thay, áp đặt cách hiểu cho HS mà chỉ tổ chức, hướng dẫn cho HS tìm cách tiếp cận, giải mã VB một cách chủ động, sáng tạo. Bằng tất cả kiến thức, kinh nghiệm và tâm hồn của mình, GV không chỉ dẫn dắt HS hiểu được nội dung bài học mà còn biết vận dụng những nhận thức ấy vào thực tiễn đời sống. Như vậy, bản chất của việc dạy học đọc hiểu là dạy HS các thao tác, kĩ năng để chiếm lĩnh tác phẩm một cách tích cực, chủ động, cá tính. Đồng thời qua đó, HS có thể phát triển năng lực đọc hiểu, nghĩa là HS có thể tự đọc được những VB mới, chưa được học trong CT; HS có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng vào giải quyết những tình huống trong học tập hoặc thực tiễn đời sống,…

Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi người GV phải biết tổ chức hoạt động trong giờ học để HS làm việc, trao đổi, tranh luận để tự rút ra kết luận về các kiến thức và nội dung vấn đề. Cái hay cái đẹp của văn bản – tác phẩm phải được chính người học tự tìm ra, khám phá; phù hợp với quan niệm, trình độ và tâm lý, tình cảm, nhận thức của các em. Cũng nhờ thông qua hoạt động mà HS hiểu và nhớ lâu hơn, đồng thời các em được hình thành phương pháp, biết cách tìm hiểu một vấn đề, cách tiếp cận, phân tích, đánh giá một văn bản, tác phẩm có cơ sở, đúng nguyên tắc tiếp nhận nghệ thuật.

Tiểu kết Chương 1

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở Việt Nam hiện nay là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn và đáp ứng xu thế quốc tế. Trong dạy học môn Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS khả năng đọc hiểu là một trong những mục tiêu quan trọng của môn học. Để khắc phục hiện tượng dạy đọc hiểu theo lối “giảng văn”, truyền thụ một chiều và nhằm phát triển cho học sinh những năng lực khi đọc hiểu văn bản chúng tôi đề xuất phương án tổ chức dạy

55

học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam theo mô hình 3 giai đoạn cho học sinh lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực.

56

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU THƠ TRỮ TÌNH

TRUNG ĐẠI CHO HS LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

2.1. Yêu cầu cần đạt

2.2.1. Yêu cầu của Chương trình 2018

Dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại theo định hướng phát triển năng lực cho HS lớp 11 cần đạt được những yêu cầu sau:

Đọc hiểu nội dung

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

Đọc hiểu hình thức:

– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

– Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.

Liên hệ, so sánh, kết nối:

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.

– Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

57

– Đọc thêm một số văn bản cùng thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

– Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.[1]

2.2.2. Năng lực cần phát triển

- Năng lực chung:

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: + Năng lực ngôn ngữ + Năng lực văn học

2.2. Nguyên tắc dạy học

2.2.1. Bám sát mục tiêu theo yêu cầu của Chương trình 2018 và yêu cầu phát triển năng lực phát triển năng lực

GV cần xây dựng bài học và các hoạt động dựa trên mục tiêu bài học. Mỗi mục tiêu bài học: đọc hiểu nội dung; đọc hiểu hình thức; liên hệ, so sánh, kết nối; đọc mở rộng cần được triển khai hiệu quả thông qua các hoạt động học tập cụ thể. Phương pháp dạy bài thơ trỡ tình trung đại Việt Nam cần áp dụng mô hình đọc hiểu ba giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn cũng cần có những chiến thuật đọc hiểu, phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp để đáp ứng hiệu quả mục tiêu bài học ban đầu đã đề ra và phát triển được các năng lực: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2.2.2. Bám sát đặc trưng thể loại

Trong tiến trình tổ chức học động học, GV cần lưu ý các hoạt động cho HS đọc hiểu cần bám sát đặc trưng thế loại của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

58

Các chiến thuật đọc hiểu cần phù hợp và triển khai hiệu quả khi HS học theo đặc trưng thể loại: thể thơ, nhịp, vần, bố cục, nhân vật trữ tình, mạch cảm xúc, nghệ thuật, tâm trạng nhân vật trữ tình.v.v.

2.2.3. Tuân thủ tiến trình dạy học đọc hiểu theo 3 giai đoạn

Để dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam , GV chủ yếu hướng dẫn HS sử dụng các chiến thuật đọc hiểu như: tổng quan về văn bản,

đánh dấu và ghi chú bên lề, câu hỏi kết nối tổng hợp, mối quan hệ hỏi – đáp, đọc suy luận… [15]

Trong đề tài này, các chiến thuật đọc hiểu sẽ được cụ thể hóa thành những câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ mà GV yêu cầu HS thực hiện, trả lời để đọc hiểu các văn bản.

a. Trước khi đọc

Nhiệm vụ chính của hoạt động trước khi đọc bao gồm: - Xác định mục tiêu rõ ràng cho việc đọc.

- Huy động tri thức và trải nghiệm nền của HS có liên quan đến nội dung chủ đề, văn bản đọc hiểu.

- Bổ sung tri thức nền cần thiết để HS có thể thực hiện được hoạt động đọc hiểu văn bản.

- Tạo tâm thế sẵn sàng, hứng thú bước vào hoạt động học.

b. Trong khi đọc

Đây là bước HS tiếp xúc trực tiếp, cụ thể, cảm tính với đối tượng đọc hiểu là văn bản, từ dòng đầu tiên cho đến dòng cuối cùng. GV cần hướng dẫn cho HS tiến hành song song việc giải mã từ kí hiệu chữ viết sang tín hiệu âm thanh (bộ chữ - âm) và từ tín hiệu âm thanh sang nghĩa (bộ âm – nghĩa). Tư duy và cảm xúc của HS trước hết tập trung vào dòng sự việc, chi tiết, những thông tin được mở ra dần trong văn bản theo hành trình đọc và cách thức tổ chức của văn bản làm cho những điều thể hiện trở nên thú vị, hấp dẫn. Có thể xuất hiện những liên tưởng, kết nối; tự suy luận để làm đầy nội dung của những khoảng

59

trống, điểm trắng, để bước đầu hướng đến cắt nghĩa điều tác giả và văn bản thực sự muốn nói là gì; sự dự đoán dựa trên tri thức nền và ngữ cảnh đọc.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại cho HS lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 57 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)