CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi lựa chọn một VB tiêu biểu cho chủ đề thơ trữ tình trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11 là Câu cá mùa thu của Nguyễn
Khuyến để tiến hành dạy TN sư phạm, với hai giáo án: Một là giáo án sử dụng các biện pháp phát triển năng lực chúng tôi đã đề xuất (đã được cụ thể hóa thành theo tiến trình 3 giai đoạn đã đề xuất ở Chương 2); Hai là giáo án sử dụng cách dạy theo lối giảng văn trước đây mà các GV trường THPT Ban Mai – Hà Nội đang sử dụng để dạy ở lớp ĐC.
Một giáo án tiến hành dạy 2 tiết (mỗi tiết vào thời điểm khác nhau): Không áp dụng phương pháp mới (lớp 11A) – lớp ĐC; áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực (lớp 11T) – lớp TN. Tiến hành các bước dạy đọc hiểu. Sau khi đã tiến hành dạy TN, chúng tôi lấy 01 đề KT đã thiết kế (về 01 ngữ liệu không có trong SGK) cho HS cả 2 lớp thực hiện.
Giáo án dạy học bài “Thu điếu” mô hình ba giai đoạn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
111
Tiết 7,8
CÂU CÁ MÙA THU
Nguyễn Khuyến
I. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
– Đọc diễn cảm được văn bản.
– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản
Câu cá mùa thu muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của
văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.
– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
- Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, thể thơ thất ngôn bát cú thể hiện trong văn bản.
– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học, chỉ ra vị trí của bài thơ trong những tác phẩm cùng viết về đề tài mùa thu.
– Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
- Đọc thêm các tác phẩm khác của Nguyễn Khuyến để phát triển năng lực đọc hiểu văn bản.
112
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, …
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 11- Tập 1. III. Tiến trình dạy học
1. Trước khi đọc
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo tâm thế; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS.
b. Nội dung: Tìm hiểu về nhan đề, đề tài, xuất xứ bài thơ, thể thơ, tác giả, bối cảnh ra đời,…
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 đã hoàn thiện và bài trình bày sản phẩm theo yêu cầu của GV (bằng miệng hoặc kết hợp các phương tiện hỗ trợ).
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt I. Trước khi đọc
GV hướng dẫn HS:
• Tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Khuyến trên internet và phần Tiểu dẫn trong SGK, đánh dấu các thông tin chính về tác giả Nguyễn Khuyến và Câu cá mùa thu (Thu điếu), sử dụng chiến thuật Tổng quan
về văn bản và hoàn thiện Phiếu học tập số 1 (Phụ lục 3)
GV có thể tổ chức khởi động bằng nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây
Phiếu bài tập số 1 đã làm hoàn thiện.
Bài trình bày sản phẩm theo yêu cầu của GV (bằng miệng hoặc kết hợp các
113 là một số gợi ý:
- Cách 1: Yêu cầu cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ sau: Em đã được được học ở bậc THCS tác phẩm của Nguyễn Khuyến. Hãy nói về một điều mà em ấn tượng nhất ở ông?
- Cách 2: Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm về vấn đề sau: Em hãy trình bày những hiểu biết về làng quê Việt Nam thời xưa?
- Cách 3: Yêu cầu HS tham gia chơi trên Quizz bằng cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan có liên quan tới tác giả và tác phẩm.
HS làm việc cá nhân hoặc nhóm theo yêu cầu của GV.
GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm, nhận xét sản phẩm hoặc bài làm của HS.
phương tiện hỗ trợ).
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm chia sẻ những thông tin tìm hiểu được về tác giả đã tìm hiểu trước ở nhà qua Phiếu học tập số 1.
- HS trình bày sản phẩm của nhóm bằng lời nói hoặc kết hợp giữa lời nói với các phương tiện hỗ trợ (ảnh, thông tin trên web).
1. Tác giả
a/ Cuộc đời, con người
- Tên thật: Nguyễn Thắng, hiệu: Quế Sơn
- Quê hương: huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Gia đình: Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
114 - GV nhận xét và chốt lại các thông tin chính.
- Học vấn: Đỗ đầu ba kì thi → Được gọi là “Tam Nguyên Yên Đổ”
- Công danh: Làm quan khoảng 10 năm dưới triều Nguyễn sau đó cáo quan về quê.
→Là con người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân.
b/ Sự nghiệp, sáng tác
- Số lượng tác phẩm: hơn 800 bài ( cả chữ Hán & Nôm)
- Nét nổi bật trong sáng tác về nội dung:
Tình yêu quê hương, đất nước.
Cuộc sống của những người nông dân cực khổ, thuần phác, đôn hậu.
Đả kích thực dân xâm lược, phê phán tầng lớp thống trị.
- Được mệnh danh là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc phần tiểu dẫn về Văn bản kết hợp với Phiếu bài tập số 1 đã chuẩn bị trước ở nhà. - GV hỏi: Bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) nằm trong chùm 3 bài thơ
nào của Nguyễn Khuyến? Bài thơ được viết khi nào? Bài thơ được viết
2. Văn bản
- Xuất xứ: Nằm trong chùm ba bài thơ Thu: “ Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm”.
-Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn.
115 theo thể thơ gì? Nhịp của thể thơ này có gì cần lưu ý?
GV nhận xét câu trả lời của HS. GV mở rộng: Thời đại Nguyễn Khuyến sống là giai đoạn cuối TK XIX đầu TK XX, đây là giai đoạn XH có đầy những biến chuyển, rối ren, phức tạp. Thực dân Pháp xâm lược VN. Lục đục triều chính( ngoại xâm nội phản), đạo đức xã hội suy đồi, bất lực trước thời cuộc, bất mãn với triều đình. Vì thế ông đã đưa theo một quyết định, đó là giữ lấy cái đạo nhà Nho, sống theo lối sống một con người có nhân cách thanh cao, trong sạch. Ông lấy lý do bị đau mắt, cáo quan về quê, sống cuộc sống thanh bạch. Với công việc chủ yếu là dạy học
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật
2. Trong khi đọc
a. Mục tiêu: HS đọc được thành tiếng những con chữ đang nằm im trên trang giấy, để thế giới thơ ca trỗi dậy, lay động tới cảm xúc của mỗi HS; HS hiểu nghĩa của các từ ngữ - hình ảnh trong VB, cảm nhận về âm điệu, giọng điệu chung toát lên từ văn bản, có được những ấn tượng đầu tiên về bài thơ và bước đầu hình dung thế giới hình tượng qua lớp ngôn từ (từ ngữ âm đến ngữ nghĩa) trong văn bản.
b. Nội dung: Đọc văn bản, tìm hiểu yếu tố từ ngữ - hình ảnh, sử dụng phần chú giải trong SGK
116
c. Sản phẩm: Học sinh đọc diễn cảm và hoàn thiện phiếu bài tập số 2 d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt II. Trong khi đọc
- Giáo viên giao nhiệm vụ các nhóm tranh ảnh về hình ảnh, sự vật, sự việc về mùa thu được đề cập trong văn bản.
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc
+ GV để cá nhân HS tập đọc theo tinh thần xung phong hoặc để các em luyện đọc theo từng cặp hoặc nhóm. + Các HS khác theo dõi vào phần đọc của bạn, sau đó nhận xét về giọng đọc.
+ GV sửa chữa cách đọc cho HS để các em thể hiện đúng được giọng điệu của tác phẩm đã xác định từ trước. - GV đọc mẫu cho HS theo dõi. - GV yêu cầu HS tìm hiểu yếu tố từ ngữ hình ảnh bằng chiến thuật đánh
- Tranh ảnh: ao, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc, người ngồi câu cá.
- Lưu ý ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3; các từ ngữ then chốt “lạnh lẽo”, “trong veo”, “tẻo teo”, “gợn tí”, “đưa vèo”, “lơ lửng”, “quanh co”, “buông cần”, “đớp động”; nhập vai tâm trạng nhân vật trữ tình: giọng điệu chậm rãi, tha thiết, nhẹ nhàng.
117
dấu và ghi chú bên lề và hoàn thiện Phiếu học tập số 2.
- GV hướng dẫn HS sử dụng phần chú giải trong SGK
+ GV yêu cầu HS theo dõi SGK trang 22.
+ HS đọc chú giải (1) Cần: cần câu
- Đánh dấu và ghi chú được các từ ngữ, hình ảnh quan trọng: ao thu, chiếc thuyền câu, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc, tựa gối buông cần, cá đâu đớp động.
- Chú giải (1) Cần: cần câu
3. Sau khi đọc
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố hình thức của văn bản.
a1.Mục tiêu: GV tổ chức hoạt động hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố hình thức của văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam bằng cách hướng dẫn HS đi sâu phân tích, cắt nghĩa những đặc tính riêng về hình thức nghệ thuật của văn bản. a2.Nội dung: HS học sinh tìm hiểu các yếu tổ hình thức của văn bản: bố cục, cấu tứ, vần, nhịp, phép đối …
a3. Sản phẩm: Hoàn thiện Phiếu bài tập số 3, trình bày bằng miệng. a4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt III. Sau khi đọc
GV hướng dẫn HS xác định bố cục của văn bản.
- GV hỏi: Bài thơ có thể chia bố cục làm mấy phần?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
1. Hình thức nghệ thuật a. Bố cục
- Bài thơ được chia bố cục 2 phần: • Phần 1 – Sáu câu đầu: Bức tranh mùa thu với cảnh vật đặc trưng làng quê Bắc bộ Việt Nam
• Phần 2 – Hai câu kết: Bức tranh thu với hình ảnh người đi câu.
118
GV hướng dẫn HS xác định cấu tứ của văn bản.
- GV hỏi: Bài thơ có cấu tứ (cách tổ chức tứ thơ) thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV hướng dẫn HS xác định nhịp thơ, vần, các biện pháp nghệ thuật.
b. Cấu tứ
Cấu tứ (cách tổ chức tứ thơ) đi theo hình tượng bức tranh thu mang đặc trưng làng quê Bắc bộ Việt Nam. Bức tranh ấy mở ra bắt đầu bằng một không gian nhỏ hẹp – “ao thu” với sự xuất hiện của hình ảnh chiếc thuyền câu cũng “bé tẻo teo”. Trong bức tranh thu treo trẻo ấy ta bắt gặp hình ảnh của “sóng biếc” – “lá vàng”, đây là những sự vật mang đặc trưng màu sắc của mùa thu: xanh, vàng với những chuyển động rất nhẹ, rất khẽ. Sau đó, ta lại bắt gặp bức tranh thu được khắc họa ở phương diện chiều cao “tầng mây lơ lửng” (gợi ra trạng trái mơ màng của người ngồi câu) và chiều rộng “ngõ trúc quanh co” (gợi ra sự trống vắng, hiu quạnh). Cuối cùng, trong bức tranh thu xuất hiện hình ảnh người ngồi câu với tư thế không chú tâm vào việc đi câu, đang thu mình lại trong dáng vẻ trầm lắng suy tư.
c. Nhịp thơ, vần, các biện pháp nghệ thuật
119 GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, hoàn thiện Phiếu học tập số 3 (Phụ lục 5).
GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ số 1 trong Phiếu học tập số 3. - HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
+ Ở hai câu đề, nhịp thơ được sử dụng là nhịp 4/3 quen thuộc trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Với nhịp thơ 4/3 chậm rãi đã mở ra không gian ao với hình ảnh chiếc thuyền câu nhỏ bé. + Trong hai câu thực tác giả đã sử dụng nhịp thơ 2/2/3 quen thuộc và phép đối cân chỉnh "lá vàng" với "sóng biếc", tốc độ "vèo" của lá bay tương ứng với mức độ "tí" của sóng gợn.
+ Hai câu luận và hai câu kết sử dụng nhịp thơ 4/3 và 2/2/3 quen thuộc của thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Vần: Toàn bộ bài thơ được sử dụng
vần “eo”: “veo”, “teo”, “vèo”, “teo”, “bèo” ở các vị trí cuối câu thơ 1,2,4,6,8. Vần “eo” (tử vận) được sử dụng liên tiếp trong hai câu đề. Từ láy “tẻo teo” mang lại ấn tượng về con thuyền rất nhỏ, gợi không gian đang bị thu hẹp lại. Dường như mọi sự vật (không riêng gì chiếc thuyền) như đang cố thu mình lại để không làm ảnh hưởng tới không khí suy tư trầm mặc của tác giả. Điều này chi thấy cảnh vật xung quanh như eo hẹp, nhỏ
120
bé lại trước cái lạnh của mùa thu và tâm trạng đầy uẩn khuất. Từ “vèo” gợi ra tốc độ chuyển động của lá: khẽ khàng nhưng không tạo ra âm thanh. Từ “teo” trong cụm từ “khách vắng teo” gợi ra sự vắng vẻ, hiu quạnh của cảnh vật.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Ở hai câu thực: Kết hợp với phép đối cân chỉnh là bút pháp lấy động tả tĩnh: sóng và lá tuy có chuyển động
nhưng đều khẽ khàng, không hề phá vỡ sự tĩnh lặng của cảnh vật.
+ Phép đối cân chỉnh giữa hai câu luận và nhịp thơ 4/3 quen thuộc làm nổi bật lên vẻ trong và tĩnh trong hai câu luận. Từ lơ lửng diễn tả tinh tế
trạng thái phân thân hay mơ màng không xác định của người đi câu giữa ao thu lặng. Từ quanh co một mặt tạo hình được sự ngoắt ngoéo của ngõ xóm hút sâu vào màu xanh, mặt khác cho ta liên tưởng tâm trạng hơi rối bời, những ý nghĩ làm tác giả phải buồn phiền. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, dường như những đám mây trôi lơ lửng, chậm chậm trên bầu trời như
121
đều mang trọng trách chuyên chở nỗi niềm suy tư nặng trĩu của các thi nhân.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố nội dung của văn bản.
b1.Mục tiêu: GV hướng dẫn HS phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; đặc điểm hình tượng nghệ thuật; xác định được nhân vật trữ tình và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
b2.Nội dung: HS học sinh tìm hiểu các yếu tố nội dung của văn bản: chủ đề, tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, nhân vật trữ tình và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
b3. Sản phẩm: Hoàn thiện Phiếu bài tập số 4,5 và trình bày bằng miệng. b4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt GV hướng dẫn HS xác định chủ đề,
tư tưởng
- GV hướng dẫn HS sử dụng chiến thuật mối quan hệ nhận thức và siêu nhận thức hoàn thiện phiếu học tập số
4.
- HS trình bày.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV hướng dẫn HS xác định và phân tích bức tranh thiên nhiên mùa thu.
2. Nội dung
a. Chủ đề, tư tưởng
- Chủ đề: Mùa thu ở làng quê Bắc bộ Việt nam.
- Tư tưởng: Thể hiện tình yêu thiên
nhiên, quê hương và tâm sự thầm kín của tác giả trước nỗi đau mất nước.
b) Bức tranh thiên nhiên mùa thu
- Bức tranh mùa thu được vẽ nên bởi các hình tượng nghệ thuật: “ao thu lạnh lẽo”, “nước trong veo”, “chiếc