CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Lớp đối chứng
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm lớp đối chứng
STT Trường Lớp Sĩ số Kết quả Đạt yêu cầu G K Tb Y Kém 1 THPT Ban Mai 11T 28 5 18 5 0 0 28/28 Lớp thực nghiệm
Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm lớp thực nghiệm
STT Trường Lớp Sĩ số
Kết quả Đạt
yêu cầu G K Tb Y Kém
130
Biểu đồ 3.1. So sánh đối chiếu kết quả thực nghiệm lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng
Sau khi thống kê, tổng hợp kết quả, so sánh đối chiếu giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, chúng tôi bước đầu có những nhận xét như sau:
- Kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể là: Điểm khá, giỏi ở lớp TN chiếm 71.4%, điểm trung bình ở lớp TN chỉ chiếm 17.8%, đặc biệt lớp TN không có học sinh yếu, kém. Số học sinh đạt yêu cầu của lớp TN sau khi kiểm tra là 100% trong khi đó số học sinh đạt yêu cầu của lớp ĐC là 74,07%.
- Nội dung của giáo án thực nghiệm đạt được yêu cầu đặt ra. Việc xây dựng các nhiệm vụ học tập khi kết hợp với mô hình dạy học 3 giai đoạn (trước, trong và sau khi đọc), các chiến thuật đọc hiểu, các phương pháp và phương tiện dạy học khác đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú cho học sinh, bước đầu đã phát huy được năng lực ở những HS có năng khiếu môn Văn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao hơn trong giờ dạy bộ môn Ngữ văn đòi hỏi GV phải thực sự có tâm huyết với nghề, chuẩn bị thật kỹ kế hoạch dạy học, nắm được đặc điểm, tâm sinh lý của của học sinh trước khi lên lớp. Bên cạnh đó, GV còn phải biết kết hợp và sử dụng linh hoạt hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học, chiến thuật đọc hiểu và không ngừng học
Lớp 11T Lớp 11A Giỏi 5 1 Khá 18 9 Trung bình 8 10 Yếu 0 7 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
131
hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Từ kết quả và những đánh giá về quá trình thực nghiệm, có thể khẳng định việc áp dụng mô hình dạy học nói riêng đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Văn, đặc biệt phát huy được tích tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú cho học sinh khi học bộ môn này, khắc phục được tình trạng không khí giờ học nặng nề, nhàm chán trong phần lớn các giờ học Văn ở trường THPT hiện nay.
- Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, trong dạy học không có một phương pháp, phương tiện dạy học nào là vạn năng, cho nên sử dụng các biện pháp phát triển năng lực cho HS khi dạy đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng và dạy đọc hiểu nói chung cần phải linh hoạt, phù hợp với nội dung bài học, đối tượng HS; khi sử dụng các biện pháp đó phải biết kết hợp với các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và chiến thuật dạy học khác. Có như vậy mới phát huy được ưu điểm của các biện pháp phát triển năng lực cho HS và chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường THPT dần được cải thiện, nâng cao.
Tiểu kết Chương 3
Trong Chương 3, chúng tôi đã xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực cho HS lớp 11 trong dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THPT để kiểm chứng và đánh giá hiệu quả của những đề xuất ở Chương 2. Qua phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các biện pháp đó đã làm thay đổi rõ nét phương pháp dạy và học đọc hiểu của GV và HS. GV dạy theo một quy trình nhất định với những phương pháp, kĩ thuật, chiến thuật dạy học tích cực; học sinh chủ động trong việc đọc hiểu văn bản, bộc lộ được năng lực ngôn ngữ, văn học và vận dụng được những gì đã đọc được vào thực tiễn.
132
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Mục đích của việc đổi mới dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học đọc hiểu văn bản văn học nói riêng ở trường phổ thông hiện nay là để phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, hình thành cho các em các năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải có phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp. Đề xuất cách tổ chức dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại cho học sinh lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực, góp phần đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông hiện hành, đồng thời đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
Thực tế cho thấy việc thiết kế các nhiệm vụ học tập cho học sinh trong kế hoạch dạy học của nhiều giáo viên hiện nay chưa giúp đạt được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Vì vậy, chúng ta cần phải dựa trên các biện pháp phát triển năng lực mà chúng tôi đã trình bày ở Chương 2 để xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản nói chung, dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng theo mô hình ba giai đoạn: trước khi đọc, trong khi đọc, sau khi đọc.
Dựa vào kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi khẳng định tính khả thi của việc sử dụng các biện pháp phát triển năng trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại Việt Nam cho học sinh lớp 11. Vì vậy, cần nhân rộng cách làm này đối với các thể loại khác của văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông.
2. Khuyến nghị
Cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản bởi dạy học đọc hiểu có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Một trong những cách thức quan trọng để đổi mới phương pháp dạy
133
học đọc hiểu văn bản chính là xây dựng được hệ thống các biện pháp phát triển năng lực thông qua mô hình dạy học đọc hiểu 3 giai đoạn cho học sinh.
Để thiết kế được các biện pháp đó trong dạy học đọc hiểu văn bản, cần nắm vững đặc điểm thể loại của văn bản, xác định đúng mục tiêu đọc hiểu; từ đó, xác định nội dung, hình thức, cách thức tổ chức từng biện pháp và sử dụng các chiến lược đọc hiểu cho phù hợp.
Các biện pháp phát triển năng lực có vai trò quan trọng trong dạy học, nhưng hiện nay, khả năng cụ thể hóa các biện pháp đó của giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế. Do vậy, các cơ quan quản lí giáo dục cần có những đợt tập huấn, hướng dẫn cụ thể hơn để giáo viên nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong thời gian tới.
Do hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu, mặc dù đã hết sức cố gắng để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy/cô và bạn đọc quan tâm đến đề tài để chúng tôi hoàn thiện luận văn của mình trong thời gian tới.
134
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nước
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông
– Chương trình tổng thể, Nxb Giáo dục.
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục.
3 Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo
loại thể), Nxb ĐHSP Hà Nội.
4 Trần Thanh Đạm (1968) , Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục
5 Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể, NXB Giáo dục HN
6 Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học, Nxb Văn học
7 Nguyễn Văn Đường (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, 11, 12, Nxb Hà Nội
8 Phạm Thị Thu Hiền (2014), So sánh vấn đề đọc hiểu văn bản trong chương
trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục
9 Nguyễn Vinh Hiển (2015), Điểm yếu của giáo viên hiện nay là phương
pháp dạy học, Phỏng vấn trao đổi giữa Tuổi Trẻ với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Nguyễn Vinh Hiển về Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông tổng thể 10 Nguyễn Thanh Hùng (1996), Định hướng phương pháp giảng dạy tác phẩm
trữ tình, Nxb Văn học Hà Nội.
11 Nguyễn Thanh Hùng (2012), Nuôi dưỡng và xa lánh ý nghĩa của tâm ngữ
học trong đọc hiểu văn chương, Tạp chí KHGD, số 80
12 Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà
135
13 Nguyễn Thái Hòa (2004), Vấn đề đọc - hiểu và dạy đọc – hiểu, Thông tin khoa học Sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, số 5
14 La Khắc Hòa (2021), Chủ thể trữ tình,
languyensp.wordpress.com/2021/02/24/chủ-thẻ-trũ-tinh/
15 Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản
trong nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm
16 Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong
nhà trường phổ thông, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, t9, Hà Nội
17 Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Hà Nội
18 Đinh Gia Khánh (2002), Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thể kỉ
XVIII, Nxb Giáo dục
19 Nguyễn Thị Thanh Lâm (2017), Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ
trữ tình cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập, Luận án
tiến sẽ khoa học Giáo dục, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam
20 Đặng Thanh Lê (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thể kỉ XVIII đầu thể kỉ
XIX, Nxb Giáo dục
21 Nguyễn Lộc (2016), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ
XIX), Nxb Giáo dục
22 Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thể kỉ
XIX, Nxb Giáo dục
23 Phạm Luận, Hoàng Hữu Bội (1994), Dạy và học thơ cổ ở trường phổ thông
cấp 2,3 miền núi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24 Phan Trọng Luận chủ biên (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội
25 Phan Trọng Luận (2011), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
136
26 Phan Trọng Luận (2013), Ngữ văn 10 Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam 27 Phan Trọng Luận (2013), Ngữ văn 10 Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam 28 Phan Trọng Luận (2013), Ngữ văn 11 Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam 29 Nguyễn Công Lý (2021), Mấy ý nhỏ về việc dạy và học thơ trữ tình trung
đại Việt Nam và Trung Quốc trong sách giáo khoa Ngữ Văn, Hội thảo Khoa học Quốc gia Văn học và Ngôn ngữ trong thế giới đương đại bản sắc hội nhập, Nxb Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
30 Nguyễn Đăng Mạnh (2016), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam
31 Nguyễn Đăng Na (2012), Văn học trung đại Việt Nam tập 1, 2, Nxb Giáo dục
32 Lê Hoài Nam (1994), Thơ cổ điển Việt Nam- Một số vấn đề hình thức loại
thể, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
33 Nguyễn Kim Phong (2008), Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
34 Trần Đình Sử (2014), Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học
đọc hiểu văn bản văn học in trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Dạy học Ngữ
văn ở trường THPT theo chương trình và SGK mới , Nxb Nghệ An. 35 Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam,
Nxb Giáo dục
36 Trần Đình Sử (2011), Văn bản văn học và đọc hiểu văn bản, in trong Tài liệu tập huấn giáo viên trường Chuyên – Môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
37 Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 38 Trần Đăng Suyền (2018), Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm
137
39 Bùi Duy Tân (1993) Nên chọn tác phẩm nào là sớm nhất của văn học trung
đại Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, Số 2/1993
40 Nguyễn Thị Phương Thảo (2009), Dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam
ở lớp 11 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, Luận văn
Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
41 Lã Nhâm Thìn - Vũ Thanh (2016), Văn học trung đại Việt Nam tập 1,2, Nxb Đại học sư phạm
42 Lã Nhâm Thìn (2001), Bình giảng thơ Nôm Đường luật, NXB Giáo dục Việt Nam.
43 Trần Nho Thìn (2003), Văn học Việt Nam trung đại dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục
44 Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông (1994), Nxb. KHXH.
45 Đỗ Ngọc Thống (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn Trung
học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm
46 Phạm Thị Ngọc Trâm (2011) Nâng cao và phát triển Ngữ văn 11, Nxb Giáo dục
47 Lưu Thị Thúy Uyên (2016), Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh
trung học phổ thông trong dạy học thơ trung đại Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ Sư phạm Ngữ văn, Đại học Giáo dục, ĐHQGHN
48 Pisa Vietnam,(2017) Định nghĩa về năng lực đọc hiểu , bài đăng ngày 14/12/1017 https://pisavietnam.moet.gov.vn/news/linh-vuc-doc-hieu-cua- pisa-2015/dinh-nghia-ve-nang-luc-doc-hieu-35.html
138
Tài liệu nước ngoài:
1 Danielle S. McNamara (2007)Reading Comprehension Strategies, Psychology Presss
2 Miriam Alfasai, Đọc để học – những ảnh hưởng của sự hướng dẫn chiến
lược kết nối đối với học sinh trung học (2004), The Journal of
Educational Research
3 Micheal Pressley( 2000), What should comprehension instruction of?
Handbook of reading reseach, Vol 3, Hillsdale, NJ; Lawrence Erbaum
Associates
4 Mc.Dougal Littell (2008), Literature (from 6th grade to 12th grade). Evanston Illinois, United States of America.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho giáo viên)
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực người học, tôi đang thực hiện đề tài: “Dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại cho HS lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực”, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy (cô) bằng cách trả lời chân thực những câu hỏi sau đây.
Xin cảm ơn quý thầy (cô)!
Họ và tên giáo viên:... Đơn vị công tác: ... Năm vào ngành:...
Hãy cho biết ý kiến của thầy (cô) bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp.
Câu 1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết phát triển năng lực đọc hiểu cho HS THPT trong dạy học Ngữ văn 11?
A. Không cần thiết. B. Ít cần thiết C. Cần thiết. D. Rất cần thiết. Câu 2: Theo thầy (cô), dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11 có vai trò như thế nào trong việc phát triển năng lực đọc hiểu văn học cho học sinh?
A. Không quan trọng. B. Bình thường.
C. Quan trọng. D. Rất quan trọng.
Câu 3: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về khả năng đọc hiểu của HS trong văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam của học sinh hiện nay?
A. Không tốt B. Bình thường
C. Tốt D. Rất tốt.
Câu 4: Khi dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam cho học sinh lớp 11, thầy (cô) thường sử dụng phương pháp dạy học nào?
A. Dạy học hợp tác B. Nêu vấn đề.
C. Giảng bình D.Kết hợp nhiều phương pháp
Câu 5: Thầy (cô) có thường sử dụng mô hình 3 giai đoạn (trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc) khi dạy học đọc hiểu về thơ trữ tình trung đại Việt Nam để phát triển năng lực cho học sinh không?