3.2.1.2. Trễ trong thoại VoIP:
Chất lƣợng của thoại sẽ suy giảm đáng kể khi có quá nhiều trễ xẩy ra, các cuộc gọi nghe bị bậm bõm do mất quá nhiều gói gây lên. Trễ thoại bao gồm đầy đủ các đặc điểm trễ nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc. Thông thƣờng chúng có đặc tính nhƣ sau.
Trễ do mã hóa, đây là loại trễ cố định và có giá trị khác nhau tùy thuộc vào loại mã hóa sử dụng. Điển hình trễ này khoảng 10 ms.
Trễ đóng gói , chúng cũng là một loại trễ cố định. Thông thƣờng với chuẩn G711 và G729 trễ khoảng 20 ms ( thời gian để đóng gói hoàn thành một gói tin là 20 ms).
Hai loại trễ trên đều không thể hạn chế đƣợc bằng công cụ QoS.
Trễ lan truyền là loại trễ biến đổi và phụ thuộc vào chiều dài và tốc độ của các thiết bị truyền tin. Trong mạng hiện nay, trễ này dƣới 5ms/ 100 km.
Loại trễ trên có điểm là phụ thuộc vào cự ly và phƣơng thức truyền tin và ta không thể hạn chế các trễ này đƣợc.
Các loại trễ khác bao gồm trễ hàng đợi, trễ truyền nối tiếp, trễ mạng, trễ bộ đệm, trƣợt là các trễ mà ta có thể kiểm soát đƣợc và có thể sử dụng các công cụ QoS để hạn chế chúng.
Nhƣ vậy, ta có thể nhận tháy rằng trong tiến trình thiết lập một cuộc gọi bao gồm nhiều thành phần trễ cố định và thay đổi khác nhau. Do đó một vấn đề đặt ra là trễ bao nhiêu để đảm bảo chất lƣợng của dịch vụ.
Theo tiêu chuẩn ITU và Cisco giới hạn trễ cho một cuộc gọi là nhƣ sau:
Trễ 1 hƣớng ( ms) Mô tả
0 – 150 Theo khuyến nghị ITU G.114 [1]
0 – 200 Theo chuẩn của Cisco
150 – 400 Theo khuyến nghị của ITU G.114 dịch vụ bắt đầu suy giảm nhƣng vẫn chấp nhận đƣợc
400 + Theo khuyến nghị của ITU G.114 không thể chấp nhận đƣợc trong mọi trƣờng hợp