Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI pps (Trang 54 - 56)

IV. ĐIỀU KIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

4. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

4.1. Định nghĩa: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình được cho ngân hàng mở thư tín dụng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng.

Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ bao gồm:

- Người xin mở thư tín dụng, là người mua, người nhập khẩu hàng hoá, hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác.

- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, cấp tín dụng cho người nhập khẩu.

- Người hưởng lợi thư tín dụng, là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. Trong phương thức tín dụng chứng từ, thì thư tín dụng thương mại là công cụ quan trọng.

Thư tín dụng (Letter of credit - L/C) là một chứng thư (điện hoặc ấn chỉ), trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với nội dung L/C.

4.2.Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C

(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một L/C cho người xuất nhập khẩu hưởng.

(2) Trên cơ sở đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, ngân hàng mở một L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài xuất khẩu thông báo và chuyển L/C đến cho người xuất khẩu.

(3) Khi nhận được thông báo mở L/C từ ngân hàng mở L/C thì ngân hàng thông báo sẽ thông báo toàn bộ nội dung về việc mở L/C đó và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.

(4) Người xuất khẩu khi nhận được L/C thì tiến hành kiểm tra L/C, nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không chấp nhận thì yêu cầu ngân hàng mở L/C phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng.

(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng yêu cầu của L/C xuất trình thông qua yêu cầu thông báo L/C cho ngân hàng mở L/C để yêu cầu thanh toán.

(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền (nếu là hối phiếu trả ngay) cho người xuất khẩu hoặc kí chấp nhận trả tiền (nếu là hối phiếu có kì hạn). Nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp với yêu cầu L/C thì từ chối thanh toán và gửi trả toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.

(7) Ngân hàng mở L/C yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

(8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với yêu cầu L/C thì tiến hành trả tiền lại cho ngân hàng mở L/C hoặc chấp nhận trả tiền ngay. Nếu không phù hợp với yêu cầu của L/C thì từ chối trả tiền.

4.3. Những nội dung chủ yếu của L/C:

L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, nhưng sau khi đã được thiết lập thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán ngoại thương. Mọi nghĩa vụ và quyền lợi sau đó, chỉ căn cứ vào L/C. Vì vậy, những nội dung chủ yếu của L/C bao gồm những điều khoản sau đây:

Ngân hàng mở L/C

Người nhập khẩu

Ngân hàng thông báo L/C

Người xuất khẩu (1) (7) (8) (6)

(5)

(2)

(6) (5) (3) (4)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI pps (Trang 54 - 56)