Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ, chia làm 2 loại tiền tệ sau đây:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI pps (Trang 37 - 38)

- Séc tài khoản của người thụ hưởng: Là loại séc mà người thụ hưởng không muốn ngân hàng trả tiền mặt mà muốn trả bằng chuyển khoản ghi vào tà

c. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ, chia làm 2 loại tiền tệ sau đây:

- Tiền tệ quốc gia (National money) - là tiền tệ của từng nước như USD,

GBP, VND...

b. Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ, chia ra thành 3 loại tiền sau đây: đây:

- Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency) là những đồng tiền

quốc gia có thể được chuyển đổi tự do ra các đồng tiền khác. Có 2 loại tiền tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi toàn bộ và tự do chuyển đổi từng phần.

Đồng tiền nào mà việc chuyển đổi của nó phụ thuộc vào một trong ba điều qui định chuyển đổi sau đây thì gọi là tự do chuyển đổi từng phần:

+ Chủ thể chuyển đổi. + Mức độ chuyển đổi.

+ Nguồn thu nhập tiền tệ từ đâu mà ra.

- Tiền tệ chuyển nhượng (Transferable currency) là tiền tệ được quyền chuyển nhượng từ người này qua người khác qua hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng.

- Tiền tệ clearing currency là tiền tệ ghi trên tài khoản và không được

chuyển dịch sang một tài khoản khác.

c. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ, chia làm 2 loại tiền tệ sau đây: đây:

- Tiền mặt (cash) là tiền giấy của từng quốc gia riêng biệt. Tỷ trọng tiền mặt

trong thanh toán quốc tế rất không đáng kể.

- Tiền tín dụng (credit currency) là tiền tài khoản, tiền ghi sổ. Hình thức tồn

tại của tiền tín dụng là các phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, sec, T/T, M/T...Tiền tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong thanh toán quốc tế.

d. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong thanh toán, chia làm 2 loại:

- Tiền tệ tính toán ( Account currency) là tiền tệ được dùng để thể hiện giá cả

và tính toán tổng trị giá hợp đồng.

- Tiền tệ thanh toán (Payment currency) là tiền tệ được dùng để thanh toán

nợ nần, thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

Việc sử dụng đồng tiền nào là tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương trong hiệp định thương mại và trả tiền giữa các nước nói chung phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

- Sự so sánh lực lượng của hai bên mua và bán. - Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế.

- Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới.

Khi tiến hành thanh toán, bên nào cũng muốn dùng đồng tiền của nước mình vì có những điểm lợi sau đây:

- Có thể qua đó nâng cao địa vị đồng tiền nước mình trên thị trường thế giới. - Không phải dùng đến ngoại tệ để trả nợ nước ngoài.

- Có thể tránh được rủi ro do tỷ giá tiền tệ nước ngoài biến động gây ra. - Có thể tạo điều kiện tăng thêm xuất khẩu hàng của nước mình.

Địa vị của yên Nhật Bản, trong những năm gần đây được nâng cao nhờ cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán vãng lai của họ thường dư thừa, nhưng đồng tiền này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế như bảng Anh và đôla Mỹ, vì tỷ trọng xuất nhập khẩu trong mậu dịch quốc tế của nước này chưa lớn lắm so với Anh, Mỹ và khối lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế của thị trường ngoại hối ở nước này không nhiều bằng thị trường London và New York.

Đồng Phrăng Thuỵ Sĩ từ lâu nay được coi là đồng tiền tự do “cứng” trên thế giới, nhưng vì ngoại thương của nước này chiếm tỷ trọng nhỏ trong mậu dịch quốc tế, thị trường vốn của nước này bé nhỏ, nên Phrăng Thuỵ Sĩ không được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

Trong thanh toán ngoại thương, có những mặt hàng phải thanh toán bằng một loại tiền tệ nhất định thường là những hàng nguyên liệu quan trọng đã bị một số ít nước khống chế từ lâu về sản xuất và tiêu thụ, các nước này đã biến việc dùng loại tiền tệ đó để thanh toán “tập quán quốc tế”. Ví dụ mua bán cao su, thiếc và một số kim loại màu khác thường thanh toán bằng bảng Anh, dầu hoả bằng đôla Mỹ..

Một phần của tài liệu CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI pps (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w