• ADL (Advanced Distributed Learning): là tổ chức được lập bởi Bộ
quốc phòng Mỹ cùng với các thành viên là các nhà công nghiệp, các trường, các cơ quan nhà nước với mục tiêu là tăng khả năng tương tác giữa các chương trình đào tạo thông qua việc phát triển chung khung chương trình làm việc. ADL đã phát triển chuẩn SCORM (Shareable Content Object Reference Model) đây là chuẩn được chấp nhận bởi cộng đồng E-learning trên toàn thế giới.
• AICC (Aviation Industry Computer-Based Training Committee):
là tổ chức quốc tế đưa ra các chỉ dẫn về đào tạo dựa trên máy tính (Computer Based Traning) cho công nghiệp hàng không. Tuy nhiên, các chỉ dẫn của tổ chức này có ảnh hưởng lớn đến E-learning. Tổ chức đưa ra CMI Guidelines (chuẩn dùng để trao đổi thông tin giữa
• IEEE LTSC (Institute of Electrical for Electronics Engineers Learning Technology Standards Committee) là một tổ chức quốc
tế phát triển các chuẩn và các chỉ dẫn cho điện, điện toán, máy tính và các hệ thống liên lạc. IEEE LTSC cung cấp các đặc tả về học tập để có thể sử dụng được trong thực tế. Ðặc tả nổi tiếng nhất của tổ chức là LOM (Learning Object Metadata). Nó đã được đưa vào trong SCORM.
• IMS Global Learning Consortium (Instructional Management System): Là hiệp hội toàn cầu với các thành viên là các trường học,
tổ chức thương mại, tổ chức nhà nước chuyên xây dựng các tiêu chuẩn cho các sản phẩm E-learning. Đưa ra các đặc tả dựa trên XML phục vụ cho các công nghệ trong E-learning. Các đặc tả của IMS được chấp nhận như các chuẩn không chính thức trên toàn thế giới. Các đặc tả của tổ chức như Content Packaging (đóng gói), Simple Sequencing (xác định thứ tự nội dung học tập) đã được đưa vào SCORM.
Quá trình hình thành một chuẩn thường trải qua một thời gian tương đối dài, có khi lên đến 10 năm, do đó trong thực tế các nhà nghiên cứu đào tạo điện tử thường xây dựng chuẩn theo hướng vừa chuẩn hóa vừa áp dụng thực tế, điều này khiến trong lĩnh vực đào tạo điện tử xuất hiện nhiều chuẩn khác nhau và các chuẩn không có tính ổn định cao, thường xuyên có các thay đổi cập nhật, khiến việc tuân theo các chuẩn gặp nhiều khó khăn. Trong các chuẩn này, bộ chuẩn SCORM của ADL là bộ chuẩn được nhiều tổ chức phát triển đào tạo điện tử sử dụng. Khái quát về chuẩn SCORM sẽ được giới thiệu trong phần 2 của chương
2.2. Khái quát về chuẩn SCORM
SCORM (Sharable Content Object Reference Model - Mô hình tham chiếu đối tượng dùng chung) là một tập chuẩn trong đó chứa các đặc tả và chỉ dẫn kỹ
thuật nhằm đáp ứng những yêu cầu về trao đổi nội dung học tập và hệ thống học tập trong các hệ thống đào tạo điện tử. SCORM mô tả một mô hình tập hợp nội dung (Content Aggregation Model) và môi trường thực thi (Run-time Enviroment) cho các đối tượng học để cung cấp tri thức dựa trên những mục tiêu, sở thích, sự trình diễn và những nhân tố khác.
Chuẩn SCORM đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn lại được bổ sung hoặc chỉnh sửa các chức năng mới. Bản SCORM được mô tả ở đây là SCORM 2004, phiên bản 1.3. Từ bản này trở đi tổ chức phát triển chuẩn SCORM là ADL sẽ lấy tên gọi theo từng năm để đặt tên cho các bản chỉnh sửa nâng cấp của phiên bản 1.3, điều này có nghĩa là chỉ sau khi SCORM 1.3 được triển khai rộng rãi thì mới tính tiếp đến việc đưa ra các phiên bản cao hơn (SCORM 1.4,1.5,…)
Về mặt tổ chức, các đặc tả và chỉ dẫn kỹ thuật trong chuẩn SCORM được chia thành 4 tài liệu là SCORM Overview, SCORM CAM (SCORM Content Aggregation Model), SCORM RTE ( SCORM Run-Time Enviroment) và SCORM SN ( SCORM Sequencing and Navigation). Nội dung của 4 tài liệu này có thể tóm tắt như sau:
2.2.1. SCORM Overview - Tổng quan về SCORM
Giới thiệu chung về chuẩn SCORM: mục tiêu của chuẩn, lịch sử phát triển và các hướng dẫn sử dụng các tài liệu còn lại trong chuẩn.
2.2.2. SCORM CAM - Mô hình đóng gói nội dung của SCORM
Mục tiêu là các hướng dẫn kỹ thuật cần thực hiện trong quá trình đóng gói bài giảng, do đó nội dung của tài liệu này là:
• Định nghĩa các thành phần của bài giảng
• Quy trình đóng gói các thành phần bài giảng
• Cách thức đặc tả các thành phần trong bài giảng
• Các luật sắp xếp các thành phần trong bài giảng
Trong tài liệu này, các nội dung trên được thể hiện thông qua việc mô tả mô hình nội dung của bài giảng (bài giảng gồm những thành phần cơ bản nào, mối liên hệ, ràng buộc) và các thức đóng gói hay cách thức kết hợp các nội dung này để có phân phối cho các hệ thống khác.
2.2.2.1. Mô hình nội dung
Chuẩn SCORM mô tả mô hình nội dung của một bài giảng từ 4 thành phần cơ bản:
Asset là thành phần nhỏ nhất của một bài giảng theo chuẩn SCORM. Một Asset có thể đơn giản chỉ là một file văn bản, trang web tĩnh hay cũng có thể là các dữ liệu đa phương tiện như âm thanh, video clip hoặc hình ảnh động v.v.. Các Asset có thể chứa các Asset con ở bên trong nó