.2 Mô hình sau khi phân tách và bổ sung lớp trung gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 53 - 57)

4.2. Kết qu

4.2.1. Xây dựng phân hệ LMS và LCMS

Trên cơ sở tìm hiểu chức năng của các môđun trong hệ thống Moodle, chúng tôi đã tiến hành phân tách các môđun liên quan đến nội dung học thành một phân hệ hoàn chỉnh, chạy độc lập mà từ đây về sau chúng tôi sẽ gọi là hệ thống M_LCMS. Đồng thời chúng tôi cũng phân tách các môđun liên quan đến việc quản lý học tập thành một hệ thống riêng là M_LMS. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bầy các môđun chính của mỗi hệ thống.

a. M_LCMS bao gồm các môđun chính sau:

Qun lý khóa hc: Với hệ thống Moodle, đây là môđun có nhiệm vụ tạo ra các khóa học khác nhau. Mỗi khóa học bây giờ trở thành một đề mục lớn, trong đó chứa đựng các bài giảng liên quan đến một lĩnh vực xác định: Tin học cơ sở, Mạng cơ sở, Ngôn ngữ lập trình …

Qun lý tài nguyên: Đây là môđun có chức năng quản lý nội dung các bài giảng của Moodle. Moodle hiện chỉ quản lý bài giảng ở mức độ một đơn vị bài giảng hoàn chỉnh được đóng gói dưới dạng một file trình diễn PowerPoint, Word, Excel, ….

Qun lý tiến trình ca khóa hc: Môđun này giúp người tạo nội dung xác định trình tự tiến hành của môn học.

Qun lý người dùng: Môđun này có chức năng quản lý các tài khoản và phân quyền quản trị nội dung trong hệ thống.

b. M_LMS bao gồm các môđun cơ bản sau:

Qun lý site: Có chức năng giúp người quản trị định nghĩa cấu trúc của website, chỉnh sửa giao diện và bản địa hóa ngôn ngữ

Qun tr người dùng: Môđun này giúp người quản trị quản lý và phân quyền cho:

o Giáo viên: Tài khoản thực hiện chức năng quản lý các khóa học với các quyền xây dựng nội dung khóa học, xác định tiến trình học, xây dựng các bài kiểm tra đánh giá

o Sinh viên: Tài khoản thực hiện chức năng truy cập tài nguyên học tập, tham gia kiểm tra đánh giá, hỏi đáp

Trình din bài ging: Môđun này thực hiện chức năng cơ bản của một hệ LMS đó là trình diễn nội dung học đối với người học. Với chức năng này, chúng tôi đã tiến hành chỉnh sửa lại cho phù hợp với hệ thống thực nghiêm: Đó là thay vì việc truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của hệ thống Moodle như trước đây để lấy nội dung các bài giảng thì giờ đây các thông tin này được môđun truy cập thông qua lớp giao tiếp trung gian.

Kim tra đánh giá: Môđun này cho phép giáo viên soạn thảo các bài kiểm tra dưới nhiều dạng khác nhau

Din đàn: Thực hiện chức năng trao đổi, thông bao. Thông qua chức năng này, giáo viên có thể gửi các thông báo đến học viên hoặc tiến hành trao đổi thảo luận các vấn đề liên quan đến nội dung học thông qua các chủ đề khác nhau của diễn đàn

Thng kê báo cáo: Thực hiện chức năng báo cáo tình hình học tập của từng khóa: Tiến độ, mức độ truy cập, điểm các bài kiểm tra đánh giá

4.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm

Trên cơ sở cấu trúc dữ liệu của Moodle, chúng tôi đã tách các bảng dữ liệu có liên quan đến việc lưu trữ và quản lý các bài giảng và khóa học để đưa vào trở thành kho dữ liệu trung tâm:

• Các bảng lưu trữ thông tin về khóa học

• Các bảng lưu trữ thông tin về các bài giảng

• Các bảng lưu trữ thứ tự tiến hành của các bài giảng

• Các bảng lưu trữ thông tin người dụng

4.2.3. Xây dựng lớp giao tiếp trung gian

Lớp giao tiếp trung gian được xây dựng trên cơ sở tách các môdun liên quan đến truy cập để quản trị cơ sở dữ liệu thành một phân hệ riêng. Do đặc thù sử dụng LMS và LCMS được tách ra từ một hệ nên giải pháp tuy không triệt để tuân theo mô tả của chuẩn nhưng vẫn đáp ứng được mô hình thực nghiệm

4.2.4. Kết qủa thu được

Chúng tôi đã phân tách và xây dựng thành công hai hệ LMS và LCMS độc lập, được cài đặt thử nghiệm trên 02 máy chủ. Tại máy chủ thứ nhất, sử dụng LCMS người quản trị sẽ tạo ra một chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)