.6 Gói nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 34 - 41)

2.2.3. SCORM RTE - Môi trường thực thi của SCORM

Đặc tả môi trường để chạy gói nội dung tuân theo chuẩn SCORM hay nói một cách khác nó đặc tả cách thức để phân hệ LMS có thể giao tiếp được với các thành phần nội dung bên trong bài giảng. Việc giao tiếp này được SCORM RTE mô tả thông qua 3 đặc tả là:

• Cơ chế chạy nội dung (Launching): Quy định cách thức để LMS khởi động các đối tượng nội dung (SCO hoặc Asset) trong gói nội dung bài giảng. Với mỗi kiểu đối tượng nội dung sẽ có yêu cầu chạy khác nhau và cũng đòi hỏi cách thức kết nối và theo dõi khác nhau của LMS. Ví dụ với Asset thì LMS chỉ cần xác định kiểu của Asset trong giao thức HTTP trước khi truyền đến trình duyệt của học viên là đủ, nhưng với SCO, LMS phải thực hiện thêm quá trình theo dõi và điều hướng nội dung bên trong SCO.

cần quan tâm đến các thức thực hiện bên trong của chúng. Các phương thức trong API được chia làm 3 loại

ƒ Các phương thức phiên: Cung cấp các phương thức dùng để đánh dấu khi bắt đầu và kết thúc của một phiên kết nối giữa SCO và LMS

ƒ Các phương thức truyền dữ liệu: Cung cấp các phương thức phục vụ việc trao đổi dữ liệu giữa SCO và LMS ƒ Các phương thức hỗ trợ: Cung cấp các phương thức hỗ

trợ các kết nối giữa SCO và LMS

• Mô hình dữ liệu (Data Model) có nhiệm vụ lưu lại thông tin quá trình trao đổi giữa LMS và nội dung bài giảng và được xây dựng dựa trên chuẩn P1484.11.1 của IEEE LTSC CMI. Các dữ liệu được lưu trữ bao gồm thông tin về học viên, thông tin về quá trình tương tác giữa học viên với SCO, thông tin trạng thái sau phiên tương tác. Các thông tin này sẽ được sử dụng cho việc theo dõi tình hình học tập của học viên và các yêu cầu báo cáo khác.

2.2.4. SCORM SN - Tuần tự và điều hướng bài giảng trong SCORM

Mô tả quan hệ thứ tự, điều hướng về nội dung trong gói bài giảng SCORM thông qua việc đặc tả cách thức mô tả các sự kiện điều hướng, cách thức LMS thông dịch và thực thi các luật sắp xếp được định nghĩa bởi người phát triển.

2.3. Mô hình chia s ni dung tĩnh

Chia sẻ nội dung tĩnh được hiểu một cách đơn giản là quá trình chia sẻ nội dung các bài giảng giữa các hệ thống đào tạo điện tử thông qua việc đóng gói và phân phối các bài giảng tuân theo các chuẩn đóng gói và phân phối. Tuân theo các chuẩn này, hệ thống có nội dung cần chia sẻ sẽ sử dụng các chuẩn đóng gói bài

giảng để lắp ghép các đối tượng riêng rẽ trong bài giảng (như các file âm thanh, hình ảnh, đoạn văn bản, các thông tin điều hướng…) thành một gói bài giảng hoàn chỉnh. Sau quá trình đóng gói, gói bài giảng sẽ được xuất bản để cho phép các hệ thống khác có thể sử dụng các gói nội dung này. Vì các bài giảng được đóng gói tuân theo các chuẩn chung nên các hệ thống đào tạo khác có thể hiểu được cấu trúc bên trong của các gói này, từ đó có thể kết nhập để tái sử dụng các nội dung này vào hệ thống của mình. Chuẩn đóng gói và phân phối được sử dụng rộng rãi hiện nay là SCORM. Việc sử dụng các chuẩn đóng gói và phân phối đem lại nhiều lợi ích:

Tính truy cập được: Tri thức giờ đây không chỉ bị bó hẹp trong một hệ thống mà có thể được phân phối cho các hệ thống khác, đồng thời một hệ thống cũng có khả năng có được những tri thức từ nhiều hệ thống.

Tính khả chuyển: Các hệ thống giờ đây có thể trao đổi tri thức với nhau một cách dễ dàng miễn là tất cả chúng đều tuân theo một chuẩn đóng gói và trao đổi chung.

Tính thích ứng: Với việc sử dụng các chuẩn chung, việc biến đổi các tri thức cho phù hợp với từng cá nhân và tổ chức trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn so với việc phải xây dựng lại từ đầu

Tính sử dụng lại: Vẫn có thể sử dụng được các nội dung học tập ngay cả khi công nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại.

Tính giảm chi phí: Đây là kết quả tất yếu từ việc có thể tái sử dụng cũng

Hình 2.7 Mô hình chia sẻ tĩnh (pha chia sẻ)

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, việc sử dụng mô hình chia sẻ nội dung tĩnh vần còn chứa đựng những hạn chế: Đó là việc phân phối các bài giảng dưới dạng các gói bài giảng được đóng gói tuân theo chuẩn khiến cho việc cập nhật hay thay đổi nội dung bài giảng giữa hệ thống xuất bản bài giảng và các hệ thống sử dụng bài giảng trở thành một công việc không hề đơn giản. Mỗi khi có sự thay đổi trong nội dung bài giảng, đối với phía hệ thống xuất bản phải lặp lại toàn bộ quy trình đóng gói và phân phối bài giảng, còn đối với phía hệ thống sử dụng các gói bài giảng thì phải lặp lại toàn bộ quy trình kết nhập bài giảng vào hệ thống. Bên cạnh đó, với mô hình chia sẻ này, mỗi hệ thống lại sở hữu riêng một bản sao của nội dung, đây cũng là một sự lãng phí về tài nguyên lưu trữ

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH CHIA S NI DUNG ĐỘNG

3.1. Bài toán

Như đã đề cập trong phần đặt vấn đề (1.4), mục tiêu của luận văn là nhằm xây dựng một mô hình chia sẻ nội dung có thể phục vụ việc chia sẻ nội dung bài giảng giữa các hệ thống đào tạo điện tử. Khái niệm “động” ở đây được hiểu theo nghĩa quá trình chia sẻ bài giảng sẽ không sử dụng cơ chế đóng gói và phân phối các gói bài giảng, mà thay vào đó sẽ sử dụng một kho lưu trữ tập trung làm nơi lưu trữ các nội dung bài giảng, kho lưu trữ này sẽ cho phép hệ LMS và LCMS khác nhau truy cập với điều kiện là các hệ này phải tuân theo các chuẩn giao tiếp chung được quy định bởi kho lưu trữ. Với mô hình này, bất kỳ hệ thống LCMS nào tuân theo chuẩn giao tiếp chung của kho lưu trữ đều có thể bổ sung cũng như cập nhật nội dung các bài giảng cần chia sẻ vào kho lưu trữ, ngược lại bất kỳ hệ LMS nào tuân theo chuẩn cũng có thể truy xuất các nội dung được chia sẻ bởi các hệ LCMS khác. Những thay đổi, cập nhật trong nội dung bài giảng tại kho lưu trữ sẽ nhanh chóng được thể hiện đối với học viên mà không cần phải thực hiện bất kỳ một quá trình hỗ trợ nào.

Quy trình triển khai khóa học theo mô hình này sẽ được thực hiện thông qua các bước sau:

• Thông qua các hệ LCMS với các công cụ biên tập bài giảng của riêng mỗi hệ, các giáo viên hoặc những người biên tập bài giảng sẽ đưa các nội dung bài giảng vào kho lưu trữ trung tâm

• Thông qua các hệ LCMS, những người quản lý hoặc giáo viên với các quyền thích hợp sẽ tạo ra các khóa học trên cơ sở các bài giảng đã được lưu trữ cho phép xuất bản trong kho dữ liệu.

• Các hệ LMS được gắn quyền truy cập vào khóa học đã được tạo ra ở bước trước

• Học viên kết nối vào một trong các hệ LMS và yêu cầu được truy cập nội dung bài giảng của khóa học. Hệ LMS sẽ kết nối đến kho lưu trữ trung tâm để truy xuất nội dung bài giảng mà học viên yêu cầu. Quá trình này kết thúc bằng việc nội dung bài giảng được hiển thị đến học viên

• Giáo viên hoặc những người biên tập nội dung sẽ thông qua các hệ LCMS của mình để cập nhật hoặc bổ sung nội dung bài giảng.

• Ở lần truy cập tiếp theo của học viên thông qua hệ LMS, nội dung bài giảng vừa được cập nhật sẽ được trình diễn cho học viên

Để thực hiện các yêu cầu đặt ra, mô hình này phải đảm bảo:

• Lưu trữ được các thông tin về bài giảng trong một kho lưu trữ trung tâm

• Sử dụng bất cứ hệ LCMS tuân theo chuẩn giao tiếp, người quản trị nội dung đều có thể truy xuất để bổ sung hoặc cập nhật nội dung vào kho lưu trữ trung tâm

• Việc giao tiếp giữa LCMS và kho lưu trữ trung tâm phải trong suốt đối với người quản trị nội dung theo nghĩa người quản trị nội dung không phải học thêm quá nhiều ngoài việc học cách sử dụng chính hệ LCMS của mình

• Trong phạm vi quyền hạn của mình, người quản trị nội dung có thể sử dụng bất cứ nội dung nào được lưu trữ tại kho lưu trữ trung tâm để cấu trúc nên bài giảng của mình

• Bất cứ hệ LMS nào tuân theo chuẩn giao tiếp đều có thể giao tiếp được với kho lưu trữ trung tâm để truy xuất các tài nguyên học tập

• Giao tiếp giữa LMS và kho lưu trữ trung tâm cũng phải trong suốt đối với người học

• Giao tiếp giữa các hệ LMS và LCMS với kho lưu trữ trung tâm sử dụng giao thức truyền thông chuẩn HTTP làm giao thức truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)