Lực lượng Công an Thủ đơ góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực lượng công an thành phố Hà Nội (Trang 30 - 35)

2.1. Quá trình hình thành và phát triển lực lƣợng cơng an thủ đô

2.1.3. Lực lượng Công an Thủ đơ góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Xác định là địa bàn chiến lƣợc quan trọng của cả nƣớc, Công an Hà Nội đã nhanh chóng ổn định tổ chức, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hiệu suất công tác, xây dựng lực lƣợng theo hƣớng tiến lên chính quy, hiện đại.

Trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, ngay sau khi miền Nam giải phóng, Cơng an Hà Nội đã mở đợt tấn cơng, trấn áp các đối tƣợng chính trị, cảm hóa số đơng, cơ lập những tên cầm đầu ngoan cố, thu hẹp diện chống đối, từng bƣớc làm trong sạch địa bàn. Đẩy mạnh công tác bảo vệ nội bộ, công tác bảo vệ trị an, đã ngăn chặn, phát hiện, triệt phá nhiều vụ phạm pháp. Từ năm 1981, cùng với cả nƣớc bƣớc vào xây dựng CNXH với nhiều khó khăn, thử thách, cùng với yêu cầu phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn đời sống, nhiệm vụ củng cố quốc phịng, an ninh trở lên cấp bách. Lực lƣợng cơng an thực hiện sự chuyển hƣớng về tổ chức theo Nghị định số 250/CP của Thủ tƣớng Chính phủ. Cơng an Hà Nội chú trọng xây dựng và củng cố công an phƣờng. Đối với công an xã, triển khai quyết định số 114 của Bộ cho 381 xã giúp cho tổ chức công an xã bƣớc đầu hoạt động có nề nếp và phát huy tác dụng.

2.1.4. Cơng an Hà Nội tích cực đổi mới, vì Thủ đơ bình yên, vì nhân dân phục vụ (1986 - đến nay)

Năm 1986, tình hình kinh tế, xã hội nƣớc ta khủng hoảng trầm trọng, lạm phát tăng cao, bội chi ngân sách quá lớn, giá cả tăng vọt, đồng tiền mất

giá nhanh, tiền lƣơng thực tế giảm sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, các hiện tƣợng tiêu cực có chiều hƣớng phát triển. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp khơng cịn phù hợp, làm cản trở công cuộc xây dựng CNXH. Trƣớc thực trạng đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện của đất nƣớc. Lực lƣợng Công an Hà Nội trƣớc yêu cầu của nhiệm vụ mới, đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về tƣ duy nhận thức, tổ chức, bộ máy, cán bộ, phƣơng pháp, kiến thức nghiệp vụ... Tổ chức của Công an Hà Nội đƣợc sắp xếp theo hƣớng tăng cƣờng cho cơ sở, phù hợp với thực tế khách quan và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cùng với việc sắp xếp tổ chức, đã ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, trách nhiệm, phân công, phân cấp cho các đơn vị mới thành lập và bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ đối với các đơn vị sát nhập, tách hoặc chuyển đổi mơ hình tổ chức giúp các đơn vị hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, quan hệ hợp tác giữa nƣớc ta và các nƣớc đƣợc mở rộng. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc nhƣng cũng làm nảy sinh những vấn đề phức tạp trong cơng tác giữ gìn ANTT trƣớc âm mƣu của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Công an Hà Nội đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xuyên tạc chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, mở đợt tập trung tiến công mạnh mẽ bọn tội phạm hình sự, lập lại kỷ cƣơng xã hội, tiến hành kiểm tra đánh giá lại công tác nắm hộ, nắm ngƣời, chấn chỉnh công tác quản lý đối tƣợng ở từng phƣờng, xã; chấn chỉnh công tác quản lý, tạm trú, tạm vắng; phát hiện kịp thời những phần tử nghi vấn, khám phá kịp thời các vụ trọng án.

Đầu năm 1990, sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu, đã tác động mạnh mẽ về nhiều mặt đối với nƣớc ta, gây cho chúng ta nhiều khó khăn: Khủng hoảng kinh tế, xã hội vẫn gay gắt, đời sống nhân

dân gặp nhiều khó khăn, trật tự kỷ cƣơng xã hội có nhiều diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch tăng cƣờng thực hiện âm mƣu diễn biến hịa bình, kích động thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, truyền bá tƣ tƣởng, văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, tung gián điệp vào nƣớc ta nhằm câu kết với bọn phản động và các phần tử xấu trong nƣớc nhằm lật đổ chế độ XHCN ở nƣớc ta.

Trƣớc diễn biến phức tạp của tình hình trong nƣớc và thế giới, Cơng an Hà Nội đặc biệt coi trọng cơng tác giáo dục chính tƣ tƣởng cho cán bộ để mỗi CBCS nhận thức đúng lập trƣờng quan điểm, tuyệt đối trung thành với Đảng, xác định tốt nhiệm vụ khắc phục mọi khó khăn hồn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trong tình hình mới. Thực hiện Nghị quyết 240/HĐBT, ngày 26/6/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng về đấu tranh chống tham nhũng; Chỉ thị số 15/CT-TW, ngày 20/11/1992 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về tiếp tục ngăn chặn, bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu, CATP đã chủ động phát hiện, đấu tranh chống mọi biểu hiện phá hoại kinh tế, hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị kinh tế xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, xí nghiệp.

Trong những năm đầu bƣớc vào thế kỷ 21, tiếp tục sự nghiệp đổi mới của Đảng một cách toàn diện trên các lĩnh vực nhất là xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Công an Hà Nội thƣờng xuyên phát động, tổ chức triển khai nhiều phong trào thi đua, nhiều chuyên đề về công tác xây dựng lực lƣợng, nhiều cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức, phẩm chất và năng lực của cán bộ, chiến sĩ. Với khẩu hiệu hành động: "Mỗi CBCS Công an Thủ đơ mỗi ngày làm một việc tốt, vì nhân dân phục vụ; "Truyền thống danh dự, trách nhiệm, hiệu quả"; "Đổi mới, chủ động, kỷ cƣơng, trách nhiệm, hiệu quả". Công an Hà Nội đã chủ động tạo ra sự đột phá mới trong công tác xây dựng lực lƣợng. Phong trào thực hiện Chỉ thị số 01 về "Tăng cƣờng kỷ luật và chấp hành pháp luật, đổi mới phong cách làm việc, nâng cao tinh thần trách

nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân", lấy công tác xây dựng lực lƣợng làm trọng tâm, công tác xây dựng Đảng làm then chốt đã tạo nên sức mạnh của Công an Hà Nội trong thời kỳ mới. Các đợt thi đua nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, kỷ niệm ngày truyền thống, ngày thành lập của các lực lƣợng đã thực sự tạo nên chuyển biến về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ, chiến sĩ; đã xuất hiện hàng nghìn gƣơng “ngƣời tốt, việc tốt”.

Thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Cơng an, Thành ủy Hà Nội, UBND Thành phố, Công an Thành phố đó thực hiện 09 giải pháp phịng ngừa, củng cố thế trận an ninh từ cơ sở, chống địch phá hoại tƣ tƣởng và chống chiến lƣợc "Diễn biến hịa bình" của các thế lực thự địch. Xây dựng các phƣơng án phòng ngừa và giải quyết các "điểm nóng" khơng để lây lan gây ảnh hƣởng xấu. Đã tham mƣu triển khai thực hiện nhiều chuyên đề công tác lớn nhƣ bảo vệ nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nƣớc, liên kết các tỉnh giáp ranh, chống địch phá hoại tƣ tƣởng, chống bạo loạn, khủng bố, lật đổ... Công an Hà Nội luôn đi đầu tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của Bộ Công an và Thành phố Hà Nội, xây dựng lực lƣợng Công an Thủ đơ chính quy, có bản lĩnh chính trị vững vàng, mƣu trí sáng tạo, tinh thơng về nghiệp vụ, gắn bó với nhân dân, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Tiếp tục xác định công tác Xây dựng lực lƣợng là trọng tâm hàng đầu, đổi mới cơng tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng; công tác thi đua, khen thƣởng theo Chỉ thị số 35, 39 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thƣởng trong lực lƣợng Công an Thủ đô"; Kế hoạch số 269/KH- BCA, ngày 21/9/2016 của Bộ Công an thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày 19/5/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giai đoạn 2016 - 2020; Phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc" hằng năm gắn với phong trào "CAND học tập và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy"; phong trào "Ngƣời tốt, việc tốt" của

Bộ Công an; Chỉ thị số 09/CT-BCA-X11 ngày 01/9/2011 của Bộ trƣởng Bộ Công an về tăng cƣờng cơng tác chính trị tƣ tƣởng trong lực lƣợng CAND giai đoạn 2011-2015; Chỉ thị số 02/CT-BCA-X11, ngày 17/5/2016 của Bộ trƣởng Bộ Công an về "Đổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác chính trị tƣ tƣởng trong lực lƣợng CAND, giai đoạn 2016-2020”... đã tạo ra bƣớc ngoặt mới trong công tác xây dựng lực lƣợng Cơng an Thủ đơ, góp phần hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.

Ngày 20/5/2008 tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Nghị quyết số 15 về việc sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 04 xã thuộc huyện Lƣơng Sơn (tỉnh Hịa Bình) kể từ ngày 01/8/2008 để mở rộng địa giới hành chính của Thủ đơ Hà Nội. Đây là sự kiện lịch sử của Hà Nội và cả nƣớc, đồng thời là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và sự chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy, UBND Thành phố, Công an Hà Nội đã ổn định tổ chức và cán bộ, thực hiện có hiệu quả 9 chƣơng trình cơng tác lớn của Thành ủy Hà Nội và các biện pháp cơng tác đảm bảo tuyệt đối an tồn, an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị, khơng để xảy ra các hoạt động khủng bố, phá hoại gây rối chính trị trên địa bàn Hà Nội mở rộng. Đáng chú ý, từ 2014 đến nay, cơng tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, tƣ tƣởng, an ninh thơng tin, an ninh nơng thơn ổn định; cơng tác giữ gìn trật tự an tồn xã hội đảm bảo, tiếp tục kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn xã hội, không để xảy ra tội phạm có tổ chức, hoạt động dƣới hình thức "xã hội đen", các vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc dƣ luận đƣợc khám phá nhanh; Chủ động nắm, dự báo tình hình, triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, trật tự đơ thị trên địa bàn Thành phố. Công an Thành phố đã nêu cao khẩu hiệu hành động "Đổi mới, chủ động, kỷ cƣơng, trách nhiệm, hiệu quả", xây dựng sự đoàn kết, đồng tâm, hiệp lực của toàn lực lƣợng; triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác lãnh đạo chỉ huy, nêu

cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân đáp ứng u cầu hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.

Trải qua quá trình chiến đấu, xây dựng và trƣởng thành từ những chiến sĩ trong các đội Tự vệ, đội Danh dự trừ gian... của Sở Liêm phóng Bắc Bộ đến nay Cơng an Hà Nội không ngừng phát triển và trƣởng thành với 76 đơn vị cấp cơ sở (46 phịng, ban và 30 cơng an quận, huyện, thị xã) và 875 đơn vị trực thuộc cấp cơ sở, trong đó có: 623 đội, đồn, trạm (301 Đội và tƣơng đƣơng thuộc các phƣờng và tƣơng đƣơng; 322 Đội, 40 Đồn, 01 Trạm Cảnh sát thuộc Công an huyện), 177 Công an phƣờng và 16 Công an thị trấn, với trên 21 nghìn cán bộ, chiến sĩ (gồm cả số chiến sĩ nghĩa vụ).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực lượng công an thành phố Hà Nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)