Xuất một số nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác xây dựng lực lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực lượng công an thành phố Hà Nội (Trang 90 - 99)

2.3.3 .Công tác xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

3.2. xuất một số nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác xây dựng lực lƣợng

lƣợng Công an Thành phố Hà Nội theo hƣớng vận dụng sáng tạo một số lý luận và công cụ quản trị an ninh phi truyền thống

Một là, tăng cƣờng vai trò lãnh đạo các mặt công tác công an. Cụ thể

hóa sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng bằng những quy trình, quy chế, quy định công tác tác cụ thể; thƣờng xuyên rà soát, bổ sung phƣơng thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong CATP. Quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện nghiêm chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nƣớc, giữ đúng kỷ cƣơng, kỷ luật của Ngành; chủ động, sáng tạo đề ra những chủ trƣơng sát đúng, phù hợp với thực tiễn tình hình và đặc thù của Hà Nội. Cấp uỷ, lãnh đạo các đơn vị trong CATP phải nêu cao nhận thức, vai trò, tính tiền phong, đầu tầu gƣơng mẫu, thực sự là hạt nhân của Công an Thành phố trong xây dựng bản lĩnh chính trị. Luôn kiên định nền tảng tƣ tƣởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và các nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của Đảng. Kiên quyết lên án và đấu tranh với các quan điểm, tƣ tƣởng sai trái, các biểu hiện suy thoái, mất cảnh giác. Tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tƣ tƣởng, lý luận; dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao trong mọi tình huống. Thƣờng xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức học tập, nâng cao trình độ tƣ duy chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo.

Hai là, thƣờng xuyên đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác nắm tình hình,

kịp thời phát hiện, dự báo đƣợc những vấn đề mới chủ động tham mƣu với Thành phố, Đảng ủy Công an Trung ƣơng, Lãnh đạo Bộ Công an; ban hành các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo giải quyết sát thực tiễn. Giải quyết ngay tại cơ sở những vấn đề nhạy cảm, phức tạp về ANTT, không để lan rộng, kéo dài. Vừa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề mới nổi lên, đồng thời phải

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả công tác, rút ra các bài học thực tiễn, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện lý luận Công an nhân dân.

Ba là, thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc đào tạo cán bộ, nhất là việc giáo dục, bồi dƣỡng lý luận chính trị, truyền thống lịch sử của Đảng, của dân tộc, truyền thống lịch sử của Công an nhân dân cho CBCS nhằm bổ sung, cập nhật tri thức lịch sử, tri thức khoa học lý luận Mác - Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Bồi dƣỡng nâng cao tình cảm cách mạng, niềm tin cộng sản, ý thức cảnh giác đối với âm mƣu “diễn biến hòa bình”; biết cách đấu tranh, phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi mọi hiểm họa của các thế lực thù địch gây nên.

Bốn là, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo cách mạng, tinh thần “thƣợng tôn pháp luật”, ý thức trách nhiệm vì nhân dân phục vụ cho CBCS, gắn với đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng phong cách ngƣời CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ", Chỉ thị số 05, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XII) về "Tăng cƣờng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", gắn với thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc" hằng năm, hƣớng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCS Công an Thủ đô có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, pháp luật và có kỹ chiến thuật tốt, có khả năng chủ động, linh hoạt trong xử lý các tình huống phức tạp thực tiễn phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm trên địa bàn Thủ đô. Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo công tác chính trị, tƣ tƣởng theo hƣớng vừa làm tốt công tác quán triệt đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng; công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, thi đua khen thƣởng, chấp hành điều lệnh… vừa gắn chặt với công tác tổ chức, quản lý cán bộ và giải quyết tốt chế độ, chính sách cho CBCS.

Năm là, cấp ủy, lãnh đạo chỉ huy các đơn vị phải xác công tác xây dựng Đảng, XDLL Công an nhân dân, đồng thời cần chú trọng giáo dục

CBCS nâng cao tinh thần, trách nhiệm, năng suất, chất lƣợng công tác, khắc phục tình trạng báo cáo không trung thực, chạy theo thành tích. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện mơ hồ về lý tƣởng, cơ hội chủ nghĩa, vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, trung bình chủ nghĩa, chỉ biết hƣởng thụ mà không cống hiến, làm việc cầm chừng, gây mất đoàn kết. Nghiên cứu, vận dụng phƣơng pháp điều tra dƣ luận để nắm tình hình tƣ tƣởng CBCS. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch nhằm thực hiện âm mƣu “diễn biến hoà bình”.

Sáu là, nâng cao chất lƣợng phối hợp và tham mƣu của các đơn vị chuyên trách (Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Công tác chính trị, phòng Công tác Đảng và các tổ chức quần chúng, Thanh tra Công an Thành phố...) cho Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP về công tác xây dựng lực lƣợng Công an Thủ đô hiện nay.

Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững những quy luật riêng của tƣ tƣởng; có thái độ, phƣơng pháp khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa định hƣớng với giáo dục, giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là chính, phải gắn bó mật thiết, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng đƣợc tiến hành đồng bộ với nhiều hình thức, biện pháp, cả nơi làm việc, học tập và cƣ trú; từ việc sinh hoạt thƣờng kỳ của các tổ chức Đảng đến việc sinh hoạt, hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị và các đơn vị quần chúng, vì vậy để đạt đƣợc hiệu cao quả cần có sự phối hợp của các cơ quan chuyên trách trong công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng. Nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy; chấp hành nghiêm túc chế độ sinh hoạt chi bộ định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, mọi cấp ủy, chi bộ phải chấp hành nghiêm túc. Thực hiện đúng quytrình sinh hoạt theo Hƣớng dẫn 23- HD/ĐUCA(X11) ngày 08/01/2013 của Ban thƣờng vụ Đảng ủy Công an Trung

ƣơng. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải rõ ràng, phải có sự phân định giữa sinh hoạt chuyên môn và sinh hoạt chi bộ. Qua sinh hoạt chi bộ để giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cho CBCS. Cấp ủy cần làm tốt công tác nắm tình hình tƣ tƣởng cán bộ, chiến sỹ để lựa chọn nội dung sinh hoạt phù hợp với tình hình và nguyện vọng của cán bộ, chiến sỹ, đồng thời thông qua sinh hoạt chi bộ hàng tháng, cấp ủy nắm bắt đầy đủ, sâu sắc hơn về tình hình tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức lối sống, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ. Sinh hoạt chi bộ phải thƣờng xuyên cung cấp thông tin, định hƣớng tƣ tƣởng cho đảng viên về tình hình trong nƣớc, quốc tế, về âm mƣu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, kịp thời phổ biến, quán triệt nghị quyết và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, các chủ trƣơng, chính sách pháp luật mới của Đảng và Nhà nƣớc.

Cấp ủy và Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra giám sát đối với các chi bộ thuộc quyền trong việc duy trì nề nếp và nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các cán bộ, đảng viên có quan điểm sai trái, cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất, vi phạm kỷ luật Đảng. Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy cần chủ động tham mƣu về công tác kiểm tra, nắm tình hình, giúp cấp ủy gợi ý để đảng viên, tổ chức đảng tự phê bình và phê bình; tăng cƣờng kiểm tra tổ chức đảng cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều 32 Điều lệ Đảng, đồng thời chủ động tham mƣu cho cấp ủy kiểm tra công tác tổ chức cán bộ để chủ động phòng ngừa sai phạm, nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sỹ.

Công tác tổ chức cán bộ tác động trực tiếp đến tƣ tƣởng và hiệu quả công tác của CBCS vì vậy, cần triển khai đồng bộ các giải pháp về tổ chức cán bộ, xem đây là giải pháp quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/ĐUCA về tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; Nghị quyết số 07-NQ/ĐUCA về

tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác luân chuyển, điều động cán bộ; Đề án củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực chỉ huy, chỉ đạo và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo cấp phòng, cấp công an quận, huyện, thị xã và đội ngũ chỉ huy cấp đội, công an phƣờng, thị trấn, đồn, trạm thuộc CATP Hà Nội Giai đoạn 2017 - 2019. Luôn chăm lo công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao lý luận chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho CBCS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tiến hành rà soát, bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý theo hƣớng ƣu tiên cho Công an cấp huyện, lực lƣợng trực tiếp chiến đấu, địa bàn khó khăn, phức tạp. Các chế độ, chính sách đối với CBCS phải đƣợc thực hiện kịp thời, có hiệu quả, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong toàn lực lƣợng. Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho Công an các đơn vị, địa phƣơng, tạo điều kiện cho CBCS trẻ có chỗ ăn, nghỉ ngay tại cơ quan, đồng thời đầu tƣ, thực hiện tốt chế độ chính sách cho CBCS đảm bảo minh bạch, dân chủ, công khai, đúng ngƣời, đúng đối tƣợng.

Bảy là, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy

chế, quy trình về các mặt công tác của Công an các đơn vị, Công an các quận, huyện, thị xã để kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, sơ hở, yếu kém để khắc phục, sửa đổi, bổ sung, chấn chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn công tác trong từng thời kỳ; thƣờng xuyên cải tiến, đổi mới lề lối làm việc, tác phong công tác, cải cách thủ tục hành chính, các quy chế, quy trình về các mặt công tác Công an. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phòng ngừa CBCS sai phạm, thực hiện nghiêm túc Quyết định số 100 của Giám đốc CATP ban hành “Quy định tạm thời về chế độ quản lý và phòng ngừa sai phạm đối với CBCS CATP Hà Nội”; thực hiện nghiêm chế độ giao việc, quản lý công việc, kèm cặp, giúp đỡ, cuốn hút CBCS vào công việc, phòng ngừa CBCS sai phạm.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân nói chung và xây dựng lực lƣợng Công an Thủ đô nói riêng trở thành một đòi hỏi bức thiết, đặc biệt đối với Công an Thành phố Hà Nội - Một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá, vì vậy yêu cầu nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng lực lƣợng Công an Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có tính thực tiễn và thời sự trong tình hình mới. Đề tài đã đi sâu phân tích những vấn đề hạn chế và ƣu điểm một cách trung thực và đƣa ra những giải pháp cụ thể thiết thực với mục đích nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng lực lƣợng trong giai đoạn hiện nay. Những đánh giá và phân tích trong đề tài là những căn cứ khoa học, cơ sở lý luận góp phần xây dựng lực lƣợng Công an Hà Nội trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đố với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh, giản dị, có tinh thần trách nhiệm cao, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô trong tình hình mới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tìm hiểu, luận giải các nội dung của đề tài nhƣng do vấn đề nghiên cứu là khá mới, nội dung khá tổng hợp, năng lực nghiên cứu còn khiếm khuyết nên luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót. Học viên rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy/cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, học viên xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các Thầy,Cô giáo, các nhà khoa học, đặc biệt là PGS.TS Hoàng Đình Phi đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến để học viên hoàn thành luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Luật

1. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

2. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2014), Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 77/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Hà Nội.

4. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị , kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan, Hà Nội.

5. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

7. Bộ Công an (2005), Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 5/9/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng,

Hà Nội.

8. Bộ Công an (2015), Thông tư số 58/2015/TT-BCA ngày 03/11/2015 quy định tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát cơ động, Hà Nội.

9. Bộ Công an (2010), Quyết định số 2006/QĐ-BCA-A81 ngày 01/6/2010 ban hành Quy trình giải quyết tập trung đông người phá rối an ninh, trật tự và Quy trình giải quyết bạo loạn, Hà Nội.

10.Tổng cục Xây dựng lực lƣợng CAND (2010), Quyết định số 10963/QĐ- X11 ngày 24/12/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung đoàn Cảnh sát cơ động thuộc Công an Thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.

Giáo trình, sách chuyên khảo

11.PGS.TS Hoàng Đình Phi và Thƣợng tƣớng tiến sĩ Nguyễn Văn Hƣởng, HSB, 2014. Tập bài giảng “Quản trị An ninh phi truyền thống”.

PHỤ LỤC

Phiếu phỏng vấn các đồng chí là các lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trực thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực lượng công an thành phố Hà Nội (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)