Những thách thức trong tƣơng lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận ba đình, hà nội thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai (Trang 72)

Theo quan điểm của tác giả luận văn, trong tƣơng lai vấn đề an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình sẽ gặp những thách thức chủ yếu sau:

Thứ nhất, tình trạng thiếu nƣớc sạch sinh hoạt

Trong tƣơng lai, số lƣợng dân cƣ trên địa bàn quận Ba Đình tăng lên nhanh chóng do tỉ lệ sinh tăng, do ngƣời dân từ khu vực khác (chủ yếu là tỉnh khác) di cƣ về Hà Nội (trong đó có quận Ba Đình) sinh sống, chất lƣợng cuộc sống tăng dẫn đến nhu cầu nƣớc sạch cho sinh hoạt cũng tăng theo (Bảng 10). Ngoài ra, tỉ lệ ngƣời dân có nhu cầu sử dụng máy lọc gia đình để lọc và xử lý thêm lần nữa nƣớc máy do thành phố cấp (mặc dù theo quy định nƣớc máy này đã phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật cho sử dụng) ngày một tăng lên đến 30%. Theo thông số kỹ thuật của các thiết bị lọc nƣớc công bố tỉ lệ nƣớc thải sau lọc các loại máy lọc gia đình này lên đến 30%. Đây chính là nguyên nhân gây đến thất thoát, lãng phí nguồn nƣớc và thiệt hại kinh tế lớn cho xã hội. Trong khi đó, hệ thống cấp nƣớc sạch cho sinh hoạt đƣợc đầu tƣ, hiện đại hóa nhƣng không kịp với tốc độ tăng dân nên khả năng trên địa bàn quận Ba Đình vẫn diễn ra tình trạng thiếu nƣớc sạch sinh hoạt. Thậm chí, nếu nguồn cung nƣớc sạch sinh hoạt không đƣợc đa dạng hóa sớm

thì tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình sẽ còn nghiêm trọng hơn thời điểm hiện tại.

Bảng 2.10. Dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc cấp tại Hà Nội

TT Nhu cầu (theo năm)

Nhu cầu dùng nƣớc trung bình (1000

m3/ngày đêm)

Nhu cầu dùng nƣớc max (1000 m3/ngày đêm) 2020 2030 2050 2020 2030 2050 1 Nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt 738 1.126 1.533 908 1.393 1.897 2 Nhu cầu sử dụng nƣớc công nghiệp 82 129 129 82 129 129 3 Nhu cầu sử dụng nƣớc các loại hình dịch vụ khác 223 349 495 272 427 606 4 Nƣớc thất thoát 244 335 419 298 410 513 Tổng nhu cầu sử dụng nƣớc 1.287 1.939 2.576 1.560 2.359 3.145 Nguồn: 499/QĐ-TTg

Song song với đó, chất lƣợng nƣớc sạch sinh hoạt cũng là một thách thức cần đƣợc quan tâm. Bởi vì, có thể vì chạy theo số lƣợng, tức là sản xuất khối lƣợng nƣớc sạch lớn, đa dạng nguồn cung nhanh chóng nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết của ngƣời dân nên chất lƣợng nƣớc không đƣợc kiểm định chặt chẽ, không đạt yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật.

Thứ hai, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ngầm vẫn diễn ra

Do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, lƣợng dân cƣ tăng lên đáng kể, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ngày càng gia tăng nên lƣợng chất thải trên địa bàn quận Ba Đình ngày càng lớn. Trong khi đó những vẫn đề ô nhiễm hiện tại chƣa đƣợc giải quyết triệt để, hệ thống thug gom và

xử lý nƣớc thải chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra, phần lớn nƣớc thải sinh hoạt của thành phố vẫn đang đổ trực tiếp ra môi trƣờng, việc kiểm soát và lấp kín các giếng khoan không sử dụng chƣa thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm (kim loại nặng, vi khuẩn, các muối, chất hữu cơ…) ngày càng trầm trọng nhất là khu vực phía Nam Hà Nội nhƣ Hoàng Mai, nơi có địa hình thấp và dốc hơn. Tất cả những điều đó sẽ làm cho tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình sẽ trở nên nghiêm trọng.

Thứ ba, tình trạng sông Hồng bị san lấp, lấn chiếm, bị bồi lấp, bị thay

đổi dòng chảy, ô nhiễm

Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay đã làm phần lớn các sông, hồ tại TP. Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp đổ ra các sông đều có hàm lƣợng hóa chất độc hại cao. Các sông mƣơng nội và ngoại thành ngoài vai trò tiêu thoát nƣớc thải còn phải chứa các loại rác thải đƣợc xả thải trực tiếp từ ngƣời dân và chất thải công nghiệp từ những làng nghề thủ công.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: Phù sa lắng đọng lại, tích tụ qua nhiều năm mà chƣa đƣợc nạo vét; Do ý thức của ngƣời dân chƣa cao vẫn còn vứt rác, đổ vật liệu bừa bãi xuống lòng sông; Do việc lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, bờ sông, lòng sông để làm lán, trại, nhà ở hoặc để trồng cây hoặc để làm các công trình tƣ lợi khác…; Do việc làm thủy điện ở thƣợng nguồn, trung nguồn… làm cho lòng sông Hồng ngày càng bị bồi lấp và thay đổi dòng chảy. Ngoài ra, tình trạng hạn hán về mùa khô và lũ lụt về mùa mƣa vẫn diễn ra trên sông Hồng, gây thiệt hại về kinh tế cho ngƣời dân (chủ yếu là ngƣời dân làm nông nghiệp). Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả Nguyễn Văn Hoàng, Trần Văn Hùng đã cho thấy: chất lƣợng nƣớc sông Hồng khu vực Hà Nội vào mùa khô dƣới tác động của riêng nƣớc thải sinh hoạt dân cƣ sinh sống hai bên đổ vào là không thỏa mãn yêu cầu chất lƣợng nƣớc dùng làm

nguồn nƣớc cấp cho sinh hoạt. Nƣớc sinh hoạt sử dụng nguồn nƣớc mặt làm nguồn khai thác có nồng độ các chất hữu cơ clo mạch ngắn nhƣ CH2Cl2, CHCl3, C2HCl3 và C2Cl4 cao hơn so với sử dụng nƣớc ngầm làm nguồn khai thác (Ngô Thị Minh Tâm, 2011).

Dựa vào kết quả phân tích, công bố của các chuyên gia chúng ta có thể thấy việc sử dụng nƣớc sông làm nguồn khai thác để cung cấp nƣớc sinh hoạt đang và sẽ gặp phải nhiều khó khăn thách thức trong việc xử lý các chất ô nhiễm khác nhau và hạn chế trữ lƣợng về mùa khô.

Thứ tư, tình trạng ngập úng khi trời mƣa to

Mặc dù hệ thống thoát nƣớc mƣa đã đƣợc quan tâm hiện đại hóa nhƣng trong tƣơng lai gần tình trạng ngập úng khi trời mƣa to vẫn diễn ra trên địa bàn quận Ba Đình. Bởi vì, hệ thống thoát nƣớc mƣa cần đƣợc đồng bộ với cơ sở hạ tầng khác nhƣ đƣờng giao thông, hồ chứa… Hơn nữa, hệ thống thoát nƣớc mƣa của quận Ba Đình cũng phải thống nhất với hệ thống thoát nƣớc mƣa của các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những vấn đề này chƣa đƣợc giải quyết tốt nên trong tƣơng lai khi trời mƣa to, nhiều điểm của quận Ba Đình vẫn có thể bị ngập úng.

Nhƣ vậy dân số tăng, nhu cầu sử dụng nƣớc ngày càng tăng trong khi nguồn nƣớc ngầm và mặt không đƣợc khai thác sử dụng hiệu quả, hợp lý, các chất ô nhiễm ngày càng một đa dạng, nguy hại hơn, không chủ động tìm kiếm các nguồn thay thế, bổ trợ, thiếu vốn đầu tƣ, khoa học công nghệ và nhân lực quản lý có trình độ… thì vấn đề đảm bảo ANNNSH luôn đứng trƣớc nhiều nguy cơ và thách thức lớn.

KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Luận văn đã khái quát đƣợc cơ sở lý luận về quản trị ANPTT và ANNN với những nội dung cơ bản khái niệm, đặc điểm, phân loại ANPTT và ANNN. Từ các nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về ANNN và cũng nhƣ từ bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, toàn cầu hóa và biến đổi khôn lƣờng hiện nay thì ANNN chính là vấn đề của ANPTT cần đƣợc toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chú trọng.

2. Tác giả đã vận dụng sáng tạo định nghĩa ANNN của (UNESCO-IHP 2012) và phƣơng trình Quản trị An ninh Phi truyền thống 3S-3C (an toàn, ổn định, phát triển bền vững, quản trị rủi ro, khủng hoảng, khắc phục khủng hoảng) cho ANNNSH, tác giả đã xác định đƣợc các yếu tố chính quyết định đến công tác quản trị an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt tại quận Ba Đình, Hà Nội.

3. Từ kết quả điều tra, khảo sát tác giả đã đánh giá thực trạng ANNN trên địa bàn quận Ba Đình – thành phố Hà Nội bằng phƣơng trình 3S-3C và thu đƣợc giá trị SS = 3S-3C = 4.01. Từ kết quả thu đƣợc, công tác quản trị an ninh nguồn nƣớc quận Ba Đình đang ở mức trung bình khá. Bên cạnh các điểm mạnh lợi thế trong công tác quản trị ANNN mà quận Ba Đình có đƣợc nhƣ sự đầu tƣ cơ sở hạ tầng cấp nƣớc từ rất sớm, ý thức và trình độ dân trí cao, hệ thống cơ sở pháp lý tƣơng đối đầy đủ…thì quận cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, bất lợi nhƣ thiếu quy hoạch tổng thể, đồng bộ, thiếu vốn, khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lƣợng cao, mật độ dân số cao.

4. Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thu đƣợc tác giả đã nêu đƣợc các nguyên nhân chính (khách quan và chủ quan) dẫn đến mất an ninh nguồn nƣớc tại quận Ba Đình. Về trữ lƣợng và chất lƣợng nguồn nƣớc cấp cho sinh hoạt quận vẫn đảm bảo và nguyên nhân chính dẫn đến mất ANNNSH chính là do công tác quản trị nguồn nƣớc còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong tƣơng lai, vấn đề an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình còn tồn tại thách thức.

Các thách thức chủ yếu gồm: Tình trạng thiếu nƣớc sạch sinh hoạt; Tình trạng trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc vẫn diễn ra; Tình trạng sông Hồng bị san lấp, lấn chiếm, bị bồi lấp, bị thay đổi dòng chảy; Tình trạng ngập úng khi trời mƣa to…

5. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt cho địa bàn quận Ba Đình – thành phố Hà Nội. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc nói chung và cơ chế, chính sách riêng cho quận Ba Đình; Quy hoạch tổng thể tài nguyên nƣớc; Áp dụng khoa học công nghệ trong quản trị an ninh nguồn nƣớc; Đào tạo nguồn nhân lực (bao gồm đào tạo ngắn hạn và dài hạn) cho quản trị an ninh nguồn nƣớc. Ngoài ra, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trên địa bàn quận Ba Đình cần phối hợp với cơ quan nhà nƣớc cấp trên và cơ quan nhà nƣớc cùng cấp để quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc hiệu quả nhất. Và, trên địa bàn quận Ba Đình cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền – giáo dục để sử dụng nƣớc tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nƣớc.

6. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nêu trên đƣợc tác giả thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về lĩnh vực an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt và kết quả thu đƣợc từ thực tế điều tra, khảo sát các đối tƣợng liên quan trên địa bàn quận Ba Đình. Do đó kết quả của luận văn còn có thể áp dụng cho các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, làm cơ sở cho các nhà cung cấp dịch vụ cấp, thoát nƣớc, các nhà hoạch định chính sách tham khảo để nâng cao hiệu quả, dịch vụ và an toàn trong cấp, thoát nƣớc sinh hoạt hƣớng tới phát triển bền vững.

2. Hạn chế của luận văn

Thứ nhất, Phạm vi nghiên cứu của luận văn còn hẹp. Do hạn chế về mặt

thời gian và kinh phí thực hiện mà số lƣợng mẫu điều tra, khảo sát còn hạn chế.

Thứ hai, số liệu thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn về An ninh nguồn

nƣớc sinh hoạt tại quận Ba Đình còn hạn chế về số lƣợng và chƣa hệ thống đƣợc trong thời gian dài để thấy rõ đƣợc sự thay đổi của ANNN theo thời

gian và sự ảnh hƣởng của các yếu tố của môi trƣờng xung quanh nhƣ dân số, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, quan điểm, tƣ tƣởng chính trị, biến đổi khí hâu…đến ANNN.

Thứ ba, các giải pháp mà tác giả đƣa ra có giá trị tham khảo cho những

nhà hoạch định chính sách, pháp luật trong việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình. Tuy nhiên, các giải pháp mới chỉ có tính chất định hƣớng chung, chƣa chi tiết, cụ thể và chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả, tính khả thi khi áp dụng vào thực tế.

3. Kiến nghị

- Cần có những công trình nghiên cứu đánh giá cụ thể vấn đề an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội và trên toàn thành phố Hà Nội.

- Các nguồn cơ sở dữ liệu về quy hoạch tài nguyên nƣớc, các báo cáo đánh giá chất lƣợng nƣớc, các hƣớng dẫn ứng phó với các sự cố khi mất an ninh nguồn nƣớc cần đƣợc phổ biến, tuyên truyền rộng rãi.

- Các cơ quan chức năng và ngƣời dân cần quan tâm và hợp tác nhiều hơn trong việc điều tra, tham hỏi ý kiến, đóng góp quan điểm để nâng cao công tác quản trị ANNN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Huy An (2018), Hà Nội: Đến bao giờ Hồ Trúc Bạch hết ô nhiễm?, Website: Tài nguyên và Môi trƣờng – Báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, cập nhật: Chủ nhật - 30/09/2018 23:32, xem: 10:03 ngày 16/07/2019, https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/ha-noi- den-bao-gio-ho-truc-bach-het-o-nhiem-1259331.html

2. Huy An (2018), Sở Xây dựng Hà Nội phản hồi Bài viết ô nhiễm hồ Trúc Bạch, Website: Tài nguyên và Môi trƣờng – Báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, cập nhật: Thứ hai - 26/11/2018 14:49, xem: 19:03 ngày 17/07/2019, https://baotainguyenmoitruong.vn/ban-doc/so- xay-dung-ha-noi-phan-hoi-bai-viet-o-nhiem-ho-truc-bach-

1262149.html

3. Nghiên cứu xác lập phƣơng pháp tính toán và đánh giá diễn biến chỉ số ANNN cho thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Cấn Thế Việt, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trƣờng, Tập 34, số 1S (2018), trang 1-9

4. Quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc ngầm vùng hà nội đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nƣớc của đô thị, Nguyễn Ngọc Dung, 2014, Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT.

5. PGS. TS. Đặng Văn Bào (2015), Hệ thống sông hồ Hà Nội, Khoa Địa

lý, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nan giải nƣớc sạch (Bài 1): Sống giữa Thủ đô, vẫn ngay ngáy lo thiếu nƣớc (VOVGT, 2018)

7. Nan giải nƣớc sạch (Bài 2): Nguồn cung nƣớc vì sao gặp khó? (VOVGT, 2018)

8. Nan giải nƣớc sạch (Bài 3): Đến 2020, 100% ngƣời dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch, bằng cách nào? (VOVGT, 2018)

9. Quận Ba Đình: Tạm ngừng cấp nƣớc một số phƣờng trong ngày 29/3 và 30/3 (Báo Pháp Luật Việt Nam, 2017)

10. 3.500 hộ dân Hà Nội mất nƣớc sinh hoạt do vỡ đƣờng ống (Thời sự, 2013).

11.Hà Nội: Báo động về ô nhiễm nguồn nƣớc (Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, 2018)

12.Hà Nội: Nƣớc sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn phòng ô nhiễm (Báo An ninh Thủ đô, 2014)

13.Dân Hà Nội mất nƣớc vì đƣờng ống sông Đà gặp sự cố lần thứ 21 (Thời sự, 2017)

14. Khu đô thị cao cấp ở Hà Nội mất nƣớc suốt cả tháng (Thời sự, 2015) 15. Hàng nghìn hộ dân tại Hà Nội mất nƣớc (Thời sự, 2019)

16. Cục quản lý Tài nguyên nƣớc - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2016), Báo cáo Tình hình quản lý tài nguyên nƣớc thành phố Hà Nội của (tháng 6/2016).

17. Lê Văn Cƣơng (2008), Tác động của nhân tố an ninh phi truyền thống đối với văn hóa và con ngƣời ở một số nƣớc Đông Á, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 9, tr. 9

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 77

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 74

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 69

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội, tr. 71 - 72

22. Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2000, 2011.

23. Phạm Thành Dung (2014), An ninh nguồn nƣớc – Vấn đề An ninh phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận ba đình, hà nội thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)