Khủng hoảng (C2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận ba đình, hà nội thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai (Trang 53 - 57)

2.2. Thực trạng an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt tại quận Ba Đình, Hà Nội

2.2.5. Khủng hoảng (C2)

Theo phiếu khảo sát nhà quản lý và chuyên gia về công tác quản trị nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình mà tác giả luận án tiến hành, phần lớn các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng công tác quản lý, quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình tƣơng đối tốt. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận nhƣ vậy, vấn đề an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội còn gặp phải một số khủng hoảng nhất định. Trong vấn đề an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình, tình trạng khủng hoảng diễn ra ở một số khía cạnh sau:

Theo số liệu mà tác giả luận văn điều tra, tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt rất ít khi xảy ra trên địa bàn quận Ba Đình. Bởi vì đây là quận trung tâm của thành phố Hà Nội nên vấn đề nƣớc sinh hoạt đƣợc quan tâm từ rất lâu. Tuy nhiên, trƣớc tình hình dân số tăng với tốc độ nhanh chóng thì tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt vẫn diễn ra trên một số nơi của quận1

. Việc thiếu nƣớc sinh hoạt ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng cuộc sống, sinh hoạt của ngƣời dân. Đây là một trong những vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng ảnh hƣởng đến quyền lời và an sinh của ngƣời dân.

Thứ hai, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sông, hồ và nƣớc ngầm

Trên địa bàn quận Ba Đình, tình trạng ô nhiễm nƣớc sông, hồ, nƣớc ngầm vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng.

Sông Hồng là sông liên tỉnh, có đoạn chảy qua địa phận thành phố Hà Nội (trong đó có quận Ba Đình). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tại Báo cáo tổng thể hiện trạng môi trƣờng thành phố Hà Nội giai đoạn 5 năm 2011-2015 của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, nhiều điểm đƣợc lựa chọn để lấy mẫu nƣớc thử hàm lƣợng chất gây ô nhiễm trên sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và kết quả cho thấy: Hầu hết các điểm đều có hàm lƣợng COD, BOD5, TSS, NH4+, NO2, PO43-, CN, Fe vƣợt quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Nhƣ vậy, cũng có thể khẳng định nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Ba Đình đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Sông Tô Lịch chƣa mặc dù không chảy qua địa bàn quận Ba Đình nhƣng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc của con sông này cũng ảnh hƣởng rất lớn tới ngƣời dân địa bàn quận Ba Đình. Vì sông Tô lịch có đoạn chảy ở khu vực phía Tây Nam giáp ranh với địa bàn quận Ba Đình (đoạn chạy dọc theo đƣờng Láng, Bƣởi). Sông Tô Lịch chỉ dài khoảng 14,6 km nhƣng là dòng thoát nƣớc thái chính của thủ đô nên ngày càng ô nhiễm nặng. Tình trạng ô

1 Hải Nguyên (2019), Hà Nội nguy cơ thiếu nƣớc sinh hoạt dịp hè 2019, Website: Báo Ngƣời lao động, cập nhật: 08/04/2019 17:50, xem: 15/7/2019 18:05, https://laodong.vn/xa-hoi/ha-noi-nguy-co-thieu-nuoc-sinh- hoat-dip-he-2019-726357.ldo.

nhiễm trên sông Tô Lịch dẫn tới bốc mùi hôi thối ảnh hƣởng trực tiếp và lớn nhất đến ngƣời dân sống ở khu vực xung quanh đó, trong đó có một bộ phận ngƣời dân thuộc quận Ba Đình bị ảnh hƣởng.

Nhiều hồ nƣớc thuộc địa phận quận Ba Đình cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điển hình là tình trạng ô nhiễm của hồ Trúc Bạch. Trên Hồ Trúc Bạch khu vực gần trụ sở Uỷ ban nhân dân phƣờng Trúc Bạch màu nƣớc mặt hồ luôn trong tình trạng đen đặc, rác thải vứt bừa bãi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời dân sinh sống quanh hồ.

Nhiều kênh mƣơng trên địa bàn quận Ba Đình cũng bị ô nhiễm và tác động tiêu cực đến cuộc sống của ngƣời dân. Một ví dụ về tình trạng này đó là đoạn mƣơng tại ngõ 279 Đội cấn, phƣờng Ngọc Hà, quận Ba Đình là điểm đen ô nhiễm. Do nằm ngoài chỉ giới dự án cống hóa nên đoạn mƣơng đó (dài gần 200m) trở thành nơi nƣớc không thể thoát, bị ứ đọng lại, cộng với rác thải trở thành đoạn mƣơng “chết”. Do không lƣu thông, nên lòng mƣơng lúc nào cũng đen kịt, đặc quánh với đủ mọi loại rác thải, nƣớc thải, thời tiết nóng nực mùi bốc lên hôi thối nồng nặc nên nhà nào cũng trong tình trạng đóng kín cửa. Nhiều gia đình không chịu đƣợc mùi ô nhiễm, phải chuyển đi nơi khác sống.

Ngoài ra, hệ thống nƣớc ngầm ở quận Ba Đình đang bị cạn kiệt và ô nhiễm. Nguồn nƣớc ngầm ở đây cũng nhƣ trên nhiều quận của thành phố Hà Nội có trữ lƣợng tƣơng đối lớn nhƣng do việc khai thác không kiểm soát nên đã dần cạn kiệt. Bên cạnh đó do ô nhiễm nƣớc mặt, ô nhiễm đất nên dẫn đến nƣớc ngầm ở đây cũng bị ô nhiễm. Theo báo cáo của Công ty cổ phần Nƣớc và Môi trƣờng Việt Nam (VIWASE), đơn vị đƣợc giao lập điều chỉnh quy hoạch cấp nƣớc Thủ đô Hà Nội, hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm tại Hà Nội ở mức báo động. Theo khảo sát của VIWASE, quận Ba Đình là một trong những quận có nƣớc ngầm có hàm lƣợng sắt và mangan cao.

Khi mƣa to, trên địa bàn quận Ba Đình có nhiều điểm dễ bị ngập úng. Năm 2008, tại Hà Nội sau một đợt mƣa lớn, toàn thành phố diễn ra tình trạng ngập úng trong đó có quận Ba Đình. Trận lụt lịch sử đó đã gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho nhân dân thủ đô. Từ thời điểm đó đến nay trên địa bàn Ba Đình – Hà Nội chƣa có trận lụt nào lớn hơn nhƣ vậy. Nhƣng, sau mỗi đợt mƣa lớn, nhiều điểm của quận Ba Đình vẫn bị ngập úng trong nƣớc. Ví dụ: Sau trận mƣa ngày 26/9/2018, một số điểm của quận Ba Đình bị ngập úng nhƣ phố Đội Cấn (đoạn từ số nhà 343 đến trƣớc cửa khách sạn La Thành); phố Liễu giai (ngã ba Liễu giai – Đào Tấn). Việc bị ngập úng không chỉ thiệt hại về kinh tế, khó khăn trong tham gia giao thông mà hơn nữa nƣớc cống ô nhiễm tràn lên ảnh hƣởng tiêu cực tới sức khỏe, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.

Thứ tư, tình trạng lũ, hạn hán trên địa bàn

Tình trạng lũ chủ yếu diễn ra trên sông Hồng. Lũ lụt là hiện tƣợng tiêu cực thƣờng diễn ra vào mùa mƣa. Lũ lụt làm cho cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân ven sông bị đảo lộn, đặc biệt là hoạt động giao thông vận tải. Bên cạnh đó, lũ về gây ngập úng ruộng vƣờn của những ngƣời nông dân và có nhiều đợt lũ gây thiệt hại rất lớn về hoa màu. Đến mùa khô, sông Hồng lại bị hạn hán dẫn tới thiếu nƣớc làm cho hoạt động giao thông đƣờng thủy bị gián đoạn. Hơn nữa, hạn hán của mùa khô gây ra tinh trạng thiếu nƣớc tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Thứ năm, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ sông

Nhiều khu vực trên quận Ba Đình, hành lang bảo vệ sông Hồng bị ngƣời dân lấn chiếm. Lấn chiếm theo các hình thức chủ yếu sau đây: Lấn chiếm để dựng lán, lều, nhà tạm để ở, cho thuê, bán hàng; Lấn chiếm để lấy chỗ đổ rác. Điều đó ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng nƣớc trên sông, cảnh quan sông, dòng chảy có nguy cơ bị thay đổi.

Nƣớc ngầm ở Hà Nội đƣợc khai thác bắt đầu từ năm 1894 đến nay đã hình thành một phễu hạ thấp mực nƣớc ngầm rộng lớn, ngày càng lan rộng và sâu hơn. Hiện tƣợng này xảy ra không phải do cạn kiệt tài nguyên nƣớc hay thiếu trữ lƣợng cung cấp mà là do việc quy hoạch và quản lý không hợp lý các giếng khoan khai thác nƣớc ngầm. Theo công bố của tác giả Đoàn Văn Cánh (2014) về hiện trạng khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất ở Hà Nội, lƣợng nƣớc đang khai thác là 1.779.398 m3

/ngày chiếm khoảng 21.27% so với trữ lƣợng nƣớc khai thác tiềm năng. Các giếng khoan khai thác nằm sâu trong nội thành thành phố, xa các nguồn bổ cập nƣớc từ các nguồn nƣớc mặt nhƣ sông, hồ lớn. Hạ thấp và diễn biến phức tạp nguồn nƣớc ngầm dẫn đến thay đổi cơ chế thủy động lực và bức tranh thủy địa hóa. Giảm mạnh mực nƣớc ngầm và ô nhiễm là biểu hiện và phản ánh của việc khai thác và quản lý kém bền vững tài nguyên nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận ba đình, hà nội thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)