2.2. Thực trạng an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt tại quận Ba Đình, Hà Nội
2.2.4. Quản trị rủi ro (C1)
Trên địa bàn quận Ba Đình, các công cụ nhằm quản trị rủi ro trong an ninh nguồn nƣớc đã đƣợc sử dụng đầy đủ.
Thứ nhất, công cụ pháp luật
Pháp luật do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và có tính quy phạm phổ biến. Nghĩa là pháp luật có hiệu lực trên phạm vi cả nƣớc, áp dụng với tất cả mọi cá nhân, tổ chức. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nƣớc ở nƣớc ta đã đƣợc xây dựng và ban hành trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đáng chú ý nhất là Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012. Luật này gồm 10 chƣơng với 79 điều, quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, phòng, chống và khắc phục tác hại do nƣớc gây ra trên lãnh thổ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể các chƣơng của Luật nhƣ sau:
- Chƣơng I. Những quy định chung
- Chƣơng II. Điều tra cơ bản, chiến lƣợc, quy hoạch tài nguyên nƣớc - Chƣơng III. Bảo vệ tài nguyên nƣớc
- Chƣơng IV. Khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc
- Chƣơng V. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra - Chƣơng VI. Tài chính về tài nguyên nƣớc
- Chƣơng VII. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nƣớc - Chƣơng VIII. Trách nhiệm quản lý tài nguyên nƣớc
- Chƣơng IX. Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nƣớc, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nƣớc
- Chƣơng X. Điều khoản thi hành
Bên cạnh đó, còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác là công cụ quan trọng để các cá nhân, tổ chức trong xã hội thực hiện các hoạt động bảo vệ tài nguyên nƣớc nhƣ Luật phòng chống thiên tai nă 2013, Luật khoáng sản năm 2010…
Trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có nhiều văn bản pháp luật chỉ đạo việc tăng cƣờng quản lý tài nguyên nƣớc (xem tại mục 1.2.2.1).
Các văn bản quy phạm pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, ngƣời dân quận Ba Đình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ tài nguyên nƣớc.
Thứ hai, công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế đƣợc sử dụng trong quản trị rủi ro ANNN trên địa bàn quận Ba Đình chủ yếu gồm: Thuế tài nguyên, Thuế/phí môi trƣờng, Giấy phép và thị trƣờng giấy phép môi trƣờng, Hệ thống đặt cọc – hoàn trả, Ký quỹ môi trƣờng, Trợ cấp môi trƣờng, Nhãn sinh thái, Quỹ môi trƣờng, Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc… Các công cụ này giúp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Ba Đình lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của bản thân và bảo vệ tài nguyên nƣớc.
Ngoài ra, còn phải kể tới công cụ tính tiền sử dụng tài nguyên nƣớc theo lũy tiến. Tức là, khi một chủ thể càng sử dụng nhiều tài nguyên nƣớc thì giá tiền tính trên một mét khối nƣớc máy sẽ càng cao hơn. Việc thu phí theo phƣơng án lũy tiến nhƣ vậy sẽ góp phần vào việc sử dụng tiết kiệm nƣớc.
Thực tế, việc sử dụng công cụ kinh tế cũng đảm bảo tính mềm dẻo. Mặc dù số tiền chi trả cho dịch vụ nƣớc máy sinh hoạt đƣợc tính theo lũy tiến nhƣng theo số liệu mà tác giả luận văn điều tra, các hộ gia đình đều cho rằng chi phí chi trả cho dịch vụ nƣớc sinh hoạt đều hợp lý, không đắt đỏ.
Thứ ba, công cụ quy hoạch tài nguyên nƣớc
Theo Báo cáo Tình hình quản lý tài nguyên nƣớc thành phố Hà Nội của Cục quản lý Tài nguyên nƣớc - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (tháng 6/2016), hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung chƣa có quy hoạch tổng thể tài nguyên nƣớc mà chỉ có một số quy hoạch về một số vấn đề cụ thể liên quan đến tài nguyên nƣớc nhƣ: Quy hoạch cấp nƣớc, Quy hoạch vùng cấm,
hạn chế và khai thác nƣớc trên địa bàn Thành phố Hà Nội… Vì vậy, việc sử dụng công cụ quy hoạch tài nguyên nƣớc trong quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình chƣa mang lại hiệu quả cao nhất.
Thứ tư, công cụ khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ đã đƣợc áp dụng để quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình. Điều đó thể hiện dƣới các khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Nhà máy sản xuất nƣớc sạch (nƣớc máy) phải sử dụng công nghệ lọc đảm bảo nƣớc đạt quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh và đủ số lƣợng phục vụ nhu cầu của ngƣời dân;
- Hệ thống quan trắc tự động chất lƣợng, áp lực ổn định cấp nƣớc; - Hệ thống thăm dò, đánh giá, khai thác nƣớc ngầm đạt chuẩn.
Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học công nghệ trong quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình cần phải đƣợc cải tiến hơn nữa để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ năm, công cụ tuyên truyền – giáo dục
Công tác tuyên truyền – giáo dục về bảo vệ tài nguyên nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình đƣợc thực hiện theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ví dụ: Năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch chƣơng trình Đào tạo, bồi dƣỡng và đã tổ chức lớp tập huấn các Văn bản mới trong lĩnh vực Tài nguyên nƣớc (Nghị định số 43/2015/NĐ-CP, Nghị định só 54/2015/NĐ-CP và Thông tƣ số 56/2014/TT-BTNMT) tới cán bộ, công chức Sở, phòng Tài nguyên và môi trƣờng các quận, huyện, thị xã.
Ngoài ra, hình thức tuyên truyền – giáo dục khác nhƣ đƣa các khẩu hiệu về sử dụng tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên nƣớc trên các băng rôn, áp phích, đƣa trên bảng tin truyền hình, truyền thanh, website… cũng đƣợc áp dụng và đạt hiệu quả nhất định.
Theo phiếu điều tra mà tác giả luận án thực hiện, 19/20 (95%) chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, công tác quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc trên địa
bàn quận Ba Đình đạt mức tốt, 1/20 (5%) chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, công tác quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình đạt mức trung bình, không ai đánh giá ở mức rất tốt và kém.
Hình 2.7: Đánh giá của chuyên gia, nhà quản lý về công tác quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình
Nguồn: [Tác giả t đi u tra và tổng hợp]
Tóm lại: Các công cụ trong quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc trên địa
bàn quận Ba Đình đã đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng từng công cụ và mức độ hiệu quả còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện.