Số lần thưởng thức ăn theo giới tính

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 103 - 108)

Như vậy, có thể thấy giới tính không ảnh hưởng tới sự thành lập phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi. Tuy nhiên qua hình 3.23 và 3.24 cho thấy ở cá thể cái cần khen nhiều và tác động cơ học nhiều hơn cá thể đực

3.3.2. Kết quả huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuôi lùng sục phát hiện các chất ma túy chất ma túy

Quá trình huấn luyện chó lùng sục phát hiện các chất ma túy được chia làm 2 khoa mục, đó là kỷ luật cơ bản và chuyên khoa ma túy. Cả 2 khoa mục này đều trải qua 3 giai đoạn huấn luyện:

Huấn luyện kỷ luật cơ bản: Giai đoạn 1 - Xây dựng cho chó phản xạ có điều kiện với khẩu lệnh và điệu bộ của Huấn luyện viên; Giai đoạn 2 - Củng cố phản xạ có điều kiện ở giai đoạn 1; Giai đoạn 3 - Huấn luyện nâng cao.

Huấn luyện chuyên khoa ma túy: Giai đoạn 1 - Huấn luyện chó ham thích lùng sục vật và cách biểu hiện khi phát hiện ra vật; Giai đoạn 2 - Huấn luyện chó nhận biết, lùng sục các chất ma túy ở các vị trí khác nhau ở mức độ đơn giản; Giai đoạn 3 - Huấn luyện chó lùng sục hơi ma túy trực tiếp trên các địa hình, địa vật khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy trong giai đoạn hiện nay.

Yêu cầu mức độ của từng giai đoạn là khác nhau và kết thúc mỗi giai đoạn đều tiến hành kiểm tra, đánh giá. Kết quả kiểm tra đánh giá 40 cá thể chó được trình bày cụ thể ở bảng 3.21.

Bảng 3.21. Kết quả đánh giá chó bản địa H'mông cộc đuôi lùng sục phát hiện các chất

ma túy theo giai đoạn huấn luyện

Giai đoạn huấn luyện Khoa mục Kỷ luật cơ bản Mean ± SD 95% CI của TB Chuyên khoa ma tuý Mean ± SD 95% CI của TB Giai đoạn 1 53,3 ± 4,9a 51,7 - 54,8 60,4 ± 4,0a 59,1 - 61,6 Giai đoạn 2 57 ± 4,0b 55,7 - 58,2 62,2 ± 4,4a 60,8 - 63,6 Giai đoạn 3 61,4 ± 5,8c 59,5 - 63,2 65,2 ± 5,0b 63,6 - 66,8 Tổng 57,2 ± 5,9 56,1 - 58,3 62,6 ± 4,9 61,7 - 63,5

Ghi chú: a,b,c có sự sai khác ý nghĩa thống kê (kiểm định T-test với P-value = 0,05).

Kết quả tại bảng 3.21 cho thấy, khả năng thực hiện khoa mục kỷ luật cơ bản của chó bản địa H'mông cộc đuôi tăng dần qua các giai đoạn huấn luyện. Cụ thể ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 điểm trung bình của chó bản địa H'mông cộc đuôi lần lượt đạt 53,3 ± 4,9 điểm (dao động từ 51,7 - 54,8 điểm) và 57,0 ± 4,0 điểm (55,7 - 58,2 điểm). Kết quả tại bảng 3.21 cũng cho thấy, kết thúc giai đoạn 3 điểm trung bình khoa mục kỷ luật cơ bản của chó bản địa H'mông cộc đuôi đạt 61,4 ± 5,8 điểm (dao động từ 59,5 - 63,2 điểm). Theo thang điểm đánh giá chó chuyên khoa của Bộ Công an thì chó bản địa H'mông cộc đuôi kết thúc huấn luyện kỷ luật cơ bản (giai đoạn 3) đạt loại khá, điều này cho thấy giống chó này hoàn toàn đáp ứng đáp ứng được yêu cầu về khoa mục kỷ luật cơ bản.

Kết quả bảng 3.21 cũng cho thấy, ở các giai đoạn huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuôi đều đáp ứng được yêu cầu chuyên khoa ma tuý. Ở giai đoạn đoạn 1 của quá trình huấn luyện điểm trung bình đạt 60,4 ± 4,0 điểm (dao động từ 59,1 – 61,6 điểm) , sau đó tăng dần và đạt 62,2 ± 4,4 điểm (dao động từ 60,8 - 63,6 điểm) ở giai đoạn 2. Kết thúc giai đoạn huấn luyện ma tuý (giai đoạn 3) điểm trung bình của chó bản địa H'mông cộc đuôi đạt 65,2 ± 5,0 điểm (dao động từ 63,6 - 66,8 điểm). Kết quả xếp loại đạt trung bình khá. Như vậy, chó bản địa H'mông cộc đuôi có thể sử dụng để huấn luyện phát hiện các chất ma tuý.

3.3.3. Ảnh hưởng của giới tính đến khả năng huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuôi

Để đánh giá ảnh hưởng của giới tính đến khả năng huấn luyện của chó bản địa H'mông cộc đuôi tiến hành huấn luyện và so sánh khoa mục kỷ luật cơ bản và chuyên khoa ma tuý, mỗi giới tính nghiên cứu trên 20 cá thể. Kết quả được trình bày tại bảng 3.22, hình 3.26 và hình 3.27.

Qua bảng 3.22 cho thấy, kết quả huấn luyện khoa mục kỷ luật cơ bản của các cá thể đực cao hơn các cá thể cái, trung bình đạt 64,7 ± 4,8 điểm (dao động từ 62,5 - 66,9 điểm) ở các cá thể đực và 58,0 ± 4,8 điểm (55,7 - 60,3 điểm) ở các cá thể cái, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tuy nhiên qua hình 3.26 kết quả đánh giá khoa mục kỷ luật ở cá thể cái ổn định hơn so với cá thể đực. Đối với cá thể cái cũng có cá thể ngoại lệ với điểm số đánh giá ngang với điểm số cao nhất ở các cá thể đực.

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của giới tính đến khả năng huấn luyện chó bản địa H'mông

cộc đuôi lùng sục phát hiện các chất ma túy

Giới tính Khoa mục Kỷ luật cơ bản Mean ± SD 95% CI của TB

Chuyên khoa ma tuý Mean ± SD 95% CI của TB Đực 64,7 ± 4,8a 62,5 - 66,9 67,6 ± 4,5a 65,5 - 69,7 Cái 58,0 ± 4,8b 55,7 - 60,3 62,7 ± 4,3b 60,7 - 64,7 Tổng 61,4 ± 5,8 59,5 - 63,2 65,2 ± 5 63,6 - 66,8

Ghi chú: a,b có sự sai khác ý nghĩa thống kê (kiểm định T-test với P-value = 0,05).

Cũng qua bảng 3.22 cho thấy, kết quả huấn luyện chuyên khoa ma túy ở cá thể đực đạt 67,6 ± 4,5 điểm (dao động từ 65,5 - 69,7 điểm) và ở cá thể cái đạt 62,7 ± 4,3 điểm (dao động từ 60,7 - 64,7 điểm). Kết quả huấn luyện chuyên khoa ma tuý có sự khác nhau giữa các cá thể đực, cái và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hình 3.26. Ảnh hưởng của giới tính đến huấn luyện kỷ luật cơ bản của chó bản địa

H'mông cộc đuôi

Hình 3.27. Ảnh hưởng của giới tính đến huấn luyện chuyên khoa ma túy của chó

bản địa H'mông cộc đuôi

Qua hình 3.27 cho thấy cũng như kỷ luật cơ bản đối với chuyên khoa ma tuý, điểm đánh giá của các cá thể cái ổn định hơn nhưng kết quả huấn luyện thấp hơn so với các cá thể đực.

Như vậy, kết thúc khóa huấn luyện kết quả về khoa mục kỷ luật cơ bản và chuyên khoa ma túy của các cá thể đực cao hơn so với các cá thể cái. Điều này phù hợp xu hướng cá thể đực thường được ưu tiên lựa chọn hơn so với cá thể cái trong công tác huấn luyện nghiệp vụ ở nước ta hiện nay.

3.3.4. So sánh kết quả huấn luyện của chó bản địa H'mông cộc đuôi so với một số giống chó khác giống chó khác

Tiến hành thu thập kết quả huấn luyện của các giống chó nhập nội tại Trung tâm Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, mỗi giống 40 cá thể để làm cơ sở đánh giá và so sánh. Trong số các giống chó ngoại chúng tôi lựa chọn hai giống chó điển hình để so sánh đó là giống chó Becgie và giống chó Labrador (đây là 2 giống chó chủ đạo được sử dụng để huấn luyện tìm kiếm phát hiện ma túy mà Trung tâm đào tạo để cấp về các cơ quan, đơn vị của Bộ công an và Tổng Cục hải quan). Kết quả được trình bày tại bảng 3.23, hình 3.28 và hình 3.29.

Bảng 3.23. So sánh kết quả trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất

ma túy với một số giống chó nhập nội

Giống chó Khoa mục Kỷ luật cơ bản Mean ± SD 95% CI của TB Chuyên khoa Ma tuý Mean ± SD 95% CI của TB H’mông cộc đuôi 61,4 ± 5,8a 59,5 - 63,2 65,2 ± 5,0a 63,6 - 66,8 Becgie 66,3 ± 4,8b 64,7 - 67,8 67,5 ± 4,5ab 66 - 68,9 Labrador 60,3 ± 4,1a 58,9 - 61,6 64,8 ± 4,2ac 63,5 - 66,1

Ghi chú: a,b,c có sự sai khác ý nghĩa thống kê (kiểm định T-test với P-value = 0,05).

Qua bảng 3.23 cho thấy, đối với khoa mục kỷ luật cơ bản, chó bản địa H'mông cộc đuôi có kết quả huấn luyện tương đương với giống chó Labrador nhưng thấp hơn giống chó Becgie. Cụ thể, điểm kỷ luật cơ bản giống chó Becgie đạt trung bình 66,3 ± 4,8 điểm (dao động từ 64,7 - 67,8 điểm), trong khi đó điểm trung bình của chó bản địa H'mông cộc đuôi và Labrador lần lượt là 61,4 ± 5,8 điểm (59,5 điểm - 63,2 điểm) và 60,3 ± 4,1 điểm (dao động từ 58,9 điểm - 61,6 điểm). Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tuy nhiên quan sát hình 3.28 cho thấy điểm đánh giá kết quả huấn luyện kỷ luật cơ bản ở chó bản địa H'mông cộc đuôi dao động nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)