Ảnh hưởng của môi trường đến số lần tác động lên chó

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 96 - 99)

Mặt khác, qua bảng 3.18 và hình 3.17 cũng có thể thấy, khi điều kiện ngoại cảnh tác động cũng sẽ làm chó mất tập trung, khi đó đòi hỏi huấn luyện viên phải có tác động lên chó, cụ thể là tác động cơ học. Điều này cũng thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh lên sự hình thành phản xạ của chó. Số lần tác động cơ học lên chó ở MT1 trung bình là 23,1 ± 1,9 lần, trong khi đó ở MT2 trung bình là 30,1 ± 1,6 lần (dao động sự khác biệt từ (dao động sự khác biệt từ (-15,5) - (- 12,6)). Như vậy, số lần kích thích cơ học tác động lên chó được huấn luyện trong MT1 ít hơn so với những chó được huấn luyện trong MT2. Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa (P < 0,05). Qua hình 3.17 ở môi trường 1 số lần tác động tối thiểu là 19 lần và tối đa cần tác động là 26 lần. Nhưng ở môi trường 2 số lần tác động tối thiểu cần tác động lên chó là 27 lần và số lần tác động tối đa là 33 lần. Tuy nhiên quan sát thấy ở môi trường 1 mức độ phân tán số lần tác động lên chó lớn hơn so với môi trường 2 điều này cho thấy không chỉ môi trường ảnh hưởng đến sự thành lập có điều

kiện mà còn các yếu tố khác như từng cá thể chó đưa vào kiểm tra hay yếu tố huấn luyện viên.

Như vậy điều kiện ngoại cảnh là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi. Để có thể huấn luyện nhanh và tốt nhất, nên huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuôi trong giai đoạn đầu ở môi trường mà không có sự tác động của ngoại cảnh. Đối với các môi trường phức tạp cần có sự làm quen theo thời gian nhất định.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của độ tuổi đến sự hình thành phản xạ có điều kiện ở chó bản địa H'mông cộc đuôi H'mông cộc đuôi

Đối với chó thể chất và sinh lý được hoàn thiện ở giai đoạn trưởng thành. Trong khi đó những biểu hiện về hành vi, thói quen của chó được hình thành dựa chủ yếu các diễn tập từ giai đoạn đầu phát triển. Các biểu hiện này bao gồm: biểu hiện sẵn có hay những biểu hiện thay đổi do thích nghi với môi trường xung quanh [143]. Trên cơ sở đó, để hỗ trợ việc xác định giai đoạn huấn luyện, phương pháp huấn luyện phù hợp với từng giai đoạn tuổi. Một đánh giá về khả năng thành lập phản xạ có điều kiện ở giai đoạn chó choai và chó trưởng thành đối với 30 cá thể được nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.19, hình 3.18, 3.19, 3.20 và 3.21.

Bảng 3.19. Sự hình thành phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi ở

các độ tuổi

Chỉ tiêu theo dõi

Giai đoạn tuổi

95% CI của sự khác biệt 6 - 8 tháng > 8 - 18 tháng Số lần thực hiện động tác 113,6 ± 4,9a 118,2 ± 5,7b (-7,3) - (-1,8) Số lần kích thích cơ học 37,1 ± 2,7 37,4 ± 2,9 (-1,8) - 1,2 Số lần khen 92,8 ± 4,0a 95,1 ± 5,1b (-4,7) - 0,1 Số lần thưởng thức ăn 25,5 ± 1,8 26,1 ± 2,1 (-1,6) - 0,5 Ghi chú: a, b có sự sai khác ý nghĩa thống kê (kiểm định T-test với P-value = 0,05).

Qua bảng 3.19 cho thấy rằng, ở các độ tuổi khác nhau, khi huấn luyện thì khả năng hình thành phản xạ là khác nhau. Cụ thể, ở đây chó ở 6 - 8 tháng tuổi, khả năng

hình thành phản xạ có điều kiện nhanh hơn ở chó > 8 - 18 tháng tuổi. Với một động tác, trung bình ở chó 6 - 8 tháng tuổi, số lần thực hiện là 113,6 ± 4,9 lần là có phản xạ, trong khi đó ở chó > 8 - 18 tháng tuổi chó phải thực hiện 118,0 ± 5,7 lần. Như vậy thấy rằng, chó ở lứa tuổi 6 - 8 tháng thực hiện số lần ít hơn so với chó ở lứa tuổi > 8 - 18 tháng. Khoảng khác biệt ở độ tin cậy 95% từ (-7,3) - (-1,8) lần. Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa (P < 0,05). Sự khác biệt này cũng thể hiện rõ ở hình 3.17, quan sát thấy ở giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi có 4 cá thể chỉ cần số lần thực hiện động tác nhỏ hơn 110 lần đã hoàn thành động tác. Trong khi đó ở giai đoạn > 8 - 18 tháng tuổi chỉ có 01 cá thể hoàn thành động tác với 91 lần. Đồng thời kết quả hình 3.18 cũng cho thấy trong nghiên cứu này, sự phân tán về số lần thực hiện động tác ở giai đoạn 12 tháng tuổi lớn hơn giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi.

Trong giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi, thần kinh của chó tuy rằng chưa đạt được mức độ phát triển hoàn chỉnh, nhưng trong quá trình huấn luyện cũng nhận thấy được sự mềm dẻo, linh hoạt của giai đoạn tuổi này. Cụ thể là với chó 6 - 8 tháng tuổi, số lần kích thích cơ học và thưởng thức ăn trung bình lần lượt là 37,1 ± 2,7 lần và 25,5±1,8 lần. Còn với chó > 8 - 18 tháng tuổi, số lần kích thích cơ học và thưởng thức ăn trung bình lần lượt là 37,4 ± 2,9 lần và 26,1 ± 2,1 lần.

Qua hình 3.19 và hình 3.21 cho thấy đối với chó > 8 - 18 tháng tuổi có xu hướng số lần kích thích cơ học sử dụng ít hơn còn số lần thưởng thức ăn thì tương đương với giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi. Khi phân tích thống kê thấy rằng các yếu tố này không có sự sai khác có ý nghĩa ở 2 lứa tuổi trên (P > 0,05).

Qua hình 3.20 cho thấy trong nghiên cứu này, số lần khen ở giai đoạn 6 - 8 tháng phân tán chủ yếu ở cận dưới tức là số lần khen có xu hướng ít hơn. Trong khi đó ở giai đoạn > 8 - 18 tháng tuổi số lần khen phân tán ở cận trên điều này cho thấy số lần khen sử dụng trong giai đoạn tuổi này có xu hướng nhiều hơn.

Số lần khen ở lứa tuổi 6 - 8 tháng tuổi ít hơn so với lứa tuổi > 8 - 18 tháng, ở 6 - 8 tháng tuổi trung bình là 92,8 ± 4,0 lần, còn ở > 8 - 18 tháng tuổi trung bình là 95,1 ± 5,1 lần. Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa (P < 0,05).

Ở lứa tuổi > 8 - 18 tháng, thần kinh đã phát triển đầy đủ, hình thành ở chó những tính cách đặc trưng của mỗi cá thể, do đó trong quá trình huấn luyện cần nhiều sự khích lệ và khen thưởng hơn.

Như vậy, có thể thấy, huấn luyện chó ở độ tuổi 6 - 8 tháng tuổi dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn so với huấn luyện chó ở độ tuổi > 8 - 18 tháng tuổi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)