Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh hà giang (Trang 45 - 48)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2. Thu thập số liệu

Thu thập số liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập số liệu lại thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập số liệu để từ đó chọn ra các phƣơng pháp thích hợp với hiện tƣợng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.

2.2.2.1. Thu thập số liệu đã công bố

Số liệu đã công bố sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nƣớc, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất công nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nƣớc.

Các số liệu đã công bố chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong và ngoài nƣớc có liên quan đến phát triển công nghiệp, thông qua các tài liệu trong và ngoài nƣớc đã công bố nhƣ: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang; tài liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nƣớc; UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, tài liệu các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên cứu chuyên đề, các tài liệu khác...

2.2.2.2. Thu thập số liệu mới

Số liệu mới đƣợc sử dụng trong luận văn là số liệu tác giả thu thập từ các doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh. Đây là số liệu chƣa đƣợc công bố, tính toán chính thức, phản ánh kết quả hoạt động công nghiệp, các nhân tố ảnh hƣởng và các vấn đề khác có liên quan.

Để thu thập số liệu sơ cấp tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện đƣợc cho tổng thể chung.

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm các phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu

ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu cả khối, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành thu thập số liệu theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cụ thể nhƣ sau:

+ Tổng thể chung là các đơn vị SXCN trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

+ Khung chọn mẫu là toàn bộ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang gồm: 19.756 cơ sở.

+ Lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng, chia tổng số cơ sở SXCN trên địa bàn tỉnh Hà Giang thành 5 tổ theo các chuyên ngành bao gồm: phân ngành khai thác, tổ 1); chuyên ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm, tổ 2); chuyên ngành dệt may, da giày, tổ 3); chuyên ngành cơ khí, điện tử và gia công kim loại, tổ 4); nhóm các chuyên ngành khác, tổ 5). Sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản ở từng tổ, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể.

+ Quy mô mẫu: dự kiến số lƣợng mẫu đƣợc chọn là 198 cơ sở, bằng khoảng 1% số đơn vị của tổng thể. Phân bổ mẫu tỉ lệ thuận với quy mô của tổng thể, cỡ mẫu của từng tổ đƣợc xác định theo công thức sau:

f N n N N n t t t  .  . Trong đó: t - Chỉ số thứ tự tổ, t = 1, 2,...,5); n - Số đơn vị mẫu chung;

nt - Số đơn vị mẫu của tổ t; N - Số đơn vị của tổng thể; Nt - Số đơn vị của tổ t;

Bảng 2.1. Quy mô mẫu chọn theo tổ TT Chuyên ngành Số lƣợng cơ TT Chuyên ngành Số lƣợng cơ sở sản xuất Số lƣợng đơn vị chọn mẫu 1 Khai thác 219 2

2 Chế biến nông lâm sản thực phẩm 16.111 161

3 Dệt may, da giày 1.161 12

4 Cơ khí, điện tử và gia công kim loại

1.394 14

5 Nhóm các chuyên ngành khác 871 9

Tổng số 19.756 198

Ngoài ra, trong luận văn tác giả còn tiến hành thu thập thông tin đối với 20 ngƣời là cán bộ 13 cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành cấp huyện, thành phố và 7 cán bộ quản lý nhà nƣớc liên quan đến lĩnh vực ở cấp tỉnh.

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá. Các cơ chế chính sách, nguồn lực nhƣ đất, tƣ liệu sản xuất, vốn.... Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa... Những thông tin này đƣợc thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể theo 5 mức để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ, phụ lục).

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, đàm thoại với đối tƣợng điều tra thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi. Phỏng vấn số mẫu đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh hà giang (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)