Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh hà giang (Trang 51 - 56)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất công nghiệp

- Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, GO): Tổng giá trị của ngành sản xuất công nghiệp đƣợc tính bằng cách lấy sản lƣợng sản phẩm năm báo cáo nhân với đơn giá. Để có thể so sánh đƣợc các chỉ tiêu nghiên cứu và thống nhất nội dung kinh tế, toàn bộ số liệu các năm đƣợc tính toán theo giá cố định năm 2010, theo giá do Tổng cục Thống kê ban hành. Ngoài chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu về hiện vật, các loại sản phẩm và khối lƣợng các loại dịch vụ cũng

đƣợc nghiên cứu sử dụng nhằm phản ánh kết quả sản xuất của từng ngành, từng đối tƣợng.

- Sản lƣợng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của công nghiệp

- Số lƣợng các doanh nghiệp công nghiệp qua các năm. - Số lao động công nghiệp.

- Quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp: phát triển công nghiệp là sự gia tăng cả số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của quá trình sản xuất. Do đó, khi xem xét sự phát triển công nghiệp, trƣớc hết ta có thể thấy rõ trong quy mô và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp đƣợc thể hiện qua hai chỉ tiêu:

+ Tốc độ tăng trƣởng: là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá mặt lƣợng của sự phát triển công nghiệp, tốc độ tăng trƣởng phản ánh sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm trong nƣớc, GDP) năm sau so với năm trƣớc và giữa các thời kỳ với nhau của ngành công nghiệp. Muốn có công nghiệp tăng trƣởng bền vững, trƣớc hết công nghiệp cần phải có tốc độ tăng trƣởng khá và ổn định qua các năm.

+ Giá trị gia tăng, VA): giá trị gia tăng, VA) là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất phản ánh chất lƣợng tăng trƣởng. Thông thƣờng, ngƣời ta hay sử dụng một chỉ tiêu tƣơng đối là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng, VA) và giá trị sản xuất công nghiệp, GO) để so sánh và đánh giá mức độ giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ VA/GO càng cao thì mức độ phát triển của công nghiệp càng cao và ngƣợc lại. Hiệu quả của sản xuất công nghiệp thể hiện ở giá trị tăng thêm, VA) mà nó tạo ra cho nền kinh tế, công nghiệp tăng trƣởng với tốc độ cao, ổn định, nhƣng giá trị gia tăng thấp thì cũng không thể coi là phát triển đƣợc. Việc tạo ra giá trị gia tăng thấp trong ngành công nghiệp là hệ quả của việc sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và lao động thủ công, hàm lƣợng chất xám và công nghệ trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ. Giá trị gia tăng thấp có thể là một biểu hiện đặc trƣng cho thời kỳ đầu phát triển công nghiệp

hoá dựa vào gia công, song nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời, sẽ tạo ra các mầm mống thiếu bền vững trong tƣơng lai.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: Về mặt lƣợng, cơ cấu công nghiệp đƣợc xác định bằng tỷ trọng giá trị sản lƣợng, hoặc GDP) của từng bộ phận chiếm trong tổng giá trị sản lƣợng, hoặc GDP) của toàn bộ ngành công nghiệp. Tỷ trọng này phụ thuộc vào vị trí của mỗi bộ phận trong hệ thống. Việc xác định thế nào là một cơ cấu ngành công nghiệp cân đối và hợp lý cho mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi địa phƣơng là khác nhau và không có một khuôn mẫu thống nhất. Một cơ cấu ngành công nghiệp đƣợc coi là cân đối và hợp lý khi nó khai thác, tận dụng đƣợc các nguồn lực, thế mạnh và lợi thế so sánh của quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phƣơng để tạo điều kiện tốt cho phát triển công nghiệp, đồng thời cơ cấu ngành công nghiệp đó phải chuyển dịch theo hƣớng hiện đại hóa. Ngoài việc xác định cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, chúng ta còn phải quan tâm đến đóng góp của công nghiệp vào cơ cấu kinh tế nói chung, nói cách khác là quan tâm đến tỷ trọng của công nghiệp trong GDP. Một nền kinh tế chỉ đƣợc coi là phát triển khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng.

- Tổng doanh thu/Tổng doanh nghiệp công nghiệp.

2.3.3. Kết quả kinh doanh công nghiệp

- Hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành công nghiệp: hầu hết các nƣớc đã trải qua quá trình công nghiệp hóa để trở thành một nƣớc công nghiệp phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: từ chỗ sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế sang các hàng công nghiệp chế biến, lúc đầu là các loại sản phẩm công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp nhƣ lắp ráp, sản phẩm dệt may, chế biến nông, lâm, thủy, sản...chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao nhƣ sản phẩm cơ khí chế tạo, hóa chất, điện tử....Chính vì vậy sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu công nghiệp từ những mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công nghệ kỹ thuật cao

luôn đƣợc một trong những thƣớc đo rất quan trọng đánh giá mức độ thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với nhiều nƣớc chậm phát triển, những chỉ số tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia thấp hơn chỉ tiêu kỹ thuật quốc tế nên cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là một tiêu chí tốt để bổ sung đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Thực trạng một số chuyên ngành công nghiệp. - Doanh thu hàng năm của công nghiệp.

- Lợi nhuận hàng năm của công nghiệp.

2.3.4. Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trƣờng, xã hội

- Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả: nguyên tắc quan trọng nhất của phát triển bền vững là hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi trƣờng. Trong công nghiệp, phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, điểm mấu chốt của vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong công nghiệp chính là quá trình sản xuất, bởi sản xuất công nghiệp là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động tới môi trƣờng và xã hội. Sản xuất công nghiệp không tránh khỏi tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất đai, nƣớc, năng lƣợng, nguyên vật liệu và cả sản phẩm do chính công nghiệp tạo ra. Song, quá trình sản xuất thế nào để phát thải ít nhất, tiết kiệm nhất để các tài nguyên tái tạo có thể tái tạo đƣợc và giảm thiểu mất mát các tài nguyên không tái tạo. Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả chính là cách tốt nhất, đảm bảo cả ba lợi ích: kinh tế, xã hội, môi trƣờng không những cho thế hệ hiện tại, mà còn cho cả thế hệ mai sau. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải sở hữu một quá trình sản xuất sạch, hiệu quả dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với năng lực, khả năng của doanh nghiệp.

- Sản phẩm thân thiện môi trƣờng; việc tiêu dùng sản phẩm công nghiệp đang tạo ra lƣợng chất thải rất lớn nhƣ hàng tiêu dùng, bao gói, hoá chất... nếu không đƣợc xử lý sẽ gây ra ô nhiễm rất lớn, nhƣng nếu xử lý sẽ rất tốn kém. Nhƣ vậy, để phát triển bền vững, doanh nghiệp phải sở hữu quá trình sản xuất

sạch, hiệu quả không thôi là chƣa đủ, mà cần hƣớng tới việc sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trƣờng, sản phẩm không chất thải, các mô hình công nghiệp sinh thái, trong đó các sản phẩm và chất thải đƣợc quay vòng, tái sử dụng, trao đổi trong một "vòng đời khép kín". Mặc dù đây là đòi hỏi khá cao, chỉ có thể đáp ứng khi công nghiệp phát triển đến trình độ nhất định và sẽ là khó khăn cho phần lớn các địa phƣơng của Việt Nam chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp nhƣ: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lƣợng, gia công, sơ chế, sản xuất các sản phẩm thô... Tuy nhiên, tiếp cận này hiện đang trở lên phổ biến trên thế giới và bƣớc đầu đƣợc thực hiện ở Việt Nam.

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh hà giang (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)