Đánh giá những thuận lợi và khó khăn cho phát triển công nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh hà giang (Trang 78 - 80)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển công

3.1.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn cho phát triển công nghiệp trên

trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.1.5.1. Những thuận lợi

Tỉnh Hà giang có tiềm năng thiên nhiên đa dạng, đƣờng giao thông đã đến tất cả các trung tâm xã, kể cả các xã vùng cao, đó là những lợi thế cơ bản của Hà Giang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói riêng.

Hà Giang có đƣờng quốc lộ giao lƣu với các tỉnh Đông Bắc nƣớc ta và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ và một số cửa khẩu quốc gia. Khả năng hợp tác trao đổi khoa học kỹ thuật và thƣơng mại giữa 2 tỉnh Hà Giang, Việt Nam) và Vân Nam, Trung Quốc. là rất lớn, đồng thời có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế địa phƣơng, đặc biệt là trao đổi hàng hoá hai chiều về các mặt hàng nông sản và hàng công nghiệp phục vụ sinh hoạt và tiêu dùng.

Hà Giang có tài nguyên rừng lớn, nguyên liệu lâm sản để phát triển công nghiệp chế biến, sản phẩm từ gỗ, tre, vầu, nứa, trúc, nguyên liệu sản xuất giấy, bột giấy, tài nguyên khoáng sản, thuỷ điện... rất dồi dào.

Hà Giang có nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch, xi măng, gốm, sứ. Nếu đầu tƣ đúng hƣớng sẽ khai thác tốt thị trƣờng tiềm năng Trung Quốc về bột giấy, chế biến nông lâm sản, các loại khoáng sản nhƣ sắt, Antymon, Mangan, Chì - kẽm, Mi ca,...

Đất đai của Tỉnh chƣa đƣợc khai thác một cách hợp lý, khả năng tái sinh của thảm thực vật lớn, độ phì nhiêu thuận lợi cho cây ăn quả, Cam, quýt, nhãn, vải, hồng, xoài, lê, táo, mận) và cây công nghiệp, chè, đậu tƣơng, lanh, lạc. cây dƣợc liệu, tam thất, thảo quả, đỗ trọng) có điều kiện phát triển tốt, cho

phép tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới.

Hà Giang có điều kiện khí hậu khá tốt và nhiều cảnh đẹp, suối nƣớc nóng để phát triển du lịch.

Một số làng nghề đang đƣợc khôi phục và phát triển nhƣ dệt vải lanh, dệt vải thổ cẩm, rƣợu thóc đặc sản, rƣợu ngô đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ,...

3.1.5.2. Khó khăn và thách thức

Thực tiễn hiện nay cho thấy, lợi thế phát triển của tỉnh Hà Giang thời gian qua, chủ yếu dựa trên lợi thế lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên, đó là phƣơng thức phát triển theo chiều rộng đang dần tới ngƣỡng không thể vƣợt qua. Để đảm bảo tốc độ và năng lực cạnh tranh của mình, Hà Giang tất yếu phải chuyển qua một phƣơng thức phát triển mới, phát triển theo chiều sâu dựa trên nền sản xuất thâm dụng công nghệ và kỹ thuật, phát huy tối đa những lợi thế cơ bản về nguồn lực con ngƣời, vị trí địa lý, tài nguyên nhiên nhiên …. Tuổi thọ của sản phẩm ngày một ngắn, thì việc chuyển sang phƣơng thức phát triển theo chiều sâu, đã trở thành đòi hỏi bức bách. Chậm chuyển đổi sang phƣơng thức sản xuất theo chiều sâu, dựa trên các lợi thế về thực chất, nền kinh tế tỉnh Hà Giang đang đi theo con đƣờng phát triển theo chiều rộng. Một khi phƣơng thức phát triển theo chiều rộng tiến đến giới hạn của nó, thì tốc độ phát triển bị giảm sút nhanh và nền kinh tế sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực. Nếu không nhận thức đƣợc điều này để có biện pháp đối phó kịp thời, trong thời gian tới kinh tế của tỉnh sẽ gặp phải nhiều nan giải. Đã đến lúc kinh tế của tỉnh hƣớng vào phát triển kinh tế một cách ổn định và bền vững, mỗi ngành và từng huyện, thành phố cần xác định đƣợc những lợi thế cạnh tranh, thế mạnh của riêng mình. Lâu nay Hà Giang còn tồn tại một nghịch lý là địa phƣơng, huyện, thành. sở ngành nào cũng đều xây dựng chiến lƣợc phát triển. Nhƣng trên thực tế, do chƣa có tầm nhìn xa cũng nhƣ thiếu những dự báo chính xác, nên

thƣờng mang tính phân tán, không gắn kết với nhau vì mục tiêu phát triển chung của cả tỉnh. Đến nay, nhận thức về trình độ phát triển công nghiệp, công nghệ, khả năng cạnh tranh trên quy mô cả nƣớc và trên thị trƣờng thế giới và khu vực vẫn đang còn là bài toán nan giải đối với phát triển kinh tế nói chung phát triển công nghiệp nói riêng. Đòi hỏi tỉnh Hà Giang phải có một chiến lƣợc phát triển công nghiệp toàn diện, tổng thể trên cơ sở đồng bộ giữa các cấp, các ngành.

Ngoài ra một số khó khăn thách thức nêu trên, Hà Giang còn có rất nhiều khó còn cần đƣợc khắc phục, là tỉnh xa các vùng động lực kinh tế, nên bị hạn chế về trao đổi hàng hoá. Hệ thống giao thông chƣa phát triển, khó gọi vốn đầu tƣ, đi lại khó khăn, ách tắc giao thông vào mùa mƣa bão là yếu tố cản trở rất lớn đến việc phát triển kinh tế hàng hoá.

Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc, dân trí không đồng đều giữa các vùng, nhiều nơi còn có phong tục tập quán lạc hậu, đời sống ngƣời dân vùng cao còn nhiều khó khăn là những trở ngại lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng.

Là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế rất thấp, để chuyển một nền kinh tế nhƣ vậy theo kịp nền kinh tế thị trƣờng là một vấn đề không dễ dàng. Hà Giang là một tỉnh nghèo, vốn huy động từ nội lực thấp, vốn đầu tƣ từ bên ngoài không nhiều, phần lớn vốn nƣớc ngoài trông chờ vào các dự án mang tính nhân đạo và từ thiện. Nguồn thu trên địa bàn không đủ chi thƣờng xuyên để xây dựng cơ sở hạ tầng và sự nghiệp y tế, giáo dục. Vì vậy, khả năng tài chính của tỉnh không đủ tầm vóc để vực dậy một nền kinh tế còn quá yếu.

Địa hình bị chia cắt, ít có điều kiện để hình thành các vùng sản xuất tập trung, nên chi phí đầu tƣ xây dựng cao hơn các vùng khác. Đây là một khó khăn và thách thức lớn trong hình thành một nền kinh tế sản xuất hàng hoá mang tính đặc thù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh hà giang (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)