Bảng một số sản phẩm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh hà giang (Trang 90 - 97)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.14 Bảng một số sản phẩm chủ yếu

ĐVT 2010 2011 2012 2013 - Quặng các loại Tấn 50.610 99.239 207.918 232.842 - Đá khai thác M3 312.746 669.449 726.805 764.417 + Nhà nƣớc M3 - - - - + Ngoài nhà nƣớc M3 312.746 669.449 726.805 764.417

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang 2013

Tình hình khai thác khoáng sản ở Hà Giang hiện nay.

- Khai thác antimoan:

Năm 1991 phát hiện ra quặng ở Mậu Duệ, Yên Minh) nhân dân đã khai thác đƣợc 1.200 tấn bán cho Nhà nƣớc để xuất khẩu tiểu ngạch.

Tháng 8/1993, UBND tỉnh Hà Giang quyết định thành lập Công ty Khai thác và chế biến khoáng sản, nay là Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản. Công ty có nhiệm vụ quản lý khai thác quặng antimoan ở Mậu Duệ. Quặng khai thác đƣợc bán sang Trung Quốc.

Theo số liệu thống kế năm 2011 cho thấy hàm lƣợng quặng trung bình 30 - 35%. Vì công nghệ tuyển, luyện chƣa đƣợc đầu tƣ, khai thác bán quặng thô nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Hiện trên địa bàn đã hình thành các nhà máy luyện Antimon của Công ty cổ phần cơ khí và Khoáng sản Hà Giang công suất 1.000 tấn/năm, nhà máy thiêu bột Antimon của Công ty TNHH Bảo An công suất 600 tấn/năm và nhà máy luyện Antimon của HTX tiểu thủ công 3-2 Mèo Vạc công suất 70 tấn/năm, nhà máy luyện Antimon của Công ty cổ phần khoáng sản quốc tế VCC Hà Giang công suất 1.000 tấn/năm.

- Mangan:

+ Khai thác mỏ mangan Đồng Tâm, Bắc Quang) với sản lƣợng ổn định 20.004 tấn quặng thô/năm và sau khi tuyển đạt sản lƣợng 15.000 tấn quặng hàm lƣợng 35  40 % Mn.

- Khai thác vàng sa khoáng:

Vàng sa khoáng tập trung chủ yếu ở Bình Vàng, Vị Xuyên. Thƣợng Cầu, Tiên Kiều, Vĩnh Tuy, Bắc Quang) nằm rải rác ở các bãi bồi, lòng sông, các nhánh của hệ thống sông Lô, sông Con, một số nơi nhân dân khai thác tự do, tỷ lệ thu hồi thấp, tài nguyên bị tổn thất lớn.

- Khai thác vật liệu xây dựng:

Các loại khoáng sản đƣợc khai thác làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng là đá vôi, sét, cát sỏi. Ngoài các cơ sở đƣợc cấp giấy phép, nhân dân còn khai thác tự do tại nhiều nơi trong tỉnh, khai thác sét để sản xuất gạch. Trữ lƣợng khai thác vật liệu xây dựng tăng dần qua các năm cụ thể: năm 2011 là 1.079.067 m3/năm, năm 2012 tăng lên 1.149.913 m3/năm, năm 2013 tăng lên 1.190.963 m3/năm.

- Khai thác than bùn:

Việc khai thác than bùn cũng hoàn toàn là thủ công. Than bùn ở Hồ Noong, Phú Linh đƣợc khai thác làm nguyên liệu để sản xuất phân lân vi sinh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 11 điểm suối khoáng, trong đó có 03 khu suối khoáng nổi tiếng đã đƣợc khai thác và đƣa vào sử dụng phục vụ cho khách tham quan du lịch và phục vụ việc khai thác chế biến làm nƣớc khoáng đóng chai, các khu suối khoáng này đều tập trung trên địa bàn huyện Vị Xuyên nhƣ: suối khoáng Thƣợng Sơn, suối nƣớc nóng Quảng Ngần, suối khoáng Thanh Hà. Các khu suối khoáng này trung bình khoan ở độ sâu 51 m, nhiệt độ nƣớc khoáng là 61oC, lƣu lƣợng nƣớc là 3,87 lít/giây.

Nhƣ vậy, để phục vụ công nghiệp địa phƣơng, trong những năm qua, Hà Giang đã tiến hành khai thác các khoáng sản sau:

+ Đá vôi để sản xuất xi măng. + Sét làm gạch, ngói.

+ Than bùn làm phân vi sinh. + Đá, cát, sỏi phục vụ xây dựng.

+ Quặng antimoan, quặng sắt, quặng mangan để xuất khẩu.

3.2.6.2. Chuyên ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm của tỉnh Hà Giang

Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm bao gồm 2 phân ngành công nghiệp chính là chế biến lâm sản, chế biến các sản phẩm từ gỗ, sản xuất giƣờng tủ, bàn ghế, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy) và chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến trái cây, chế biến chè, chế biến cà phê, chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc và các sản phẩm đồ uống nhƣ bia, nƣớc giải khát, nƣớc khoáng...).

Năm 2011, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, Theo giá hiện hành ) đạt 456.802 triệu đồng, năm 2013 đã tăng lên 697.035 chiếm 22,01% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 16,6%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trƣởng chung của toàn ngành công nghiệp là 24,86%/năm.

- Chế biến Chè: Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang có trên 116 cơ sở tham gia sản xuất chế biến chè với công suất đạt: 43.034,4 tấn chè khô/năm, giá trị bình quân đạt 2 ÷2,5 USD/kg sản phẩm chè khô.

Các nhà máy chế biến lớn, có quy mô công nghiệp:

+ Công ty TNHH Hùng Cƣờng có 06 nhà máy chế biến chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong đó có các máy chè quy mô lớn nhƣ: Nhà máy chè

CTC Hùng Vƣợng - Việt Lâm, đi vào sản xuất năm 2010, công suất 25 tấn chè tƣơi/ngày. Nhà máy chè Cao Bồ - Vị Xuyên, đang đầu tƣ xây dựng, công suất 22 tấn chè tƣơi/năm.

+ Nhà máy chè Long Trà - Hùng An, Quy mô công suất của nhà máy chế biến chè xanh 70 tấn chè tƣơi/ngày và Dây chuyên chè đen CTC 40 tấn chè tƣơi/ngày.

+ Nhà máy chè Hùng An - xã Hùng An, Đầu tƣ nâng cấp mở rộng năm 2009; 02 dây chuyền sản xuất chè: Chè xanh 30 tấn/ngày, chè đen 40 tấn/ngày.

- Sản xuất đồ uống: Hiện nay tại tỉnh Hà Giang có khoảng gần 20 cơ sở rƣợu có quy mô vừa nhỏ nhƣ HTX DVTH Hoang su phì, HTX Rƣợu Thiên Hƣơng, HTX Quốc Đại, HTX Rƣợu ngô Thanh Vân, Công ty TNHH Cát Thành....giá trị sản xuất mà ngành sản xuất mang lại đƣợc tăng đều qua các năm, năm 2011 là 14.355 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 21.023 triệu đồng, năm 2013 tăng lên 25.757 triệu đồng chiếm 36,9 % giá trị ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm.

- Sản xuất Giấy và các sản phẩm bằng giấy: Tại Hà Giang có 4 cơ sở sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy với công suất thiết kế trên 5.106 tấn giấy với giá trị sản xuất mang lại tăng nhẹ qua các năm, năm 2011 là 38.080 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 40.901 triệu đồng, năm 2013 do ảnh hƣởng của nguồn nguyên liệu và thị trƣờng tiêu thụ giảm xuống còn 40.676 triệu đồng. Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Quang có Cụm công nghiệp Nam Quang tại thị trấn Vĩnh Tuy đã đƣa vào hoạt động nhà máy sản xuất bột giấy xuất khẩu Hải Hà, công suất là 6.000 tấn/năm và đang khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất giấy vệ sinh cao cấp.

- Sản xuất sản phẩm đồ gỗ và lâm sản: Tận dụng tiềm năng thế mạnh nguồn nguyên liệu, hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang có trên 40 cơ sở sản xuất chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa với trữ lƣợng tăng mạnh qua các năm, năm 2011 là 8.430 m3, năm 2013 tăng lên 21.308 m3 với giá trị sản

xuất năm 2013 là 77.075 triệu đồng chiếm 11,05% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm.

3.2.6.3. Chuyên ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào tỷ trọng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn. Trong đó việc hình thành các nhà máy xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VLXD ngày một tăng về số lƣợng và quy mô sản xuất.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã hình thành cơ sở sản xuất đá óp lát đá xẻ do Công ty cổ phần Việt Long làm chủ đầu tƣ sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài, cơ sở sản xuất bột cao lanh tại huyện Bắc Quang do Công ty TNHH Phả Lại làm chủ đầu tƣ sản phẩm đƣợc tiêu thụ trong nƣớc.

Các cơ sở khai thác đá làm VLXD thông thƣờng hàng năm cung cấp cho thị trƣờng trong tỉnh hàng trăm ngàn m3 đá các loại để phục thi công các công trình cơ sở hạ tầng.

Ngành công nghiệp sản xuất gạch ngói hình thành trên địa bàn tỉnh Hà Giang đó là nhà máy xản xuất gạch nung theo công nghệ lò tuynel công suất 20 triệu viên/năm, cơ sở sản xuất nung theo công nghệ lò đứng liên tục có công suất 5 triệu viên/ năm. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh đã hình thành các cơ sở sản xuất gạch không nung sử dụng cốt liệu và xi măng với nhiều thành phần kinh tế tham gia.

Ngành công nghiệp xi măng trong những năm qua sản xuất chỉ đáp ứng cho một phần thị trƣờng xây dựng dân dụng trong tỉnh, chƣa có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu xi măng để phục cho công tác xây dựng các công trình mang tính bền vững nhƣ thủy điện. Các dự án sản xuất nâng cấp mở rộng, đầu tƣ mới không đảm bảo theo nghị quyết đã đề ra.

Chuyên ngành dệt may, da giày bao gồm sản xuất sản phẩm dệt; sản xuất trang phục; sản xuất sản phẩm bằng da, giả da.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có gần 400 cơ sở sản xuất trang phục, 5 cơ sở dệt, 18 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm bằng da và giả da, các cơ sở sản xuất chủ yếu là cá thể với quy mô nhỏ lẻ, nhƣng giá trị sản xuất cũng tăng đều qua các năm, năm 2010 là 23.093 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên 42.150 triệu đồng.

3.2.6.5. Chuyên ngành cơ khí, điện tử và gia công kim loại của tỉnh Hà Giang

Ngành công nghiệp cơ khí, sửa chữa, theo niên giám thống kê bao gồm các phân ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại, không kể máy móc thiết bị.

Hà Giang hiện có 168 cơ sở sản xuất các sản phẩm từ kim loại, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, sửa chữa, trong đó có 01 xƣởng cơ khí thuộc Công ty Cơ khí khai thác khoáng sản Hà Giang và 2 liên doanh với Trung Quốc sản xuất và lắp ráp xe ô tô tải hạng nhẹ, < 5 tấn. lắp ráp xe con 4 chỗ và xe ô ô khách, còn lại là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Không tính liên doanh với nƣớc ngoài, giá trị sản xuất , Theo giá hiện hành) năm 2013 đạt 188.208 triệu đồng chiếm 5,94% trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.

Trong những năm gần đây, trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, khối công nghiệp ngoài quốc doanh là chủ đạo, chuyên sản xuất các công cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp nhƣ choòng, xà beng động lực thúc đẩy ngành cơ khí nói riêng và công nghiệp Hà Giang nói chung phát triển.... Sản xuất cơ khí của các doanh nghiệp nhà nƣớc ngày càng gặp khó khăn, do hệ thống thiết bị công nghệ không đƣợc đầu tƣ mới, do đó, sản phẩm ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trƣờng, mất dần các thị phần sản xuất công cụ cầm tay, chỉ còn lại các hợp đồng sản xuất mặt hàng cơ khí phi tiêu chuẩn.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở in, sao chép bản ghi các loại với công suất 165 triệu trang in/năm, giá trị sản xuất năm 2013 đạt 19.287 triệu đồng.

* Sản xuất và phân phối điện, nước: Năm 2013 là 1.226.702 triệu đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2013 là 4,46%/năm. Tỷ trọng của ngành này tăng dần trong cơ cấu GDP ngành CN, năm 2011 chiếm 22,8%, đến năm 2013 tăng lên 38,7% so với tổng giá trị toàn ngành.

Bảng 3.15. Thực trạng một số chuyên ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013

Các phân ngành công nghiệp

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng 1.696,4 38 100 2.746,4 93 100 3.166,6 23 100 Khai thác 493,646 29,10 894,267 32,56 969,640 30,62 CN chế biến NLSTP 456,802 26,93 696,011 25,34 697,035 22,01 CN Dệt may, Da giày 29,772 1,75 42,383 1,54 42,150 1,33

CN cơ khí, điện tử, gia công

kim loại 288,703 17,02 194,124 7,07 188,208 5,94 SX&PP điện, nƣớc 386,761 22,80 877,964 31,97 1.226,7

02 38,74

CN in, tái chế 14,605 0,86 19,393 0,71 19,287 0,61

Nguồn: Sở Công thương Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp tỉnh hà giang (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)