Phân tích hệ số tài chính của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tình hình tài chính công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Tín Phát Tài chính và ngân hàng (Trang 60 - 78)

2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng

2.2.3. Phân tích hệ số tài chính của công ty

2.2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán.

Bảng 2.6: Các hệ số khả năng thanh toán

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010

1. Tiền + Các khoản tƣơng đƣơng tiền 32.491 64.647 28.268 22.673

2. Giá trị hàng tồn kho 45.572 17.468 50.938 45.331

3. Tổng giá trị TSNH 96.937 96.540 93.640 86.209

4. Nợ phải trả ngắn hạn 21.898 22.553 21.900 21.251

5. Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (1):(4) lần 1,44 2,95 1,33 0,93 6. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = [(3)-(2)]:(4) lần 2,28 3,61 2,01 1,67 7. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = (3):(4) 4,30 4,41 4,41 3,52

Bảng 2.6a: Hệ số khả năng thanh toán nhóm ngành Thƣơng mại

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2012 2011 2010

1. Thanh toán nhanh 0,87 0,77 0,83 0,89

2. Thanh toán hiện thời 1,34 1,28 1,36 1,39

3. Hệ số công nợ (lần) 0,20 0,17 0,19 0,23

Nguồn: Cophieu68.com

54

Hệ số thanh toán tức thời (Hệ số vốn bằng tiền):

Hệ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá khả năng thanh toán tức thời các cam kết đến hạn bằng các loại tài sản tƣơng đƣơng với tiền mặt. Thông qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty rất cao, đặc biệt là năm 2012, riêng khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền có thể gánh toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn. Điều này là không tốt khi công ty chƣa biết cách sử dụng nguồn lực vào kinh doanh, đang để lƣợng tiền mặt nhàn rỗi lớn, chƣa biết khai thác hết tiềm năng tài chính của mình. Theo đó năm 2010 là 0,93; năm 2011 là 1,33; năm 2012 là 2,95; và năm 2013 là 1,44. Có nghĩa trong các năm trở lại đây một đồng nợ ngắn hạn có tới hơn 1 thậm chí gần 3 đồng tiền và tƣơng đƣơng tiền có thể thanh toán khoản nợ.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện thực hơn so với khả năng thanh toán hiện thời, do việc loại trừ các yếu tố giá trị hàng tồn kho là yếu tố không dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.

Thông qua bảng 2.6, bảng 2.6a và biểu đồ 2.6 ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của công ty cao hơn nhiều so với trung bình ngành, cụ thể trong năm 2013, 2012, 2011 và 2010 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty lần lƣợt là 2,28; 3,61; 2,01; và 1,67 trong khi đó hệ số trung bình ngành chỉ là 0,87, (2013); 0,77 (2012); 0,83 (2011); và 0,89 (2010). Điều này là không tốt, vì nó ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (trong vòng 12 tháng). Theo Bảng 2.6 và Bảng 2.6a và Biểu đồ 2.6, khả năng thanh toán hiện thời của công ty là cao

55

hơn nhiều lần so với hệ số trung bình ngành, cụ thể trong năm 2013, 2012, 2011, và 2010 hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty lần lƣợt là 4,30; 4,41; 4,41; và 3,52 trong khi đó hệ số trung bình ngành các năm 2013; 2012; 2011; 2010 lần lƣợt là 1,24; 1,28; 1,36; và 1,39 Điều này đánh giá khả năng thanh toán của công ty là rất tốt. 2.2.2.2. Nhóm hệ số quản trị nợ Bảng 2.7: Tỷ số quản trị nợ ĐVT: Triêu đồng Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010 1. Nợ phải trả 34.993 35.647 70.429 66.723 2. Nợ dài hạn 13.095 13.095 48.529 45.472 3. Tổng tài sản 100.129 97.281 94.560 87.213 4. Nguồn vốn thƣờng xuyên 78.231 74.729 72.660 65.962 5. Giá vốn hàng bán 39.356 54.492 19.276 35.487 6. Khấu hao 380 143 126 43

7. Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi (EBIT) 4.245 3.035 4.413 4.133

8. Tỷ số nợ = (1):(3) lần 0,349 0,366 0,745 0,765

9. Hệ số nợ dài hạn = (2):(4) lần 0,17 0,18 0,668 0,689

10. Tỷ số khả năng trả nợ =

[(5)+(6)+(7)]:(1) 1,26 1,62 0,34 0,59

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Thông qua Bảng 2.7 nhận thấy, trong năm 2010 - 2011 tỷ số nợ là hơn 74% đến 76,5% tài sản là từ đi vay. Qua đây có thể thấy công ty có thực lực tài chính chƣa cao, chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, điều này dễ dẫn đến rủi ro về thanh khoản khi công ty gặp vấn đề. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ nắm đƣợc điểm yếu của chính mình, trong năm 2012 công ty đã nâng vốn chủ sở hữu lên, cùng với đó giảm đƣợc các khoản phải trả dài hạn, nên tỷ số nợ trên tài sản của công ty

56

năm 2012-2013 duy trì ở mức 34,9% đến 36,6%. Dẫn đến công ty có khả năng tự chủ tài chính cao hơn.

Hệ số nợ dài hạn.

Cho dù tỷ số nợ của các năm 2010-2011 là cao, tuy nhiên nợ dài hạn trong các năm này chiếm từ 67% đến 69% cho thấy tính ổn định về nguồn vốn của công ty là cao. Do là vay dài hạn nên công ty ít bị tác động về dòng tiền, biểu hiện sự ổn định, lâu dài về mặt tài chính, đảm bảo cho việc kinh doanh chủ động. Thêm nữa do công ty chủ yếu huy động vốn từ các cá nhân, vốn này dùng để đầu tƣ xây dựng bất động sản, sau khi hoàn thành sẽ trả cho những ngƣời góp vốn là nhà, cho nên công ty không bị chịu các chi phí về lãi vay dẫn đến sự ổn định về nguồn vốn, chủ động trong kinh doanh.

Tỷ số khả năng trả nợ.

Chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của công ty, thông qua bảng 2.7: Tỷ số quản trị nợ cho ta thấy, trong năm 2010-2011 để trả đƣợc một đồng nợ, công ty có từ 0,34 đến 0,59 đồng có thể sử dụng đƣợc. Và trong năm 2012-2013 con số này đƣợc cải thiện lên là 1,26 đến 1,62 đồng có thể sử dụng để trả một đồng nợ. Trong các năm trƣớc năm 2012 con số này là không tốt, điều này dễ hiểu khi có một phần lớn nguồn lực tham gia vào sản xuất kinh doanh dở dang đầu tƣ vào bất động sản. Khi công trình chƣa hoàn thiện xong thì chi phí sản xuất dở dang chƣa kết chuyển đƣợc sang giá vốn, nên chỉ tiêu này không thể đánh giá đƣợc. Sang năm 2012 khi mà phần chi phí xây dựng dở dang hoàn thành và kết chuyển sang giá vốn thì giá vốn hàng bán tăng từ 19.276 triệu đồng lên 54.492 triệu đồng (phần tử số tăng) bên cạnh đó một phần khoản nợ gốc giảm từ 70.429 triệu đồng xuống còn 35.647 triệu đồng (phần mẫu số giảm) dẫn đến tỷ số này khả quan hơn rất nhiều so với các năm trƣớc.

57

2.2.2.3. Nhóm hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.

Tỷ số hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giúp ta đánh giá năng lực quản lý và khái quát tình hình luân chuyển từng loại vốn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng tài sản

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010

1. Doanh thu thuần 45.203 58.509 25.510 41.437

2. Doanh thu thuần BQ 1 ngày trong kỳ 126 163 71 115

3. Giá trị hàng tồn kho BQ trong kỳ 31.520 34.203 46.823 26.327

4. Các khoản phải thu BQ trong kỳ 16.626 14.387 15.442 8.422

5. TSNH BQ trong kỳ 96.739 95.090 87.304 70.734

6. TSCĐ BQ trong kỳ 1.967 831 541 105

7. Tổng Tài sản BQ trong kỳ 98.705 95.921 87.846 70.839

8. Số vòng quay hàng tồn kho = (1):(3) 1,43 1,71 0,54 1,57

9. Số ngày BQ 1 vòng quay hàng tồn kho =360:(8) 251,03 210,45 660,77 228,73

10. Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = (4):(2) 132,41 88,52 217,92 73,17

11. Kỳ thu nợ bán chịu = 360:(10) 2,72 4,07 1,65 4,92

12. Vòng quay tài sản ngắn hạn = (1):(5) 0,47 0,62 0,29 0,59

13. Vòng quay tài sản cố định = (1):(6) 22,98 70,41 47,15 394,64

14. Vòng quay toàn bộ tổng tài sản = (1):(7) 0,46 0,61 0,29 0,58

Bảng 2.8a: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ngành Thƣơng mại

Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010

1. Vòng quay Hàng tồn kho 7,22 7,39 6,49 7,44

2. Vòng quay TS NH 3,06 3,17 2,95 3,06

3. Vòng quay TSCĐ 5,62 5,57 5,67 5,61

58

Vòng quay hàng tồn kho.

Dựa vào bảng 2.8 và bảng 2.8a ta thấy Vòng quay hàng tồn kho của công ty rất thấp, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu trung bình ngành, tuy nhiên chỉ tiêu này bị ảnh hƣởng bởi chi phí sản xuất dở dang đầu tƣ BĐS của công ty cao, trong khi đó toàn bộ nguồn thu các năm trƣớc hoàn toàn do bán café mang lại, nếu loại bỏ chi phí sản xuất dở dang và doanh thu về xây dựng và bất động sản thì ta có thể tính lại đƣợc vòng quay của hàng café nhƣ sau:

Bảng 2.8b: Vòng quay hàng Café

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010

1. Doanh thu thuần mặt hàng Café 28.664 18.913 25.510 41.437 2. Giá trị hàng café BQ trong kỳ 5.462 5.462 3.752 1.373

3. Số vòng quay hàng café = (1):(2) 5,25 3,46 6,80 30,17

4. Số ngày BQ 1 vòng quay hàng tồn kho =360:(3) 68,60 103,97 52,95 11,93 Dựa vào Bảng 2.8b ta có thể thấy, đối với mặt hàng café năm 2010 số vòng quay hàng café là rất cao khi mà số vòng quay là 30 vòng (tƣơng ứng với luân chuyển trong kho là 12 ngày), đến năm 2011 thì vòng quay hàng café giảm chi còn 6,8 vòng (tƣơng ứng với 53 ngày) cho thấy lƣợng hàng café tiêu thụ có phần giảm đi, và điều đó đƣợc thể hiện vào năm 2012 khi sự luân chuyển hàng tồn kho chậm là rất chậm, số vòng quay hàng tồn kho là 3,46 vòng tƣơng ứng với 104 ngày, cao hơn gần gấp đôi 2011 là 51 ngày, gấp hơn 8,5 lần (tƣơng ứng 92 ngày) so với năm 2010 và so với chỉ tiêu trung bình ngành thì thấp hơn. Nguyên nhân là do thị trƣờng café ngày càng bị thu hẹp, khó khăn trong việc kinh doanh của công ty, bộ phận bán hàng của công ty hoạt động chƣa thực sự hiệu quả;

Tuy nhiên đến năm 2013, công ty có những thay đổi về chính sách quản lý, chính sách bán hàng vì vậy lƣợng hàng café luân chuyển có xu hƣớng tích cực hơn khi duy trì tại mức 5,25 vòng (tƣơng ứng là 68 ngày).

59

Điều này cho thấy công ty cũng có những chính sách đẩy nhanh hàng bán, quản lý lại công tác bán hàng trong các năm tới, nên việc kinh doanh café của công ty có phần khởi sắc hơn.

Kỳ thu tiền trung bình (ngày).

Dựa vào bảng 2.8: Tỷ số hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ta thấy, năm 2011 kỳ thu tiền trung bình rất dài lên đến 218 ngày (tƣơng ứng khoảng hơn 7 tháng) điều này dễ dẫn đến nợ khó đòi. Tuy nhiên trong năm 2012 tình hình đã đƣợc cải thiện, kỳ thu tiền chỉ còn 89 ngày, giảm 141 ngày so với năm 2011. Điều này đƣợc cải thiện là do, trong năm 2012 các khoản trả trƣớc cho ngƣời bán đã giảm, làm giảm số phải thu (tử số giảm), trong khi đó doanh thu thuần tăng do doanh thu về xây dựng và bất động sản tăng (mẫu số tăng) dẫn đến kỳ thu tiền trung bình giảm.

Sang năm 2013 tình hình kỳ thu tiền có xu hƣớng dài hơn lên đến 132 ngày (tƣơng ứng với hơn 4 tháng), điều này là do số nợ phải thu năm 2013 tăng, trong khi doanh thu đạt đƣợc năm 2013 giảm so với năm 2012. Điều này một phần bị tác động bởi việc kinh doanh BĐS của doanh nghiệp, nếu loại bỏ doanh thu về xây dựng và bất động sản thì ta xác định đƣợc kỳ thu tiền đối với mặt hàng café nhƣ sau:

Bảng 2.8c: Kỳ thu tiền trung bình mặt hàng Café

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010

1. Doanh thu thuần mặt hàng Café 28.664 18.913 25.510 41.437 2. Doanh thu thuần BQ 1 ngày trong kỳ 80 53 71 115 3. Các khoản phải thu BQ trong kỳ 16.626 14.387 16.211 17.284

4. Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = (3):(2) 208,81 273,85 228,77 150,16

5. Kỳ thu nợ bán chịu = 360:(5) 1,72 1,31 1,57 2,40

Dựa vào bảng 2.8c ta có thể thấy kỳ thu tiền đối với mặt hàng café từ năm 2011 đến 2013 không giảm, luôn giữ ở mức rất cao (từ 208 ngày đến 274 ngày). Điều

60

này rất không tốt khi vốn của công ty bị chiếm dụng quá lâu, dễ dẫn đến nợ khó đòi trong tƣơng lai, trong những năm tới công ty cần phải xem xét lại các chính sách về bán chịu, và cần đƣa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề này.

Vòng quay TSNH.

Ta biết vòng quay TSNH chịu ảnh hƣởng của 2 nhân tố là Doanh thu thuần và trị giá TSNH bình quân trong kỳ, muốn tăng vòng quay của TSNH thì một là tăng doanh thu thuần, hai là giảm TSNH bình quân trong kỳ.

Thông qua bảng 2.8 và bảng 2.8a có thể dễ nhận thấy rằng số vòng quay của TSNH rất thấp, thấp hơn rất nhiều lần so với ngành thƣơng mại. Lý giải cho vấn đề này là do trị giá TSNH bình quân trong kỳ cao. Trong khi Doanh thu mang lại chƣa thực sự cao.

Trong TSNH từ năm 2010 đến 2011 thì chi phí sản xuất dở dang đầu tƣ BĐS lớn không chuyển hóa nhanh đƣợc thành giá vốn hàng bán, tạo doanh thu; Bên cạnh đó lƣợng tiền mặt trong doanh nghiệp cũng rất lớn; Doanh thu trong các năm này vẫn chủ yếu từ hoạt động kinh doanh café mang lại, dẫn đến số vòng quay TSNH thấp.

Trong năm 2012 tuy trị giá Hàng tồn kho giảm do chi phí sản xuất dở dang giảm, nhƣng lƣợng tiền mặt trong doanh nghiệp lại tăng đáng kể do tăng vốn chủ sở hữu, nên nhìn chung trị giá TSNH bình quân trong năm 2012 không giảm vẫn giữ ở mức cao. Năm 2012 doanh thu thuần tăng đáng kể, từ 25.510 triệu đồng (năm 2011) đến 58.509 triệu đồng (năm 2012) nhƣng chủ yếu là từ BĐS mang lại, tuy nhiên doanh thu mà BĐS mang lại cho doanh nghiệp không đáng kể so với chi phí sản xuất đã bỏ ra; Bên cạnh đấy doanh thu café năm 2012 giảm so với các năm trƣớc từ 25.510 triệu đồng (năm 2011) xuống còn 18.982 triệu đồng (năm 2012); Nên nhìn chung, doanh thu năm 2012 rất kém. Do vậy Vòng quay TSNH trong năm 2012 vẫn rất thấp

61

Năm 2013 vòng quay tài sản ngắn hạn vẫn ở mức thấp, và thấp hơn 2012. Điều này là do năm 2013 công ty đầu tƣ kinh doanh nhà hàng, quán café nên lƣợng tiền giảm nhƣng phần chi phí xây dựng dở dang tăng lên nên nhìn chung tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ không giảm và có phần tăng lên. Vì chƣa xây dựng xong nên công ty chƣa đi vào khai thác vận hành tạo ra doanh thu, nên doanh thu đạt đƣợc vẫn chỉ có hai nguồn mang lại là BĐS và café. Về doanh thu của BĐS và café nhƣ đã phân tích ở trên là thấp hơn năm 2012, khi doanh thu về BĐS sụt giảm đáng kể, trong khi doanh thu café có tăng nhƣng vẫn thấp hơn mức sụt giảm của doanh thu BĐS, nên nhìn chung doanh thu 2013 giảm so với năm 2012. Vì vậy, vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty năm 2013 là rất thấp. Muốn vòng quay TSNH đƣợc cải thiện cần phải đẩy nhanh quá trình xây dựng, đƣa nhà hàng, quán café vào vận hành khai thác tạo doanh thu, cùng với đó đẩy nhanh công tác bán nhà (xét thấy số lƣợng nhà ở chƣa bàn giao đƣợc cũng còn rất ít), khi đó chi phí sản xuất dở dang sẽ giảm khi kết chuyển sang giá vốn; Bên cạnh đó cần xem xét lại giá bán nhà cho hợp lý, đẩy mạnh công tác bán hàng Café hơn nữa để tăng doanh thu; Ngoài ra cần sử dụng hợp lý đồng tiền, tránh tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiểu quả kinh doanh của doanh nghiệp có nhƣ vậy vòng quay TSNH mới đƣợc cải thiện.

Vòng quay tài sản cố định.

Vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ là chính, vì vậy trị giá TSCĐ trong doanh nghiệp là không cao. Tuy năm 2013 doanh nghiệp có đầu tƣ thêm TSCĐ nhƣng mức đầu tƣ là ít. Chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý, vận chuyển hàng hóa nhƣng trị giá là không cao. Trong khi đó đầu tƣ xây dựng BĐS, công ty không có năng lực về xây dựng, toàn bộ phần máy móc thi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tình hình tài chính công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Tín Phát Tài chính và ngân hàng (Trang 60 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)