Kết luận chung về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Đầu tƣ và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tình hình tài chính công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Tín Phát Tài chính và ngân hàng (Trang 78)

Thƣơng mại Tín Phát.

2.3.1. Đánh giá tình trạng tài sản

Dựa vào những kết quả phân tích ở trên, nhận xét thấy tổng tài sản của công ty tăng liên tục qua các năm từ 2010 đến 2013, qua đó có thể thấy đƣợc quy mô tài sản của công ty tăng, trong đó Tài sản ngắn hạn từ năm 2010 đến 2013 liên tục tăng, cụ thể năm 2013 tăng 0,4 tỷ so với năm 2012; năm 2012 tăng hơn 2,9 tỷ so với năm 2011 (tƣơng ứng tăng 3,1%), và năm 2011/2010 tăng hơn 7,4 tỷ (tƣơng ứng tăng 8,62%). Trong khi đó TS dài hạn của công ty không đáng kể, điều này cho thấy công ty mới tập trung chủ yếu vào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại là chính.

Bên cạnh đó, công ty đang để lƣợng tiền mặt nhàn rỗi lớn, điều này sảy ra khi công ty tập trung vốn vào để đầu tƣ bất động sản, tuy nhiên sẽ không tốt nếu công ty không biết cách quản lý dòng tiền, không biết cách sử dụng nguồn lực vào kinh doanh, không biết khai thác tiềm năng tài chính của mình, do vậy sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Đối với các khoản phải thu trong các năm qua luôn biến động, đáng kể nhất phải nói tới khoản phải thu khách hàng tăng liên tục qua các năm. Với chính sách bán chịu của công ty có phần nới lỏng làm lƣợng phải thu của khách hàng tăng nhanh tuy nhiên nếu để tình trạng này diễn ra quá lâu, công ty sẽ rơi vào tình trạng tính thanh khoản thấp khi số nợ chuyển thành nợ khó đòi, vì vậy công ty đặc biệt quan tâm tới chính sách thu hồi các khoản nợ trong những năm tiếp theo. Cũng trong năm 2012-2013, công ty cũng đã nỗ lực cắt giảm các khoản trả trƣớc cho ngƣời bán tránh để tình trạng chiếm dụng vốn nhƣ các năm trƣớc. Nhìn chung, các khoản phải thu của công ty những năm qua có tăng nên cần chú trọng hơn về công tác bán hàng, công tác thu hồi nợ, mang lại hiệu quả cho công ty.

72

Đối với hàng tồn kho, trong năm 2013 công ty tiếp tục đầu tƣ xây dựng nhà hàng, quán café nên chi phí xây dựng dở dang tăng nhanh khiến cho giá trị hàng tồn kho cũng tăng theo. Tuy nhiên nếu xét riêng đối với mặt hàng café thì lƣợng hàng tồn trong kho là lớn, và tiếp tục tăng trong năm 2013 điều này dẫn đến tính luân chuyển hàng hóa tạo ra doanh thu chƣa cao, cụ thể xét qua chỉ số vòng quay vốn lƣu động tính riêng cho mặt hàng café trong những năm qua là rất chậm đặc biệt là năm 2012 lên tới 104 ngày gần gấp đôi so với năm 2011 (53 ngày). Bên cạnh đó giá vốn mặt hàng café cũng khá cao, giao động từ 75% đến 88% so với doanh thu thuần. Vì vậy công ty cần kiểm soát lại nguồn cung cấp hàng hóa cho mình.

Đối với TSCĐ, vì công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ, do vậy tài sản chủ yếu vẫn là tài sản về quản lý doanh nghiệp, vận chuyển hàng hóa, tuy năm 2013 có đầu tƣ thêm máy móc nhƣng mức đầu tƣ là không cao vì vậy tỷ trọng tài sản cố định của doanh nghiệp là rất thấp.

2.3.2. Đánh giá nguồn vốn

Dựa vào kết quả phân tích ở trên nhận thấy, tƣơng ứng với sự gia tăng của tổng tài sản là sự gia tăng của tổng nguồn vốn. Trong năm 2012-2013 có sự gia tăng của vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ phải trả, trong đó mức độ giảm của các khoản nợ nhỏ hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu nên nhìn chung tổng nguồn vốn của công ty vẫn tăng. Xét về tổng quát, mô hình hoạt động của công ty là mô hình sử dụng nguồn vốn tạm thời là chính. Với mô hình này, doanh nghiệp có nguồn vốn thƣờng xuyên đủ đảm bảo cho toàn bộ tài sản cố định, đầu tƣ dài hạn và một phần tài sản lƣu động thƣờng xuyên, còn toàn bộ tài sản lƣu động tạm thời đều dựa vào nguồn vốn tạm thời.

Với mô hình này doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt, không phải bố trí nguồn vốn thƣờng xuyên nên giảm đƣợc chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên với mô hình này doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro cao và doanh nghiệp hầu nhƣ phụ thuộc vào khả

73

năng tìm nguồn vốn bên ngoài và vậy dễ thụ động trong kinh doanh. Mặt khác, khi doanh nghiệp có khó khăn về tìm nguồn vốn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn bất hợp pháp trong thanh toán.

Tuy nhiên xem xét kỹ hơn số liệu của công ty ta thấy, tuy nợ phải trả những năm trƣớc đây chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, nhƣng hệ số nợ dài hạn cao (chiếm từ 67% đến 69%), vì vậy doanh nghiệp ít bị tác động về dòng tiền, biểu hiện sự ổn định, lâu dài về mặt tài chính, đảm bảo cho việc kinh doanh chủ động. Thêm nữa do công ty chủ yếu huy động vốn từ các cá nhân, vốn này dùng để đầu tƣ xây dựng bất động sản, sau khi hoàn thành sẽ trả cho những ngƣời góp vốn là nhà, cho nên doanh nghiệp không bị chịu các chi phí về lãi vay dẫn đến sự ổn định về nguồn vốn, chủ động trong kinh doanh.

Xét đến nợ ngắn hạn của công ty thì nhận thấy, nợ ngắn hạn của công ty liên tục tăng từ năm 2010 cho đến năm 2012, tuy mức tăng là không cao từ 3% đến 6%, việc tăng này là do tăng khoản phải trả ngƣời bán, tăng các khoản phải trả khác nhƣ thuế, phải trả ngƣời lao động. Tuy năm 2013 nợ ngắn hạn có giảm, nhƣng mức giảm không đáng kể. Việc nợ nhiều và lâu sẽ gây ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, sẽ trực tiếp làm giảm lợi ích của các nhà đầu tƣ, vì vậy công ty cần chú trọng hơn các vấn đề công nợ. Bên cạnh đó cần giảm các khoản khác nhƣ: thuế phải nộp, phải trả công nhân viên và khoản chi phí phải trả để giảm Nợ phải trả cho doanh nghiệp.

2.3.3. Đánh giá khả năng thanh toán.

Nếu xét về khả năng thanh toán của công ty trong những năm qua thì đƣợc đánh giá là rất tích cực, trong đó phải kể đến khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, khi mà lƣợng tiền mặt trong công ty rất lớn, điều này tốt khi công ty không khó khăn về mặt thanh khoản, nhƣng sẽ là không tốt khi doanh nghiệp để lƣợng tiền nhàn rỗi quá lớn, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy trong những năm tới ngoài tập trung vốn cho đầu tƣ

74

xây dựng nhà hàng, quán cafe thì doanh nghiệp nên quan tâm tới các vấn đề về đầu tƣ tài sản cố định, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh tránh để dòng vốn bị ứ đọng, gây giảm hiệu quả kinh doanh.

2.3.4. Kết quả kinh doanh của công ty.

Qua những phân tích ở trên có thể thấy, công ty có lợi nhuận nhƣng không cao bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận doanh thu trong năm 2012 – 2013 cũng chỉ từ 4,28% đến 7,75% giảm so với năm 2011. Nguyên nhân thì cũng dễ nhận ra khi giá vốn tăng cao, đặc biệt là giá vốn về xây dựng và kinh doanh BĐS. Đối với giá vốn về café thì cũng giao động từ 75% đến 88% mức khá cao, vì vậy những năm tới công ty cần phải xem xét nguồn cung ứng hàng hóa, tìm kiếm các đối tác có mức cung ứng hàng tốt hơn, giá rẻ hơn. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lƣợng hàng bán ra để tăng giá bán, tăng doanh thu, tránh để tình trạng nhƣ hiện nay, công ty đang cố gắng bán lấy số lƣợng, tuy doanh thu tăng nhƣng lợi nhuận đạt đƣợc thì không cao, có nhƣ thế lợi nhuận về mặt hàng café mới đƣợc cải thiện.

Đối với BĐS, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của xây dựng và BĐS năm 2012 giảm, tuy năm 2013 có tốt hơn tuy nhiên do kiểm soát chi phí xây dựng các năm trƣớc chƣa hiệu quả dẫn đến tăng chi phí xây dựng, biết rằng chi phí xây dựng những năm qua tăng nhanh, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, nhƣng doanh nghiệp cần phải trích lập các khoản dự phòng nhằm kiểm soát chi phí tốt hơn. Bên cạnh các nguyên nhân nội tại, còn đó những nguyên nhân khách quan khi hoàn thành xong xây dựng nhà cũng là thời điểm thị trƣờng BĐS về nhà ở gần nhƣ đóng băng, dẫn đến giá bán BĐS không cao, việc chuyển giao nhà chủ yếu là cho các đối tƣợng góp vốn cần nhà ở, còn các đối tƣợng góp vốn để đầu cơ về nhà thì hiện nay chƣa thể bàn giao, việc này sẽ gây khó khăn trong việc bán BĐS để thu hồi hết các khoản chi phí xây dựng mà công ty đã bỏ ra. Vì vậy

75

các năm tới công ty cần đẩy nhanh quá trình bàn giao nhà cho các đối tƣợng liên quan, để tập trung vốn cho dự án của công ty trong những năm tiếp theo.

Đối với café, giá vốn café vẫn duy trì ở mức cao chiếm từ 80% đến 88% doanh thu khiến cho hiệu quả kinh doanh không cao, vì vậy trong các năm tiếp theo công ty cần kiểm soát lại các chi phí đầu vào nhƣ: xăng dầu, tiền vận chuyển, bốc dỡ, nâng hạ. Với những nhà cung cấp lâu năm công ty có thể thiết lập chu kỳ thanh toán nhanh hơn đồng thời yêu cầu đƣợc hƣởng các loại chiết khấu thanh toán, chiết khấu thƣơng mại tốt hơn để giảm giá thành café.

76

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI TÍN PHÁT. 3.1. Kiến nghị, định hƣớng phát triển công ty trong thời gian tới.

3.1.1. Tăng cƣờng kiểm soát chi phí.

Qua phân tích ở trên, ta đã thấy hiệu quả quản lý chi phí của Công ty năm 2012- 2013 có sự giảm sút so với các năm trƣớc. Yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trƣởng kinh doanh nào. Bất kỳ công ty nào muốn tăng trƣởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phƣơng thức quản lý chi phí kinh doanh.

Để tăng lợi nhuận, công ty cần giảm chi phí đặc biệt là giá vốn hàng bán. Việc tìm ra đƣợc nguyên nhân tăng chi phí là điều cần thiết đối với công ty.

Việc tìm ra nguyên nhân tăng chi phí sẽ đƣợc xác định theo từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ chi phí trong quá trình thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể nhƣ sau:

Xét thấy trong các năm qua, giá vốn cafe chiếm tỷ trọng quá cao, từ 80% đến 88%, điều này gây ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp, xét cấu thành của giá vốn cafe có những nhân tố nhƣ: giá nhập cafe, chi phí thu mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ.

Hiện nay tình hình giá nhập cafe khá ổn định, khi có các nhà cung cấp lâu năm, tuy nhiên hiện nay công ty chƣa đƣợc hƣởng lợi từ những ƣu đãi của nhà cung cấp nhƣ: chiết khấu thanh toán, chiết khấu thƣơng mại. Điều này không tốt khi doanh nghiệp không tận dụng đƣợc các chính sách chiết khấu từ nhà cung cấp. Vì vậy, trong thời gian tới cần tìm hiểu thêm chính sách chiết khấu của nhà cung cấp để giảm chi phí cho doanh nhiệp

77

Trong tổng giá vốn cafe chi phí hoạt động thu mua hàng hóa chiếm một phần không nhỏ. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh thì Công ty không thể không quan tâm đến chi phí hoạt động thu mua hàng hóa. Những yếu tố làm cho chi phí giá vốn tăng lên nhƣ: xăng dầu, vỏ bao, các loại vật tƣ khác ...

Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần xây dựng định mức cho từng chuyến hàng, đặc biệt là chi phí xăng dầu.

3.1.2. Quản lý hiệu quả các khoản phải thu, phải trả.

a. Quản lý khoản phải thu

Qua việc phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của Công ty ở trên, ta thấy năm 2012 – 2013 Công ty đã bán chịu cho khách hàng nhiều hơn.Việc này khiến cho các khoản phải thu khách hàng cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi khoản phải thu khách hàng tăng lên, việc bị chiếm dụng vốn nhiều gây ảnh hƣởng tới tính thanh khoản của doanh nghiệp. Để quản lý và kiểm soát khoản phải thu từ khách hàng, Công ty cần chú ý một số vấn đề sau:

- Phân tích khách hàng, xác định đối tƣợng bán chịu:

Trƣớc khi ký kết hợp đồng cung cấp cho khách hàng cần thẩm định độ rủi ro bằng sự phân tích đánh giá khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là với những khách hàng tiềm năng. Trong những điều khoản về thanh toán hai bên thỏa thuận phải ghi rõ ràng: thời hạn trả tiền, phƣơng thức thanh toán, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Với những khách hàng thƣờng xuyên ký kết các hợp đồng lớn và có uy tín trong quá trình thanh toán, có thể áp dụng chính sách linh hoạt hơn nhƣ bán chịu để củng cố mối quan hệ hợp tác lâu dài.

- Liên tục rà soát nợ phải thu trong các năm tới:

Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. Thƣờng xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi

78

nợ. Cần thƣờng xuyên xem xét đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng.

- Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn:

+ Nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn tránh tình trạng nợ chuyển sang nợ khó đòi

+ Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn.

b. Xây dựng chính sách bán hàng hợp lý

- Xây dựng giá bán hợp lý:

Giá bán sản phẩm có ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu. Để đảm bảo tăng doanh thu, Công ty phải xây dựng giá bán hợp lý. Việc xây dựng mức giá bán phải đảm bảo tính cạnh tranh, bù đắp chi phí, tạo lợi nhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng của Công ty. Để có đƣợc mức giá phù hợp, công ty phải nghiên cứu, theo dõi và bám sát những biến động của thị trƣờng, địa bàn, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng.

- Phƣơng thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng:

Việc lựa chọn phƣơng thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hƣởng tới doanh thu bán hàng. Trong điều kiện cạnh tranh, các công ty bán hàng thƣờng dành sự ƣu đãi nhất định đối với ngƣời mua nhƣ thanh toán theo kỳ hạn hoặc phƣơng thức trả chậm, trả góp, chiết khấu thƣơng mại...

Hiện nay, để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Công ty thƣờng xuyên chỉ cho khách hàng nợ trong trƣờng hợp khách hàng phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ của lô hàng trƣớc. Đối với một số khách hàng thƣờng xuyên mua hàng của Công ty với số lƣợng lớn Công ty sẽ cho duy trì số dƣ công nợ lớn hơn.

Để thu hút, tạo nền khách hàng góp phần tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí, công ty cần linh hoạt, thực hiện một số hình thức chiết khấu nhƣ sau:

79

- Chiết khấu thƣơng mại: Áp dụng đối với những khách hàng mua với khối lƣợng lớn. Điều này giúp cho công ty tạo đƣợc đƣợc nền khách hàng lâu dài, góp phần tăng doanh thu, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo.

- Chiết khấu thanh toán: Áp dụng đối với những khách hàng thanh toán tiền nhanh. Việc nhận đƣợc tiền nhanh của khách hàng sẽ giúp cho công ty có nguồn đầu tƣ hoạt động kinh doanh, trả nợ vay, giảm thiểu chi phí vay vốn, hoặc tăng thu nhập từ đầu tƣ tiền gửi.

c. Quản lý các khoản nợ phải trả

Thƣờng xuyên rà soát các khoản nợ phải trả, lập kế hoạch chi trả theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tình hình tài chính công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Tín Phát Tài chính và ngân hàng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)