CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Xu hƣớng áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế
Rào cản môi trƣờng trong thƣơng mại quốc tế ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi và đƣợc áp dụng rất khác nhau tùy thuộc và điều kiện cụ thể của từng nƣớc. Việc sử dụng ngày càng nhiều các rào cản thƣơng mại môi trƣờng là do các quy định môi trƣờng ngày càng tăng. Nếu thập kỷ trƣớc chỉ mới có các hƣớng dẫn (guide) thì hiện nay phạm vi sử dụng các biện pháp thƣơng mại để bảo vệ môi trƣờng ngày càng tăng, đặc biệt ở Mỹ và châu Âu khi các chƣơng trình hoạt động về môi trƣờng ngày càng tăng trong tƣơng lai.
Thống kê của APEC từ năm 2003 cho thấy đã có hơn 40 rào cản môi trƣờng đối với thƣơng mại quốc tế trong hơn thập kỷ qua và sẽ có ít nhất 20 rào cản đƣợc áp dụng (APEC, 2003). Hiện nay, số lƣợng các rào cản môi trƣờng đƣợc áp dụng trên thế giới vẫn chƣa đƣợc thống kê đầy đủ. Hầu hết những rào cản này đƣợc EU đƣa ra, số còn lại là từ Nhật, Mỹ và các hiệp định môi trƣờng đa phƣơng.
Hơn phân nửa số lƣợng rào cản môi trƣờng tƣơng đối mới, có hiệu lực từ năm 1999/2000. Nhiều rào cản của EU có nguồn gốc từ các biện pháp đƣợc áp dụng vào cuối những năm 80 cho dù đa số đƣợc đặt ra vào cuối những năm 90 và năm 2000. Hiện nay, một số chính sách môi trƣờng quan trọng đƣợc thông qua ở châu Âu sẽ tạo thêm các rào cản môi trƣờng. Ở Mỹ, hầu hết các rào cản đƣợc áp dụng từ những năm giữa đến cuối những năm 90, một số xuất hiên từ năm 2000. Còn ở Nhật, các rào cản chủ yếu tồn tại từ những năm 1999.
Hiện nay, các biện pháp môi trƣờng đƣợc EU áp dụng đang có ảnh hƣởng lớn nhất đến thƣơng mại quốc tế. Tuy trong cuộc họp thƣợng đỉnh RioEarth (năm 1992) dựa trên các công cụ quốc tế để cải thiện môi trƣờng đã thông qua đƣờng lối của công đồng quốc tế về thƣơng mại và môi trƣờng – trên tinh thần hợp tác thay vì áp bức, nhƣng EU vẫn thể hiện thái độ sử dụng các biện pháp thƣơng mại bắt buộc
nhằm buộc các đối tác phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trƣờng. Điều này cho thấy EU mong muốn các quy tắc WTO đƣợc điều chỉnh phù hợp, hợp pháp hóa các điều khoản thƣơng mại trong các MEAs và EU đã chính thức tuyên bố rằng tự do hóa các rào cản thƣơng mại nông nghiệp trong WTO là dựa vào điều kiện chấp nhận chính sách môi trƣờng của EU trong thƣơng mại nông nghiệp. Dƣờng nhƣ các nƣớc phát triển đang có một sức ép nhất định trong việc hợp lý hóa các rào cản môi trƣờng trong TMQT.