Thực trạng áp dụng tại châu Âu(EU)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hàng rào xanh trong thương mại quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 56 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng áp dụng hàng rào xanh trong TMQT tại một số nƣớc trên thế giới

3.2.2. Thực trạng áp dụng tại châu Âu(EU)

3.2.2.1. Các quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa

Thị trƣờng EU đƣợc xếp vào loại thị trƣờng có những rào cản môi trƣờng nghiêm ngặt nhất thế giới. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán vào thị trƣờng EU với điều kiện phải đảm bảo đƣợc tiêu chuẩn an toàn chung của EU. Vì thế, EU đã đƣa ra danh mục các sản phẩm có nguy cơ ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ: dệt may, thực phẩm tƣơi sống, thực phẩm chế biến, dƣợc phẩm, đồ da, sản phẩm gỗ, cơ khí,

khoáng sản,.. cùng các vấn đề nhạy cảm liên quan nhƣ hàm lƣợng chất phụ gia, hóa chất, khí thải, bao bì sản phẩm, ô nhiễm nƣớc và không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh…trong mỗi mặt hàng nhập khẩu đó.

Chỉ thị 93/43/EEC ngày 14/6/1993 về vệ sinh thực phẩm (Directive on Hygience for Foodstuffs) quy định: "Các công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động của họ đều có liên quan đến an toàn thực phẩm và việc đảm bảo thủ tục an toàn thực phẩm phải đƣợc thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ sở hệ thống HACCP". Theo chỉ thị này, các công ty thực phẩm EU phải kê khai các lĩnh vực hoạt động của mình đảm bảo chúng tuân thủ các quy định của HACCP. Theo lý thuyết, các công ty thực phẩm nƣớc ngoài không có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định của EU về HACCP. Tuy nhiên, ngày 1/1/1993, EU đã đƣa ra một văn bản hƣớng dẫn nhập khẩu thủy sản có nêu rõ: "Các điều khoản áp dụng cho nhập khẩu thủy sản từ nước thứ ba phải tương đương với hàng lưu thông trong EU". Do vậy, tất cả các nhà xuất khẩu thực phẩm sang EU đều phải chịu sự bắt buộc mang tính pháp lý, phải áp dụng quy trình sản xuất theo hệ thống HACCP ngay từ đầu hoặc phải triển khai áp dụng hệ sống tiêu chuẩn này.

Đối với hàng thực phẩm, năm 2002, Bộ luật mới về nhập khẩu hàng thực phẩm mới nói chung và thủy sản hay nông sản nói riêng đƣợc ban hành, thể hiện trong bốn hệ thống luật của EU với luật 178/2002/EC (Luật chung về thực phẩm) là chủ đạo và bốn luật khác bổ sung bao gồm 852/2004/EC (Thủ tục kiểm soát chính thức), 853/2004/EC (Quy định các yêu cầu về vệ sinh chung đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm), 882/2004/EC (Quy định các yêu cầu bổ sung cụ thể đối với các cơ sở chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật, kể cả nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sống và sản phẩm thủy sản) và 854/2004/EC (Quy định việc kiểm soát thực phẩm có nguồn gốc động vật của cơ quan chức năng) (Văn phòng quốc gia SPS Việt Nam, 2012). Luật thực phẩm có ý nghĩa rất quan trọng với các nhà xuất khẩu ở các nƣớc đang phát triển bởi nó tuyên bố một cách rõ ràng rằng thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào EU sẽ phải tuân thủ các Điều khoản liên quan của luật này hoặc các điều kiện tƣơng đƣơng đƣợc EU công nhận.

Ngoài ra, đối với các mặt hàng thủy sản, EU hiện đang vẫn sử dụng hai quy định dƣới đây để kiểm soát: quy định 91/493/ EEC xác định những tiêu chuẩn y tế đối với các sản phẩm từ cá; và quy định 91/492/EEC xác định những tiêu chuẩn y tế đối với sản phẩm từ động vật thân mềm và hai mảnh. Một Viện kiểm tra của Ủy ban Châu Âu sẽ thanh tra quá trình sản xuất của các công ty. Chỉ khi công ty nào vƣợt qua đợt kiểm tra này mới đƣợc công nhận thuộc danh sách của công ty đƣợc xuất khẩu sang EU. Mới nhất, kể từ ngày 30/6/2009, EU đã ban hành quy định 1250/2008/EC về việc áp dụng chứng thƣ vệ sinh mới cho thủy sản nhập khẩu vào khu vực này. Chỉ những nhà xuất khẩu xuất trình chứng thƣ mới mới đƣợc chấp nhận cho một số lô hàng thủy sản nhập khẩu vào EU. Hai chứng thƣ mới này là chứng thƣ cho các sản phẩm thủy sản nuôi và chứng thƣ cho các sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sống. Quy định mới cũng đƣa ra các yêu cầu chứng nhận đối với thủy sản, động vật thân mềm có vỏ tƣơi sống, động vật không xƣơng sống da gai, động vật túi nang và động vật thuộc lớp chân bụng ở biển dùng làm thực phẩm cho ngƣời đƣợc nhập khẩu.

Đối với chất phụ gia thực phẩm, các chất phụ gia đƣợc chấp nhận phải mang

số hiệu nhận biết với chữ E đứng đằng trƣớc. Các chất phụ gia thực phẩm đƣợc ghi nhận trong danh sách các thành tố trên bao bì bằng cách cho biết tên chất hay số hiệu ban hành của nó. Năm 1989, EU đã cho ra đời Chỉ thị khung 89/107/EEC đặt ra các tiêu chuẩn chung cho việc ban hành ba chỉ thị kỹ thuật cụ thể về phụ gia thực phẩm nhằm bảo vệ ngƣời tiêu dùng và an toàn sức khỏe, bao gồm: Chỉ thị đặt ra các yêu cầu đối với với các chất làm ngọt (Chỉ thị 94/35/EEC), phẩm màu (Chỉ thị 94/36/EEC), và các phụ gia thực phẩm khác (chỉ thị 95/2/EEC) để sử dụng cho thực phẩm. Chỉ những chất phụ gia nào đƣợc phép sử dụng một cách rõ ràng theo các quy định này mới có thể đƣợc dùng trong EU. Hiện nay các nƣớc thành viên EU đã và đang hợp nhất các Chỉ thị với luật về thực phẩm của từng nƣớc trong khu vực.

Đối với sản phẩm trồng trọt, nhằm giải quyết mối quan ngại ngày càng tăng

của ngƣời tiêu dùng về tác động của ngành nông nghiệp đối với an toàn thực phẩm và môi trƣờng, nhóm các nhà sản xuất bán lẻ hàng đầu châu Âu EUREGAP đã phát

triển tiêu chuẩn " EUREGAP Rau và Quả" cho việc xác nhận thực tiễn nông nghiệp tốt (GAP) cho rau và quả. EUREGAP gồm các tiêu chí về quản lý tại chỗ, sử dụng phân bón, bảo vệ mùa màng và quản lý côn trùng, thu hoạch, hoạt động sau thu hoạch và phát triển muốn cung cấp cho các hệ thống siêu thị ở châu Âu sẽ phải chứng minh rằng các sản phẩm sản xuất ra phù hợp với tiêu chuẩn EUREGAP.

Tại EU, tiêu chuẩn thị trƣờng đối với chất lƣợng của mặt hàng rau quả nằm trong Quy định (EC) số 2200/96 của Ủy ban Châu Âu. Quy định này thiết lập cơ cấu chung của thị trƣờng rau, quả tƣơi. Yêu cầu chủ yếu của những tiêu chuẩn thị trƣờng là việc phân loại chất lƣợng và dán nhãn thông tin cho sản phẩm. Những tiêu chuẩn này không áp dụng đối với sản phẩm rau, quả tƣơi chế biến hay chế biến sẵn chẳng hạn nhƣ cà rốt cắt lát đóng gói.

Ngày 6/11/2007, Hội đồng EU đã ban hành Quy định (EC) số 1182/2007, theo đó đƣa ra các quy định cụ thể về lĩnh vực rau, quả, sửa đổi Hƣớng dẫn 2001/112/EC liên quan đến các loại nƣớc ép trái cây và một số sản phẩm tƣơng tự dành cho tiêu dùng của con ngƣời. Bản hƣớng dẫn số 2001/113/EC liên quan đến các loại mứt trái cây dành cho tiêu dùng của con ngƣời và Quy định (EEC) 827/68 về cơ cấu chung của thị trƣờng một số sản phẩm nhất định, Quy định (EC) 2200/96 về cơ cấu chung của thị trƣờng rau quả, Quy định (EC) 2201/96 về cơ cấu chung của thị trƣờng sản phẩm rau, quả chế biến. Quy định (EC) 1182/2007 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2008. Những sản phẩm chịu sự quản lý của Quy định này gồm: Rau quả tƣơi và một số loại quả sấy khô. Một số sản phẩm sẽ không nằm trong Quy định này gồm khoai tây, nho, chuối, ngô ngọt, quả ôliu.

Về các yêu cầu dƣ lƣợng chất trong các sản phẩm, EU đƣa ra giới hạn đối

với các chất thuốc trừ sâu, kim loại nặng, ô nhiễm vi sinh, phóng xạ và thanh tra về vệ sinh, các kháng sinh nhƣ aflatoxin, chloramphenicol, nitrofutran,…(theo Chỉ thị 2000/29/EC, mới nhất là Quy định 396/2005/EC; Quy định 2377/90/EC; Quy định 2073/2005, sửa đổi bởi Quy định 1022/2008/EC; Chỉ thị 96/22/EEC và Chỉ thị 97/98/EEC). Đặc biệt, luật pháp EU liên quan đến mức độ Dƣ lƣợng tối đa MRL trong thực phẩm, liên quan rất nhiều đến những nhà xuất khẩu ở các nƣớc đang phát triển. MRL là dƣ lƣợng thuốc trừ sâu tối đa cho phép trong thực phẩm. Một chƣơng

trình về thiết lập MRL cho thuốc trừ sâu bị sử dụng ở EU đã đƣợc triển khai. Trƣớc năm 2008, những quy định của EU và của các quốc gia trong khu vực EU rất khác nhau, mỗi quốc gia có thể thiết lập MRL của riêng họ cho những hợp chất thuốc trừ sâu/hàng hóa thô ở những nơi không có MRL EU. Tuy nhiên, sau khi quy định số 396/3005 EC chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2008, liên quan đến gần 1.100 loại thuốc bảo vệ thực vật đã hoặc đang đƣợc sử dụng trong nông nghiệp ở trong và ngoài lãnh thổ EU, sự bất cập này đã đƣợc giải quyết. Quy định đƣa ra danh sách MRL cho 315 sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm chế biến, tạo điều kiện cho ngƣời buôn bán và các nhà nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật hoạt động dễ dàng hơn do những rắc rối, nhầm lẫn xung quanh 27 danh sách MRL khác nhau của các nƣớc thành viên đã bị bãi bỏ (Hà Vy, 2008).

3.2.2.2. Quy định về bao bì và quản lý phế thải bao bì

Yêu cầu liên quan đến việc xử lý bao bì sau tiêu dùng. Thống kê cho thấy 25- 30% số lƣợng rác thải sinh ra từ một hộ gia đình tiêu biết ở các nƣớc Châu Âu là rác thải bao bì và chi phí xử lý rác thải chiếm một phần đáng kể so với toàn bộ chi phí sản xuất. Các tiêu chuẩn về đóng gói bao bì đƣợc áp dụng vì các lý do môi trƣờng bao gồm việc cấm sử dụng các loại sau đây: bao bì có chứa các chất độc hại; bao bì đƣợc sản xuất từ các nguyên liệu bị cấm; bao bì khó có khả năng tái chế hoặc xử lý sau khi tiêu dùng.

EU đã đƣa ra những quy định rất chặt chẽ về vấn đề quản lý bao bì và phế thải bao bì trong các chỉ thị nhƣ Chỉ thị 93/67/EEC, chỉ thị 97/138/EC, chỉ thị 1999/177/EC… trong đó đặc biệt là chỉ thị 94/62/EEC với bản sửa đổi là chỉ thị 2004/12/EC đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái chế, tái sử dụng bao bì phế thải. Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU đƣợc áp dụng chung cho cả hàng sản xuất nội địa và hàng xuất khẩu. Quy định về bao bì và phế thải bao bì quy định tỉ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đƣa ra những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì. Các yêu cầu bao gồm:

 Bao bì phải đƣợc sản xuất sao cho thể tích và khối lƣợng đƣợc giới hạn đến mức tối thiểu để duy trì mức an toàn vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì và đối với ngƣời tiêu dùng.

 Bao bì phải đƣợc thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu các tác động đối với môi trƣờng khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi.

 Bao bì phải đƣợc sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của các chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã. Các nƣớc thành viên EU (trừ Ailen, Bồ Đào Nha, Hy Lạp) đã nhất trí phấn đấu mức tái sử dụng 50-65% lƣợng rác thải từ bao bì. Các quy định về bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối thiểu lƣợng phế thải bao bì từ nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Quá trình sản xuất và thành phần của bao bì phải tuân theo các yêu cầu sau: - Loại bao bì thu hồi dạng phế phẩm năng lƣợng phải thu đƣợc tối thiểu lƣợng

calo cho phép.

- Phải tái chế đạt 50-60% rác bao bì tính bằng số nguyên liệu tái chế hay đốt để thu lại năng lƣợng.

- Loại bao bì không thể tái sử dụng phải đem đốt thì phải đảm bảo là không làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng bởi các khí độc thải ra.

Mức giới hạn với một số hóa chất sử dụng trong sản xuất bao bì đƣợc thể hiện thông qua bảng 3.1 dƣới đây:

Bảng 3.1 : Mức giới hạn đối với một số hóa chất dùng trong sản xuất bao bì

STT Các chất bị hạn chế hoặc giới hạn Giới hạn

1 Pentachlorophenol (PCP) ≤ 0.01%

2 Benzene ≤ 0.01%

3 TEPA, TRIS, PBB Cấm

4 Polychlorinated Biphenyles (PCBs), Terphenyles (PCTs) Cấm

5 Asbestos Cấm 6 Cadmium ≤ 0.01% 7 Pormaldehyde 1500ppm 8 Nickel 0.5mg/cm2 9 Thủy ngân Cấm 10 Zinc Cấm 11 CFC Cấm

12 Bao bì bằng gỗ rừng không tái sinh Cấm

Nguồn: Chỉ thị 93/62/EEC của Liên minh châu Âu về bao bì và phế thải bao bì

Việc thực hiện chỉ thị 93/62/EEC đã đƣợc nhiều quốc gia thành viên đƣa vào luật, tuy nhiên các quy định ở mỗi quốc gia là khác nhau. Thông dụng và hiệu quả nhất ở EU là "Grune Phunkt" hay hệ thống "Green Dot" do chính phủ Đức áp dụng.

Điểm xanh (Green Dot): ở Đức, nguyên liệu bao bì của các ngành công nghiệp và thƣơng mại buộc phải thu hồi để tái sử dụng hay tái chế chúng. Quy định này cũng áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Các công ty nƣớc ngoài phải tuân thủ các quy định này giống nhƣ các công ty ở Đức. Khi Green Dot đƣợc in trên bao bì sản phẩm, có nghĩa là sản phẩm đó đƣợc chứng nhận có tham gia vào hệ thống quản lý phế thải. Doanh nghiệp phải trả phí để đƣợc in chữ "Green Dot" lên bao bì và phải ký hợp đồng về việc này. Đóng góp tài chính của các công ty đƣợc sử dụng cho hệ thống tái chế rác thải, mức đóng góp này phụ thuộc vào số lƣợng phế thải bao bì. Green Dot cũng đƣợc sử dụng ở Pháp và Bỉ.

Quy định về bao bì và phế thải có thể nói là biện pháp hữu hiệu nhất đƣợc áp dụng phổ biến ở châu Âu trong những năm gần đây.

3.2.2.3. Chương trình nhãn sinh thái của EU

Chƣơng trình Nhãn sinh thái (Eco – Label) đã đƣợc Hội đồng Bộ trƣởng bộ môi trƣờng của EU đã thông qua theo quyết định số 880/92 ngày 23/3/1992, có hiệu lực vào tháng 10 năm 1992, với mục đích phát triển các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trƣờng và tiêu chuẩn xã hội. Chƣơng trình thu hút sự tham gia của 18 nƣớc, trong đó có 15 nƣớc thành viên của EU và 3 nƣớc Nauy, Iceland, Liechtenstein.

Nhãn sinh thái châu Âu hay còn gọi là nhãn "Bông hoa" chỉ cấp cho những hàng hóa và dịch vụ không bao gồm thực phẩm, đồ uống và dƣợc phẩm. Nhãn hiệu sinh thái Châu Âu đƣợc quản lí bởi Ủy ban nhãn sinh thái Châu Âu (EUEB) và nhận đƣợc sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu, tất cả các nƣớc thành viên của liên minh Châu Âu và các khu vực kinh tế Châu Âu (EEA). Hiện nay đã có 24000 sản phẩm và dịch vụ đƣợc gắn logo "bông hoa" và doanh thu từ việc bán các sản phẩm gắn nhãn sinh thái đạt hơn 800 nghìn euro/năm (Bùi Hữu Đạo, 2011).

Ngoài ra, ở các quốc gia còn có chƣơng trình nhãn sinh thái riêng cho từng quốc gia đó. Ở Đức, nhãn sinh thái Blue Angel đƣợc thành lập từ năm 1978 bởi nhóm Jury Um Weltzetchen, một nhóm gồm 13 ngƣời đại diện từ các nhóm hoạt động môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng, các ngành công nghiệp, công đoàn, cơ quan truyền thông và cả nhà thờ. Tính đến tháng 10 năm 2007, Đức đã xây dựng đƣợc tổng số 77 bộ tiêu chí cho nhãn Blue Angel. Số lƣợng các giấy chứng nhận đã cấp là 3700 cho khoảng 10000 sản phẩm. Sau khi Blue Angel đƣợc đƣa ra trong vai trò là nhãn môi trƣờng trên phạm vi thế giới lần đầu tiên, các nƣớc châu Âu và ngoài châu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hàng rào xanh trong thương mại quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)