Thực trạng áp dụng tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hàng rào xanh trong thương mại quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 65 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng áp dụng hàng rào xanh trong TMQT tại một số nƣớc trên thế giới

3.2.3. Thực trạng áp dụng tại Nhật Bản

3.2.3.1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản

Thị trƣờng Nhật Bản có một số điểm khác biệt mang tính đặc trƣng so với những thị trƣờng khác. Trong ngoại thƣơng, giá cả thƣờng rất quan trọng nhƣng tại thị trƣờng Nhật Bản, chất lƣợng đƣợc quan tâm hàng đầu. Tiêu chuẩn chất lƣợng và độ an toàn của hàng hóa của Nhật Bản cao hơn và chặt chẽ hơn so với yêu cầu thông thƣờng và tiêu chuẩn quốc tế. Hàng hóa muốn vào đƣợc thị trƣờng Nhật Bản trƣớc tiên phải đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn chất lƣợng của nƣớc này.

Tại Nhật Bản hiện nay, hệ thống dấu chất lƣợng bao gồm nhiều loại, qui định cho nhiều loại hàng hóa khác nhau. Trong hệ thống dấu chất lƣợng có 2 loại dấu đƣợc sử dụng phổ biến là Dấu chứng nhận công nghiệp Nhật Bản (JIS - Japanese Industrial Standard) và Dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS – Japanese Agricultural Standard).

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - JIS

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn đƣợc sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên “Luật Tiêu chuẩn hoá công nghiệp”

đƣợc ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thƣờng đƣợc biết dƣới cái tên “dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” hay JIS. Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm đƣợc áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành nhƣ dƣợc phẩm, phân hoá học, sợi tơ tằm và các sản phẩm nông nghiệp khác đƣợc quy định trong Luật về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các công ty lâm sản. Dấu này lúc đầu đƣợc áp dụng để tạo ra một chuẩn mực cho các sản phẩm xuất khẩu khi Nhật bắt đầu bán sản phẩm ra nƣớc ngoài. Do đó, khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lƣợng tiêu chuẩn JIS là đủ để xác nhận chất lƣợng của chúng (Nguyễn Hữu Khải, 2007). Các tiêu chuẩn JIS đƣợc sửa đổi, bổ sung định kỳ để phù hợp với tiến bộ công nghiệp. Tháng 4 năm 1980, Nhật đã sửa đổi Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp. Theo luật sửa đổi này, thì các nhà sản xuất nƣớc ngoài cũng có thể đƣợc cấp giấy chứng nhận JIS trên sản phẩm của họ.

Các nhà sản xuất trong nƣớc hay nƣớc ngoài muốn đƣợc cấp dấu chứng nhận JIS phải làm đơn cấp giấy chứng nhận này. Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại sau khi nhận đƣợc đơn (đơn đƣợc nhận qua phòng tiêu chuẩn, Cục Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại) sẽ tiến hành điều tra sơ bộ dựa trên hồ sơ, sau đó cử các thanh tra của Bộ tới giám định tại nhà máy của ngƣời nộp đơn. Đối với các nhà sản xuất nƣớc ngoài, các số liệu giám định do các tổ chức giám định nƣớc ngoài, do Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại Nhật Bản chỉ định, có thể đƣợc chấp nhận. Theo Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, kết quả giám định tại nhà máy phải đƣợc trình lên Hội đồng thẩm định gồm các chuyên gia của Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại để đánh giá. Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại có phê duyệt đơn xin phép cấp JIS cho nhà sản xuất hay không dựa trên kết luận của Hội đồng thẩm định. Quyết định của Bộ trƣởng sẽ đƣợc thông báo cho ngƣời nộp đơn. Nếu đơn xin phép cấp JIS đƣợc phê duyệt thì thông báo của Bộ trƣởng sẽ đƣợc đăng trên công báo. Thời gian cần thiết kể từ khi nộp đơn cho đến lúc nhận đƣợc quyết định và thông báo là 3 tháng. Những ai cố tình đóng dấu chất lƣợng JIS lên hàng hoá mà không phải là nhà sản xuất đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ công nghiệp và Thƣơng mại cấp giấy phép sẽ phải chịu án tù tới 1 năm hoặc nộp phạt tới 500.000 Yên.

Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản - JAS

Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (Luật JAS) đƣợc ban hành vào tháng 5 năm 1970. Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp quy định các sản phẩm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chế biến nhập khẩu vào Nhật Bản phải có dấu tiêu chuẩn JAS (Lê Xuân Trƣờng, 2014). Các nhà sản xuất muốn đƣợc dán nhãn hiệu chất lƣợng JAS lên các sản phẩm của họ thì phải thông qua các tổ chức giám định để đánh giá chất lƣợng của hàng hóa đó. Việc giám định chất lƣợng để cấp giấy chứng nhận phẩm chất JAS ở Nhật Bản có thể do 3 loại tổ chức sau thực hiện:

1-Các tổ chức giám định thuộc Bộ nông, Lâm, Ngƣ nghiệp 2-Các tổ chức giám định của chính quyền địa phƣơng 3-Các tổ chức giám định JAS khác.

Luật JAS đƣợc sửa đổi vào năm 1983, các nhà sản xuất nƣớc ngoài cũng có thể đƣợc cấp giấy chứng nhận phẩm chất JAS, nếu sản phẩm của họ đạt các tiêu chuẩn do JAS đề ra. Để bao quát cả các nhà sản xuất nƣớc ngoài, hệ thống tiêu chuẩn JAS đã có những thay đổi thích hợp vào tháng 3 năm 1986, theo đó các tổ chức giám định chất lƣợng Nhật Bản có thể sử dụng các kết quả giám định của các tổ chức giám định nƣớc ngoài do bộ trƣởng Bộ Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp chỉ định. Đa số các sản phẩm nhƣ thực phẩm đóng hộp, nƣớc hoa quả, các sản phẩm chế biến từ cà chua, dấm bỗng, thịt lợn hun khói đƣợc sản xuất tại Nhật đều mang dấu chất lƣợng JAS. Việc sử dụng dấu chứng nhận phẩm chất JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà sản xuất cũng nhƣ các nhà bán lẻ không bị buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm có chất lƣợng tiêu chuẩn JAS. Tuy nhiên, các quy định về việc ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc với những sản phẩm do Bộ Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp quy định.

Một sản phẩm bị buộc phải tuân theo các quy định về nhãn chất lƣợng JAS khi có đầy đủ các điều kiện sau:

- Sản phẩm phải là một nông sản hoặc là nông sản mà đã có hoặc trong một tƣơng lai gần sẽ có một tiêu chuẩn JAS đƣợc quy định cho nó.

- Là sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng cần biết đƣợc chất lƣợng của nó trƣớc khi quyết định mua.

Bộ Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp đặt ra các tiêu chuẩn về việc ghi nhãn chất lƣợng và buộc tất cả các nhà sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn đó, các quy định này đƣợc áp dụng đối với cả các sản phẩm nhập khẩu. Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản rất tin tƣởng đối với chất lƣợng của các sản phẩm đƣợc đóng dấu JAS. Vì vậy, các nhà sản xuất nƣớc ngoài khi xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản có đƣợc dấu chứng nhận chất lƣợng JAS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa của mình tại đây.

Các dấu chứng nhận chất lƣợng khác

Ngoài tiêu chuẩn JIS và JAS còn có nhiều loại dấu chất lƣợng khác đƣợc sử dụng ở Nhật.

Bảng 3.2: Ý nghĩa dấu chữ liên quan đến chất lƣợng và độ an toàn

Dấu chất lƣợng Ý nghĩa Phạm vi áp dụng Dấu Q Chất lƣợng và đo độ đồng

nhất của sản phẩm

Các loại sản phẩm dệt, bao gồm quần áo trẻ em, các loại quần áo khác, khăn trải giƣờng

Dấu G Thiết kế, dịch vụ sau khi bán hàng và chất lƣợng

Các sản phẩm nhƣ máy ảnh, máy móc, thiết bị, đồ thủy tinh, đồ gốm, đồ văn phòng, sản phẩm may mặc và đồ nội thất

Dấu S Độ an toàn (bắt buộc) Hàng hóa dành cho trẻ em, đồ dùng gia dụng, dụng cụ thể thao Dấu SG Độ an toàn (bắt buộc) Xe đạp đi, xe đẩy, nồi áp suất, mũ

đi xe đạp, mũ bóng chày và các loại hàng hóa khác

Dấu SIF Các hàng may mặc có chất lƣợng tốt

Hàng may mặc nhƣ quần áo nam, quần áo nữ, ô, áo khoác, ba lô và các sản phẩm phục vụ cho thể thao Dấu LEN Các hàng may mặc có

chất lƣợng tốt

Sợi len nguyên chất, quần áo len nguyên chất, đồ len đan, thảm, hàng dệt kim có trên 99,7% len mới

(Nguồn: Bùi Xuân Lưu, Chính sách ngoại thương Nhật Bản thời kì tăng trưởng cao và hội nhập kinh tế quốc tế)

3.2.3.2. Các quy định về ghi nhãn sản phẩm

Đối với một số sản phẩm quy định về ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc. Các sản phẩm phải buộc dán nhãn đƣợc chia thành 4 nhóm: Sản phẩm dệt, sản phẩm nhựa, đồ điện, thiết bị điện và nhiều loại sản phẩm khác nhƣ ô, kính râm. Hiện nay theo quy định của pháp luật có khoảng 100 mặt hàng bị buộc phải dán nhãn chất lƣợng:

 Các sản phẩm dệt gồm: vải, quần, váy, áo nỉ, áo sơ mi, áo mƣa, ca vát, khăn trải giƣờng, máy hút bụi, quạt, tivi.

 Sản phẩm nhựa gồm: bát, đĩa, chậu giặt.

Trong các sản phẩm khác thì bột giặt, găng tay da, bàn chải đánh răng là các sản phẩm phải dán nhãn chất lƣợng. Các nhãn chất lƣợng đƣợc dán lên sản phẩm gia dụng giúp cho ngƣời tiêu dùng đƣợc biết các thông tin về chất lƣợng sản phẩm và lƣu ý khi sử dụng.

Qui định về dán nhãn hàng thủy sản trên thị trƣờng Nhật Bản:

Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm hải sản nhƣ các sản phẩm tƣơi sống, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về nhãn mác đối với thực phẩm tƣơi sống theo Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản: 1) tên sản phẩm, 2) nƣớc xuất xứ, 3) hàm lƣợng và 4) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.

Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm hải sản chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản, và các quy định tƣơng tự đối với thực phẩm chế biến đƣợc đóng gói trong container theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm: 1) tên sản phẩm, 2) thành phần, 3) hàm lƣợng, 4) ngày hết hạn sử dụng, 5) cách thức bảo quản, 6) nƣớc xuất xứ và 7) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.

Bảng 3.3: Các nguyên liệu thực phẩm có liên quan đến vấn đề dán nhãn tránh ngộ độc thực phẩm

Yêu cầu về dán nhãn Nguyên liệu

Các nguyên liệu cụ thể cần dán nhãn tránh ngộ độc thực phẩm

Trứng, sữa, bột mỳ, tôm, cua, mì làm từ kiều mạch, lạc

Các nguyên liệu cụ thể khuyến khích dán nhãn tránh ngộ độc thực phẩm

Bearded clam, mực, trứng cá hồi, cam, quả kiwi, thịt bò, quả óc chó, cá hồi, cá thu, đậu nành, thịt gà, chuối, thịt lợn, nấm matsutake, quả đào, mứt, táo, thạch gelatin

Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản 3.2.3.3. Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark

Vấn đề môi trƣờng đang đƣợc sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng Nhật Bản. Cục môi trƣờng của Nhật đang khuyến khích ngƣời tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm trong nƣớc cũng nhƣ nhập khẩu), các sản phẩm này đƣợc đóng dấu “Ecomark”.

Để đƣợc đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt đƣợc ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

 Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm tới môi trƣờng hoặc có nhƣng ít.

 Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trƣờng.

 Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trƣờng hoặc gây hại rất ít.

 Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trƣờng ngoài các cách kể trên. Ecomark không đƣa ra các tiêu chuẩn và cũng không nói lên chất lƣợng hay tính an toàn của sản phẩm. Ecomark ra đời năm 1989, đến nay dấu này đƣợc rất nhiều ngƣời Nhật biết đến. Các công ty nƣớc ngoài có thể xin dấu chứng nhận Ecomark thông qua các nhà nhập khẩu.

3.2.3.4. Luật bảo vệ thực vật

Theo đó, rau quả tƣơi trƣớc khi nhập khẩu vào Nhật Bản hải tuân thủ theo quy trình kiểm dịch thực vật để kiểm tra sâu bệnh và các loại thực vật có hại. Các thủ

tục kiểm dịch đƣợc tiến hành tại sân bay và cảng biển đều phải có sự giám sát của các cơ quan kiểm dịch địa phƣơng.

Các sản phẩm đƣợc coi là tuân thủ quy trình kiểm dịch nếu không vi phạm các hạn chế nhập khẩu theo quy định tại điều 6 của Luật bảo vệ thực vật, không thuộc trong danh mục cấm nhập khẩu hoặc không có bất kỳ loại sâu hại nào. Tuy nhiên, việc bảo quản trong quá trình lƣu kho và vận chuyển phải đƣợc thực hiện cẩn thận nhằm tránh sự phá hoại của sâu bệnh và thực vật có hại có thể phát sinh sau khi kiểm dịch, mặc dù trong quá trình sản xuất không hề bị nhiễm các loại sâu bệnh này.

3.2.3.5. Luật vệ sinh thực phẩm

Luật vệ sinh thực phẩm đƣợc ban hành với mục đích là để bảo vệ sức khỏe con ngƣời, quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng ở Nhật Bản. Hàng sản xuất trong nƣớc và hàng ngoại đều chịu quy định giống nhau theo luật và đƣợc chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phẩm, các máy móc dùng để sản xuất chế biến và bảo quản thực phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị cũng nhƣ cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đƣa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y tế và phúc lợi Nhật Bản.

Bộ luật Vệ sinh thực phẩm áp dụng cho cả hàng nội, hàng nhập khẩu, vì vậy cần phải hiểu đúng chế độ quản lý về sinh thực phẩm để có thể kinh doanh thành công ở Nhật Bản.

3.2.3.6. Luật an toàn sản phẩm

Luật an toàn sản phẩm qui định các tiêu chuẩn đối với một số sản phẩm đặc biệt có yêu cầu cao về độ an toàn, ví dụ nhƣ đồ dùng dành cho trẻ em . Các sản phẩm này có cấu trúc và phải đƣợc làm từ vật liệu không gây nguy hiểm cho ngƣời sử dụng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sản phẩm và gắn nhãn PS Mark. Nếu không có nhãn này sản phẩm không thể đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng Nhật Bản. Trong đó, các thiết bị nột thất, giƣờng cũi trẻ em là loại sản phẩm đòi hỏi đặc biệt về an toàn sản phẩm và phải đƣợc sự kiểm định của một tổ chức thứ ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hàng rào xanh trong thương mại quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)