2.3.1 Bộ phận đàn hồi
Bộ phận đàn hồi nằm giữa thân xe và bánh xe (nằm giữa phần được treo và không được treo). Với phương pháp bố trí như vậy, khi bánh xe chuyển động trên đường mấp mô, hạn chế được các lực động lớn tác dụng lên thân xe, và giảm được tải trọng động tác dụng từ thân xe xuống mặt đường.
Bộ phận đàn hồi trên xe Toyota vios được sử dụng dầm xoắn ở hệ thống treo sau và lò xo ở hệ thống treo trước.
2.3.1.1 Dầm xoắn
Hình 2.5 Dầm xoắn
Chức năng
Dầm xoắn có độ cứng vững để chịu tải nặng. Hấp thụ các rung động từ bánh xe, khi xe đi vào đường vòng cua thì thân xe cũng ít bị nghiêng, tạo điều kiện cho bánh xe hoạt động ổn định.
2.3.1.2 Lò xo
Chức năng
Lò xo có nhiệm vụ giúp bánh xe di chuyển lên xuống theo bề mặt địa hình và tích trữ năng lượng từ những chuyển dộng của thân xe. Năng lượng này được tích trữ dưới dạng lực đàn hồi và lò xo sẽ co ra dãn vào cho tới khi năng lượng này được tiêu hao hết.
Vị trí lắp đặt
Lò xo được bố trí nằm bên ngoài giảm chấn, được hãm bằng lắp giảm sóc 1. Lắp giảm sóc 2. Lò xo
3. Giảm chấn
Hình 2.6 Lò xo
Hình 2.7 Vị trí lắp đặt của lò xo cầu trước
1 3
2.3.2 Bộ phận giảm chấn 1. Ty đẩy 12. Pít-tông 2. Phớt 13. Xéc-măng 3. Ống bịt 14. Đệm van trả 4. Phớt 15. Lò xo trả 5. Lò xo 16. Bạc chặn 6. Đầu bịt 17. Gioăng làm kín 7. Vỏ giảm chấn 18. Pít-tông tự do 8. Đệm van nén 19. Đế giảm chấn
9. Ống dầu nén A : Khoang dầu trên
10. Bạc chặn B: khoang dầu dưới
11. Ống dầu trả C: Khí cao áp
Giảm chấn sử dụng trên xe là loại giảm chấn ống đơn. Giảm chấn loại này có ưu điểm tỏa nhiệt tốt vì tiếp xúc trực tiếp với không khí. Đáy của giảm chấn được nạp khí ni-tơ áp suất cao ( 20-30 kgf/cm2) được cách ly hoàn toàn với dầu trên buồng chứa nhờ có pít-tông tự do (C).
Cấu tạo bởi bộ phận chính: ty đẩy, Pít-tông trên, pít-tông dưới,vỏ pit-tông. Được chia làm 3 buồng hoạt động : Buồng dầu trên (A), buồng chứa dầu dưới (B) và buồng chứa khí ni-tơ cao áp (C)
Nguyên lí hoạt động:
Có bốn trạng thái cơ bản của giản chấn: nén mạnh, nén nhẹ, trả mạnh, trả nhẹ. Trạng thái nén
Nguyên lí hoạt động:
Lúc này, ty đẩy sẽ đẩy pít-tông từ trên xuống dưới làm áp suất từ khoang dưới (B) lớn hơn khoang dầu trên (A) , dầu từ khoang dầu B sẽ qua ống dầu nén đẩy đệm van nén đi lên khoang chứa dầu A. Lúc này lực giảm chấn được sinh ra do sức cản dòng chảy của van. Áp khí nén khoang C sẽ hỗ trợ đẩy dầu từ khoang B lên, tạo điều kiện cho dầu lên khoang trên nhanh và êm trong hành trình nén. Điều này duy trì ổn định lực giảm chấn.
Trạng thái trả Nguyên lí hoạt động:
Trong hành trình trả, cần pít-tông đi lên, làm cho áp suất của khoang dầu A cao hơn khoang dầu B, dầu từ khoang A sẽ qua van trả, đẩy đệm van trả xuống B. Lực giảm chấn được sinh ra do sức cản của dòng chảy của van.
Vì một phần thể tích của cần pít-tông đi ra khỏi xi lanh nên sẽ để lại một khoảng trống. Lúc này pít- tông tự do sẽ được đẩy lên ( nhờ có khí cao áp ở khoang C) một phần tương đương với phân thể tích bị hao hụt.
2.3.3 Thanh ổn định
Có tác dụng khi xuất hiện sự chênh lệch phản lực thẳng đúng đặt lên bánh xe nhám sau bớt tải trọng từ bên cầu chọn tải nhiều sang bên cầu chịu tải ít hơn. cấu tạo chung của nó có dạng chữ u. Các đầu chữ u nối với bánh xe còn thân nối với vó nhờ các 0 đỡ cao su.