Vai trò của Marketing trực tuyến với hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển marketing trực tuyến tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 28 - 31)

1.1 Tổng quan về Marketing trực tuyến

1.1.4 Vai trò của Marketing trực tuyến với hoạt động kinh doanh

Không ai có thể phủ nhận vai trò của Internet trong đời sống xã hội, với vai trò cung cấp lƣợng thông tin khổng lồ, nhanh nhất, hiệu quả nhất, và có tác động lớn nhất. Nhờ Internet, cả thế giới nắm bắt đƣợc thông tin của nhau. Tất cả các phƣơng tiện truyền thông khác đều muốn sự hiện diện của mình trên mạng Internet. Trong bối cảnh bùng nổ sự phát triển của internet, Marketing trực tuyến ra đời và phát triển đã khẳng định vai trò của mình nhờ những lợi ích mà Marketing trực tuyến đã đem đến cho khách hàng, cho xã hội và cho hoạt động kinh doanh.

1.1.4.1 Đối với khách hàng

Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin, kỷ nguyên của thông tin đang ngự trị và thông tin đƣợc đánh giá là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của xã hội. Trong bối cảnh đó mỗi cá nhân đang có cơ hội nắm bắt trong tay mình nhiều thông tin hơn bất kỳ khi nào.

Khách hàng với thói quen mua sắm và buộc phải mua sắm phải xem xét và so sánh rất nhiều thông tin trong quá trình quyết định mua. Internet nói chung và Marketing trực tuyến nói riêng đã cung cấp một lƣợng thông tin vô cùng đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, phù hợp với đặc tính của từng nhóm. Khách hàng có điều kiện để đánh giá chi phí và lợi ích 1 cách chính xác hơn. Ngày nay nhiều trang web có khả năng liên kết với các trang web khác, các nhà sản xuất khác để đƣa ra một bảng so sánh chức năng, đặc tính, giá cả của những dòng sản phẩm khác nhau cùng đáp ứng cùng một loại nhu cầu của khách hàng.

Internet và Marketing trực tuyến cũng giúp khách hàng thuận tiện hơn nhiều trong việc tìm đƣợc các sản phẩm phù hợp có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn ra trong các

sản phẩm đó một sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền của khách hàng nhất. Thanh toán thuật tiện cũng là một ƣu thế mà internet và Marketing trực tuyến đã đem lại cho khách hàng.

1.1.4.2 Đối với xã hội

Mức độ chấp nhận Marketing trực tuyến đƣợc đánh giá thông qua hiệu qủa truyền tin trên internet. Làm việc tại cơ quan. Làm việc ở quán cà phê hay thậm chí làm việc khi đang di chuyển. Với internet, không gian làm việc của nhiều ngƣời không còn bó hẹp trong 4 bức tƣờng công sở. Thêm nữa, internet còn là kho giải trí vô tận. Chính điều này đã góp phần hình thành thói quen: Làm việc trong khi giải trí, giải trí trong giờ làm việc.

Internet đã làm thay đổi phƣơng thức sống, phƣơng thức làm việc của con ngƣời ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, sau giờ làm việc về nhà, mọi ngƣời lại lên mạng để gửi mail hay tra cứu thông tin là việc hết sức bình thƣờng.

Internet đã đƣợc ứng dụng vào cả vào khu vực hành chính công. Khi đến nộp hồ sơ tại cơ quan công quyền, ngƣời dân chỉ việc nhận mã số. Để biết liệu hồ sơ của mình đã đầy đủ hay chƣa, và đang đƣợc xử lý ở cấp độ nào, họ chỉ việc ở nhà và gửi đi một dòng tin nhắn hay truy cập vào cổng thông tin điện tử một cửa. Hay tại các chi cục hải quan điện tử. Khác hẳn với không khí náo nhiệt thời kỳ trƣớc, bây giờ là sự im lặng, vắng vẻ. Với hệ thống máy tính nối mạng với cơ quan hải quan, doanh nghiệp đã không phải đến đây xếp hàng cả buổi. Gánh nặng thủ tục hành chính, xem ra đã đƣợc hạn chế rất nhiều.

1.1.4.3 Đối với hoạt động kinh doanh

Thứ nhất: Ứng dụng Marketing trực tuyến sẽ giúp cho các doanh nghiệp có

đƣợc các thông tin về thị trƣờng và đối tác nhanh nhất và rẻ nhất, nhằm xây dựng đƣợc chiến lƣợc Marketing tối ƣu, khai thác mọi cơ hội của thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và quốc tế.

Thứ hai: Marketing trực tuyến giúp cho quá trình chia sẻ thông tin giữa

ngƣời mua và ngƣời bán diễn ra dễ dàng hơn. Đối với doanh nghiệp, điều cần thiết

nhất là làm cho khách hàng hƣớng đến sản phẩm của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc quảng cáo và Marketing sản phẩm, đồng nghĩa với việc cung cấp dữ liệu cho quá trình thu thập thông tin của khách hàng. Trong quá trình này, khách hàng có đƣợc thông tin về các doanh nghiệp và các sản phẩm, và bản thân doanh nghiệp cũng tìm hiểu đƣợc nhiều hơn về thị trƣờng, tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Thứ ba: Marketing trực tuyến giúp doanh nghiệp giảm đƣợc nhiều chi phí

mà trƣớc hết là các chi phí văn phòng. Với việc ứng dụng Internet, các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần vì không giấy tờ, không in ấn. Nhƣ vậy, các nhân viên có năng lực đƣợc giải phóng khỏi nhiều công đoạn giấy tờ, có thể tập trung vào khâu nghiên cứu và phát triển, đƣa đến các lợi ích to lớn lâu dài cho doanh nghiệp.Marketing trực tuyến còn giảm thiểu các chi phí bán hàng và giao dịch. Thông qua Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch đƣợc với rất nhiều khách hàng. Các catalog điện tử (electronic catalog) trên web phong phú hơn nhiều và thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, trong khi các catalog in ấn có khuôn khổ bị giới hạn và rất nhanh lỗi thời. Theo thống kê, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí qua giao dịch chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng khoảng 10% đến 2% chi phí thanh toán thông thƣờng. Ngoài ra, việc giao dịch nhanh chóng, sớm nắm bắt đƣợc nhu cầu còn giúp cắt giảm đƣợc chi phí lƣu kho, cũng nhƣ kịp thời thay đổi phƣơng án sản phẩm, bám sát đƣợc với nhu cầu của thị trƣờng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tƣơi sống nhƣ rau quả, thủy hải sản.

Marketing trực tuyến còn giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lƣợc Marketing toàn cầu với chi phí thấp vì giảm thiểu đƣợc các phí quảng cáo, tổ chức hội chợ xúc tiến thƣơng mại, trƣng bày giới thiệu sản phẩm... nhƣ thƣờng thấy trong chiến lƣợc Marketing tiền Internet của các doanh nghiệp khi muốn bán sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài.

Thứ tƣ: Marketing trực tuyến đã loại bỏ những trở ngại về mặt không gian

và thời gian, do đó giúp thiết lập và củng cố các quan hệ đối tác. Thông qua mạng

Internet, các thành viên tham gia có thể giao dịch một cách trực tiếp (liên lạc “trực tuyến”) và liên tục với nhau nhƣ không có khoảng cách về mặt địa lý và thời gian nữa. Nhờ đó, sự hợp tác và quản lý đều đƣợc tiến hành một cách nhanh chóng và liên tục. Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới đƣợc phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp lựa chọn.

Thứ năm: Nhờ giảm chi phí giao dịch, Marketing trực tuyến tạo cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều cơ hội chƣa từng có để tiến hành buôn bán với thị trƣờng nƣớc ngoài. Chi phí giao dịch thấp cũng giúp tạo ra cơ hội cho các cộng đồng ở vùng sâu, nông thôn cải thiện các cơ sở kinh tế. Internet có thể giúp ngƣời nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và các cộng đồng giới thiệu hình ảnh về mình ra toàn thế giới.

Thứ sáu: Cá biệt hóa sản phẩm đến từng khách hàng: Với công nghệ

Internet và ứng dụng markeing trực tuyến, doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của cộng đồng ngƣời tiêu dùng rộng lớn, đồng thời vẫn có thể “cá nhân hoá” từng khách hàng theo hình thức Marketing một tới một (Marketing One to One). Để thu hút đông đảo khách hàng hƣớng tới các sản phẩm, các phòng chat, các cuộc thảo luận nhiều bên, các nhóm tin (Newsgroups)... thƣờng đƣợc doanh nghiệp áp dụng để khuyến khích sự quan tâm về doanh nghiệp và sản phẩm. Đƣơng nhiên, các trang Web cũng đƣợc phát huy hiệu quả để tiếp xúc với cộng đồng khách hàng. Ngoài ra, Marketing trực tuyến còn giúp cho các doanh nghiệp xây dựng đƣợc các cơ sở dữ liệu thông tin rất phong phú, làm nền tảng cho loại hình giao dịch “một tới một” mà các hãng hàng không hiện nay đang áp dụng rất phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển marketing trực tuyến tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)